Hàng loạt lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc nằm rất gần Việt Nam
Cả loạt lò phản ứng hạt nhân của nhiều nhà máy điện hạt nhân của TQ nằm rất gần, thậm chí gần sát với biên giới phía Bắc của Việt Nam.
Hàng loạt lò phản ứng hạt nhân Trung Quốc nằm rất gần Việt Nam
Nhà máy điện hạt nhân Việt Nam “trên giấy”.
Đã nhiều năm trôi qua kể từ khi dự án phát triển nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam ra đời. Bản dự án đã trở thành một bộ phận trong Quy hoạch Điện VII của ngành điện lực, rồi được hoàn chỉnh trong Quy hoạch ĐiệnVII – điều chỉnh. Quy hoạch này cùng với dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước ta cũng đã được đưa lên Chính phủ vàQuốc hội phê chuẩn.
Về địa điểm, dự án được lựa chọn đặt tại vùng cát trắng ven biển, thưa dân thuộc tỉnh Ninh Thuận cách xa Thủ đô Hà Nội những 1.500 kmvà cách xa TP. Hồ Chí Minh cũng đến 500 km. Nhiều đoàn chuyên gia địa chất, thổ nhưỡng, khí tượng thủy văn cũng như một số đoàn chuyên gia khác nhau từ Nga, Nhật v.v… đã đến đo đạc khảo sát.
Sự lựa chọn địa điểm như vậy hẳn là khá cẩn thận, đáng an tâm khi so sánh với địa điểm của hàng trăm nhà máy điện hạt nhân, hàng ngàn lò phản ứng hạt nhân năng lượng đang hoạt động trên toàn thế giới.
Những tưởng nhát cuốc đầu tiên bổ xuống một khu đất trên truông cát trống trải cách bờ biển Ninh Thuận khoảng vài ba cây số đã diễn ra trong năm 2016. Nhưng, trong thực tế mọi việc, mọi động thái ở Ninh Thuận vẫn im lìm không chỉ trong mấy tháng nay mà thậm chí mấy năm nay.
Video đang HOT
Mọi người đang chờ một công bố chính thức, một mệnh lệnh từ cấp cao, mệnh lệnh “xóa sổ” dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của nước Việt Nam.
Hàng loạt nhà máy điện hạt nhân TQ cận kề biên giới
Không ngờ rằng, đồng thời với sự chờ đợi lệnh “xóa sổ” một nhà điện hạt nhân dù chỉ mới “trên giấy” của nước ta cách xa Hà Nội đến 1.500 km, là sự bùng phát trong thực tế cả loạt lò phản ứng hạt nhân của nhiều nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc. Chúng nằm rất gần; thậm chí gần sát với biên giới phía Bắc của Việt Nam với khoảng cách đến đồng bằng Bắc Bộ; bao gồm cả Thủ đô Hà Nội, chỉ vài trăm kilomet.
Trong đó, một loạt lò phản ứng năng lượng công suất lớn khoảng 500 – 1000 MW; chủ yếu loại “made in China”, đã và đang tới tấp đi vào vận hành. Ba nhà máy cách xa Thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 300 km – 500 km, tức khoảng 1/5 – 1/3 khoảng cách Hà Nội – Ninh Thuận; một khoảng cách mà nhiều người và nhiều cấp, trước đây, ngồi ở Hà Nội vẫn rất lo ngại.
Bản đồ với các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đang hoạt động (màu xanh), đang xây dựng (màu hồng) và trong quá trình xem xét cho phép xây dựng (màu trắng). Nguồn: Bộ Bảo vệ Môi trường Trung tâm An toàn Hạt nhân và Phóng xạ TQ.
Số nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc đã và đang xây dựng ngày càng tăng và tràn xuống phía nam. Trong năm 2016 này, các tổ máy đầu tiên gần nước ta nhất, có công suất 1.000 MW của nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành (Fangcheng – Quảng Tây) đã đi vào hoạt động thương mại, các tổ máy 650 MW của nhà máy Xương Giang (Chanjiang – đảo Hải Nam) và tổ máy 600 MW của nhà máy Trường Giang (Yangjiang – Quảng Đông) đã được kết nối lưới điện quốc gia của Trung Quốc.
