Hàng loạt lãnh đạo trượt kỳ thi nâng ngạch chuyên viên
Sau khi Bộ Nội vụ tổ chức thi tuyển công chức trực tuyến thành công, đến nay, Bộ Tài chính, TP. Hà Nội, tỉnh Tuyên Quang, Trà Vinh… muốn áp dụng hình thức này. Trong đợt thi nâng ngạch chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp có hàng loạt lãnh đạo bị đánh trượt.
Ngày 24/6, tại cuộc họp thông báo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2013, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, kết quả thi công chức hình thức trực tuyến của Bộ này diễn ra vào đầu tháng 1 thành công và mở ra hướng mới trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức theo hướng công bằng, khách quan.
Làm bài xong biết ngay trượt, đỗ
Ngày 6/1 vừa qua, lần đầu tiên trong cả nước, Bộ Nội vụ tổ chức tuyển chọn công chức bằng hình thức thi trực tuyến trên máy tính. Theo đó, phần kiến thức chung và chuyên ngành, thí sinh làm theo hình thức thi viết. Phần thi trắc nghiệm chuyên ngành, ngoại ngữ và tin học thí sinh thi trực tuyến trên máy tính. Với hình thức thi này, Bộ Nội vụ hi vọng sẽ đảm bảo khách quan, công bằng trong kỳ thi, xóa bỏ mọi băn khoăn, nghi ngờ về tiêu cực mà dư luận vẫn đề cập.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, nhiều tỉnh thành đang có kế hoạch thi công chức trực tuyến
Để tổ chức phần thi trực tuyến, hội đồng thi đã xây dựng ngân hàng câu hỏi, đáp án, sau đó nhập vào máy tính. Việc ra đề, chấm thi, đánh giá kết quả và quản lý thời gian thi đều do máy tính thực hiện. Thí sinh biết kết quả làm bài của mình ngay sau buổi thi.
Tại cuộc họp thông báo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, kỳ thi tuyển cán bộ công chức vừa qua tại Bộ Nội vụ đã có hơn 600 người đăng ký dự thi. Dù chỉ tiêu Bộ Nội vụ lấy gần 60 cán bộ nhưng cuối cùng chỉ có 30 người đạt được các yêu cầu. “Kết quả đó mở ra một hướng mới trong trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức theo hướng công bằng, khách quan”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ đánh giá.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Xuân Bình, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Nội vụ khẳng định: “Ai đỗ, ai trượt trong kỳ thi này đều nhanh chóng xác định được. Kết quả thi tuyển được công khai, minh bạch cho tất cả mọi người biết”.
Sau kỳ thi trực tuyến của Bộ Nội vụ diễn ra thành công, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, thành phố Hải Phòng đã áp dụng hình thức này. Đến nay, đã có hàng loạt các bộ ngành, địa phương khác như Bộ Tài chính, thành phố Hà Nội, tỉnh Tuyên Quang, Trà Vinh, Khánh Hòa… có văn bản gửi Bộ Nội vụ đề nghị hướng dẫn, phối hợp trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào kỳ thi tuyển cán bộ công chức tại địa phương.
Thi chuyên viên cao cấp hàng loạt lãnh đạo rớt
Vừa qua, Bộ Nội vụ cũng tổ chức hình thức thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp theo nguyên tắc cạnh tranh. Trong đợt thi này có tới 30% công chức dự thi nâng ngạch đã không đạt kết quả; trong đó Bộ Nội vụ có 22 công chức dự thi thì 9 người không đạt yêu cầu (36,36%).
Đợt thi công chức trực tuyến do Bộ Nội vụ tổ chức đầu tháng 1/2013
“Điều đó cho thấy tính ưu việt của một kỳ thi có tính cạnh tranh. Các kỳ thi trước đây không theo nguyên tắc cạnh tranh thì gần như ai thi cũng đỗ, chỉ có 5-10% cán bộ dự thi không đạt yêu cầu mà thôi”, ông Trần Anh Tuấn nói và cho biết những cán bộ trượt trong các kỳ thi vẫn được tiếp tục dự thi trong kỳ tiếp theo nếu đáp ứng đủ các yêu cầu.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, ngay kể cả kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp cũng được tổ chức rất chặt chẽ. Ngay cả khi kết quả thi đã có nếu chưa công bố cũng không ai hỏi được.
