Hàng loạt nhà máy ô tô đóng cửa vì thiếu chip bán dẫn
Chip bán dẫn được xem là “đầu não” của mọi chức năng trên xe ô tô. Việc thiếu nguồn cung bộ phận này khiến một loạt hãng xe bị ảnh hưởng nặng nề đến mức đóng cửa nhà máy.
Một số nhà máy Ford ở Mỹ phải đóng cửa vì thiếu chip bán dẫn
Lĩnh vực sản xuất ô tô phụ thuộc vào chip cho mọi thứ, từ hệ thống điều khiển ECU đến hệ thống hỗ trợ người lái. Chính vì thế ngành công nghiệp ô tô đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các công ty như Ford, Volkswagen và Jaguar Land Rover đã đóng cửa các nhà máy, sa thải công nhân và cắt giảm sản xuất xe.
Mức độ nghiêm trọng của tình trạng thiếu chip toàn cầu đã tăng lên đáng kể trong vài tuần qua và hiện có vẻ như hàng triệu người sẽ bị ảnh hưởng. Stellantis, liên minh sản xuất ô tô lớn thứ 4 thế giới cho biết, tình trạng thiếu chip đã trở nên tồi tệ hơn từ đầu năm 2021 và sự gián đoạn có thể kéo dài đến năm 2022.
Video đang HOT
Chip bán dẫn đóng vai trò quan trọng trên mọi bộ phận của xe ô tô
Phần lớn các nhà sản xuất ô tô đã trở tay không kịp vì đa số chưa nhận thức được tầm quan trọng của chip bán dẫn đối với các mẫu xe mới. Chip bán dẫn là thành phần cốt lõi kiểm soát các hệ thống quan trọng của xe từ điều hướng, Bluetooth, đến cả cần gạt nước trên kính chắn gió.
Một số nhà sản xuất ô tô hiện đang loại bỏ các tính năng cao cấp do sự thiếu hụt chip, theo báo cáo của Bloomberg. Nissan được cho là đã loại bỏ hệ thống định vị Navigation trên những chiếc xe thường có, trong khi Ram Trucks đã ngừng trang bị cho mẫu xe bán tải 1500 tính năng cảnh báo điểm mù.
Renault cũng không còn đặt màn hình lái kỹ thuật số kích thước lớn sau vô lăng của một số mẫu xe nhất định. Gần đây nhất là Ford với quyết định tạm ngừng sản xuất dòng F-150 Raptor tại nhà máy ở Michigan trong 2 tuần từ ngày 5.4. Kế hoạch tăng ca sản xuất cho các tuần từ 26.4, 10.5, 31.5 và 21.6 đều bị hủy bỏ.
Hyundai là hãng xe có lượng chip dự trữ lớn nhất tính đến thời điểm này
Mazda – Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã cắt giảm sản lượng của các mẫu xe như CX-5, CX-30 và Mazda3 sedan do thiếu chip sử dụng cho hệ thống phanh và các bộ phận an toàn.
Hyundai là một trong số ít hãng xe hiện tại né được đòn giáng của cơn khủng hoảng chip toàn cầu. Hãng xe Hàn Quốc đã duy trì kho dự trữ chip từ năm ngoái, thậm chí tăng cường mua vào cho đến cuối năm. Ngoài Hyundai, Toyota cho biết có đủ lượng chip tồn kho để kéo dài khoảng 4 tháng tiếp theo.
Ford sẽ tạm ngừng sản xuất nhiều mẫu xe do thiếu chip bán dẫn
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ Ford Motor sẽ tạm ngừng sản xuất hoặc cắt giảm sản lượng tại 8 nhà máy ở Bắc Mỹ trong các khoảng thời gian khác nhau từ nay cho đến tháng Sáu.
Mẫu xe bán tải F-150 Lightning của Ford được giới thiệu tại buổi lễ ở Dearborn, bang Michigan, Mỹ ngày 19/5/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Hãng sản xuất ô tô hàng đầu của Mỹ Ford Motor sẽ tạm ngừng sản xuất hoặc cắt giảm sản lượng tại 8 nhà máy ở Bắc Mỹ trong các khoảng thời gian khác nhau từ nay cho đến tháng Sáu, do ảnh hưởng xấu bởi tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn trên toàn cầu.
Theo Ford, việc tạm ngừng hoạt động của một loạt nhà máy sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất của nhiều mẫu ô tô Ford, từ mẫu Mustang và Escape đến mẫu bán tải có lợi nhuận cao F-150 và xe thể thao đa dụng (SUV) Bronco Sport.
Ford dự báo sản lượng ô tô sẽ giảm 50% trong quý II/2021 bởi tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn.
Thông báo trên của Ford được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Joe Biden đến thăm nhà máy Ford ở Dearborn, Michigan, và nhấn
mạnh chính quyền Mỹ sẽ hỗ trợ việc sản xuất chip bán dẫn trong nước nhiều hơn để tránh tình trạng thiếu hụt như hiện nay.
Việc cắt giảm sản xuất của Ford diễn ra sau vài tuần Giám đốc điều hành Jim Farley cảnh báo các nhà đầu tư rằng hãng dự kiến sẽ giảm khoảng 50% sản lượng trong quý II này, so với mức hơn 17% so với quý I trước đó.
Ford dự báo tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn sẽ khiến thu nhập năm nay dự kiến giảm khoảng 2,5 tỷ USD./.
Các hãng ôtô Nhật Bản dự kiến lợi nhuận giảm do thiếu hụt chip Chuyên gia Julie Boote thuộc Smithers Associates cho rằng một năm phục hồi mạnh mẽ của ngành sản xuất ôtô sau đại dịch COVID-19 sẽ bị hạn chế phần nào bởi tình trạng thiếu hụt về nguồn cung. Lợi nhuận kinh doanh trong tài khóa 2020/2021 của Toyota Motor Corp. ước giảm 12,5%. (Nguồn: japantimes.co.jp) Trong bối cảnh các hãng sản xuất ôtô...