Quan trắc và cảnh báo
Rõ ràng, Việt Nam chưa “được có” nhà máy điện hạt nhân, nhưng làm sao có thể tránh được sự cận kề với nhiều nhà máy điện lớn “made in China” trên đất liền, ngoài hải đảo và thậm chí trên mặt nước (nhà máy điện nổi) tại quốc gia láng giềng Trung Quốc. Ngoài ra, các nước láng giềng hoặc lân cận khác như Thái Lan, Indonesia, Campuchia… cũng”rục rịch” đưa ra tínhiệu về kế hoạch phát triển và xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
Trong tình hình đó, sự lo lắng, sự suy ngẫm về một quốc sách mới về điện hạt nhân của Việt Nam liệu có xuất hiện hay không? Hãy dành câu trả lời cho tương lai.
Nhưng dù “có lệnh” nói “không” với nhà máy điện hạt nhân trên đất mình, Việt Nam vẫn không thể nói “không”, thậm chí cần phải sớm nói “có” một mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia. Bởi ở biên giới phía Bắc, mạng lưới nhà máy điện hạt nhân của nước láng giềng ngày càng dày thêm.
Chẳng có hàng rào nào ngăn được môi trường phóng xạ độc hại ít nhiều đều lan tỏa từ các nhà máy điện hạt nhân nói trên của Trung Quốc qua bầu không khí của Việt Nam, bắt đầu từ biên giới và sau đó vào sâu trong lãnh thổ. Việc phát hiện và theo dõi sự phát tán các đồng vị phóng xạ sẽ giúp tìm ra vị trí xảy ra sự cố hay địa điểm của các lò phản ứng và con đường lan truyền phóng xạ (kể cả di chuyển qua biên giới).
Một mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia sẽ giúp các nhà chuyên môn nước ta phát hiện từ xa những sự cố bất thường xảy ra trong loạt nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc để sớm có giải pháp đối phó và giảm nhẹ thiệt hại.
TS. Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện năng lượng Nguyên tử Việt Nam (VINATOM) đã nhìn nhận: một mạng lưới quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường ở tầm quốc gia đang thiết lập với một lượng kinh phí đầu tư lớn vào cơ sở vật chất và con người.
Theo Vietnamnet
Trung Quốc diễn tập an ninh hạt nhân khẩn cấp
Trung Quốc lần đầu tiên tổ chức diễn tập an ninh hạt nhân khẩn cấp trong bối cảnh Bắc Kinh dồn nguồn lực phát triển lĩnh vực này.
Hình mô phỏng một lò phản ứng hạt nhân trên biển có khả năng tạo ra 200 MW điện của Tập đoàn Năng lượng hạt nhân Trung Quốc (CGN). Ảnh: CGN.
Xinhua hôm qua dẫn nguồn Cơ quan quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, cho biết cuộc diễn tập mang mật danh Phong Bạo-2016 không có kế hoạch trước và không theo kịch bản nhất định nào, nhằm thử nghiệm hiệu quả của hệ thống an ninh hạt nhân.
Cuộc diễn tập do Phó chủ nhiệm cơ quan Năng lượng hạt nhân Trung Quốc, Vương Nghị Nhận (Wang Yiren) chủ trì. Đại diện của các cơ quan trung ương, chính quyền địa phương và Tập đoàn hạt nhân quốc gia Trung Quốc đã giám sát cuộc diễn tập.
Trung Quốc hiện có 30 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động, tạo ra 28,3 GW điện. 24 lò phản ứng có khả năng tạo ra 26,7 GW điện đang trong quá trình xây dựng.
Trung Quốc từng tuyên bố mục tiêu tăng lượng điện hạt nhân lên đến 58 GW vào năm 2020. Nước này tạm ngừng thông qua xây dựng các nhà máy mới sau thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản, tháng 3/2011, và tiếp tục vào năm 2012, dù Bộ Môi trường Trung Quốc từng cảnh báo điều kiện an toàn hạt nhân "chưa tối ưu".
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Anh xem xét lại dự án hàng tỷ USD từ Trung Quốc vào phút chót Chính phủ của Thủ tướng Anh Theresa May đã quyết định tạm hoãn việc ký kết thỏa thuận dự án điện hạt nhân khổng lồ trị giá 24 tỷ USD sử dụng nguồn vốn tài trợ từ Trung Quốc để xem xét lại kỹ lưỡng một lần nữa trước khi đi đến kết luận cuối cùng. Thủ tướng Anh Theresa May (Ảnh: Imago)...