“Sau khi họp hội đồng, báo cáo Bộ Trưởng, rồi tôi ký thông báo mọi người mới biết do vậy, kỳ thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp đảm bảo bí mật đến phút chót để tránh được những tiêu cực có thể xảy ra. Kỳ thi này cho thấy số lượng trượt chủ yếu rơi vào lãnh đạo”, ông Tuấn nói.
Hiện Bộ Nội vụ đang nghiên cứu để bổ sung thêm phần về trình độ học vấn, phỏng vấn trực tiếp, ứng xử,… để hoàn thiện quy trình thi tuyển cán bộ công chức, lãnh đạo cấp vụ – cấp phòng..
Theo Dantri
Không tăng thêm biên chế từ nay đến 2016
Tới năm 2016, trừ trường hợp lập thêm tổ chức mới hoặc được giao nhiệm vụ mới, sẽ không tăng thêm biên chế cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính và các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước.
Thay đổi tư duy tinh giản biên chế
Sáng nay 24/6, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị góp ý vào dự thảo Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức. Đánh giá về việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế, nhiều ý kiến cho rằng ngoài những việc làm được, mục tiêu đặt ra chưa thực sự đạt được.
Về tỷ lệ tinh giản biên chế, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết việc áp đặt tỷ lệ 15% hay 20% là duy ý chí và cần phải thay đổi tư duy từ thay đổi số lượng đơn thuần thành quy định về vị trí việc làm của từng cơ quan, đơn vị.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức - biên chế (Bộ Nội vụ) Thái Quang Toản nói dự thảo Đề án đề ra việc quản lý chặt chẽ biên chế công chức và số người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật viên chức.
Theo yêu cầu của Nghị quyết 16/2000/NQ - CP về tinh giản biên chế thì những đối tượng phải tinh giản gồm: những người không thường xuyên bảo đảm chất lượng và thời gian lao động quy định, chuyên môn, nghiệp vụ yếu, không đủ sức khỏe làm việc...; những người dôi ra do điều chỉnh cơ cấu công chức, viên chức ở bộ phận phục vụ; những người được cơ quan điều động sang tổ chức không sử dụng biên chế, ngân sách nhà nước...
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn.
Tuy nhiên trên thực tế hầu như không có đối tượng bị tinh giản biên chế vì lý do không đáp ứng được yêu cầu công việc hay thiếu tinh thần trách nhiệm mà số lượng ít ỏi biên chế giảm được là do "sức khỏe yếu" vì họ đã hoặc sắp đến tuổi hưu.
Từ cấp huyện đến cấp T.Ư có gần 400 nghìn biên chế
Bộ Nội vụ cho biết tổng số biên chế cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện ở nước ta tính đến hết năm 2012 là 388.480 biên chế (không bao gồm viên chức và biên chế của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an). Trong đó, khối Đảng, đoàn thể có 84.169 biên chế, Văn phòng Chủ tịch nước có 86 biên chế, Văn phòng Quốc hội có 701 biên chế, Kiểm toán Nhà nước có 1.563 biên chế, khối tư pháp có 27.267 biên chế, khối hành chính nhà nước có 274.694 biên chế. Tổng biên chế cán bộ, công chức cấp xã là 257.675 người.Đề án này sẽ được thực hiện trong 7 năm từ 2014 đến 2020.
Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội có số lượng, chất lượng và cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; đưa ra khỏi công vụ những người không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, công vụ.
Cũng theo đề án, từ nay đến năm 2014, giữ nguyên biên chế đã giao từ năm 2012, tạm thời không tăng biên chế trong các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, trừ trường hợp cơ quan thành lập mới, tăng thêm nhiệm vụ; không giao biên chế cho công việc có tính thời vụ, giai đoạn; kiên quyết xóa bỏ bao cấp về kinh phí hoạt động đối với các tổ chức hội; sắp xếp lại bộ đa ngành, đa lĩnh vực, nghiên cứu thành lập cơ quan về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ công chức. Dự kiến đề án được thực hiện từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2020.
Theo 24h
Nhiều lãnh đạo cơ quan trượt thi nâng ngạch Bộ Nội vụ cho hay, trong đợt thi nâng ngạch từ chuyên viên chính lên chuyên viên cao cấp của các bộ, ngành có khoảng 30% thí sinh không đạt yêu cầu. Trong đó, số lượng trượt phần nhiều rơi vào các lãnh đạo cơ quan. Trao đổi với báo chí chiều 24/6, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho hay,...