Hàng loạt huyện nghèo ở Đắk Lắk “quên” trả chế độ cán bộ vùng sâu
Chính sách phụ cấp thu hút cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) của Chính phủ nhằm giúp CBCCVC đặc biệt là các giáo viên ở khu vực vùng khó khăn an tâm công tác, tuy vậy ở Đắk Lắk, nhiều địa phương lại “quên” thực hiện chính sách này.
Giáo viên tại các vùng sâu ở Đắk Lắk hiện còn nhiều khó khăn, các thầy cô mong muốn ngành chức năng sớm giải ngân chi trả tiền chế độ theo Nghị định 116. Ảnh: H.L
Quên “chính sách”, giáo viên kêu trời!
Thầy Nguyễn Văn Tiến (không nêu tên thật – PV) – giáo viên Trường THCS Lê Đình Chinh (xã Ea Rok, huyện Ea Súp) – cho biết, từ năm 2017 đến nay, hơn 50 cán bộ, giáo viên tại trường chưa được nhận hưởng chế độ theo tinh thần Nghị định 116. Mãi đến khi các giáo viên chưa được hưởng tiền chính sách phản ứng thì kế toán nhà trường mới lập hồ sơ gửi lên Phòng GDĐT.
“Việc địa phương chậm chi trả tiền chế độ Nghị định 116 ảnh hưởng đến tâm lý làm việc các giáo viên như chúng tôi. Chúng tôi mong muốn các cấp lãnh đạo sớm xem xét, đẩy nhanh các thủ tục để giáo viên được hưởng chế độ theo đúng quy định của Nhà nước” – thầy Tiến nói.
Tương tự, một hiệu trưởng trên địa bàn xã Ea Rok cho biết thêm, số tiền mà các giáo viên trong trường được hưởng theo tinh thần Nghị định 116 đến nay phải lên tới hàng tỉ đồng. Vị hiệu trưởng này cho biết, về phía nhà trường đã lập hồ sơ, gửi Phòng GDĐT huyện từ lâu nhưng đến nay, việc giải ngân tiền chế độ cho các giáo viên chưa được thực hiện.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, không chỉ ở xã Ea Rok thuộc huyện Ea Súp, các huyện Krông Púk, Krông Pắk trong nhiều năm liền không thực hiện nghiêm túc việc tổng hợp đầy đủ và chi trả kịp thời chế độ chính sách cho hàng trăm CBCCVC theo Nghị định 116.
Điển hình như tại huyện Krông Pắk, sau khi rà soát, UBND tỉnh Đắk Lắk mới phát hiện, nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện chi trả chế độ cho CBCCVC là do địa phương chưa rà soát đầy đủ, không nắm rõ địa bàn quản lý (thôn 2A, xã Hòa Tiến, huyện Krông Pắc) thuộc khu vực được hưởng chế độ theo Nghị định 116. Mãi đến khi một đơn vị bộ đội về đóng quân gần đó làm thủ tục hưởng chế độ thì các giáo viên, cán bộ mới biết và có kiến nghị.
Nơi ráo riết chi trả, nơi tiếp tục… chờ
Nếu như tại huyện Krông Puk và Krông Pắk, Sở Tài chính đã tạm ứng gần 30 tỉ đồng để các địa phương chi trả chế độ theo Nghị định 116 cho các CBCCVC vùng sâu thì ở huyện Ea Súp, đến nay vẫn đang rà soát các đối tượng được thụ hưởng.
Ông Nguyễn Văn Đồng – Phó phòng Tài chính Kế hoạch huyện Ea Súp – cho biết, toàn huyện còn khoảng hơn 10 tỉ đồng tiền chế độ Nghị định 116 chưa được chi trả cho các CBCCVC vùng sâu, chủ yếu tập trung tại xã Ea Rok. Ông Đồng cho biết, ở xã Ea Rok mới chỉ có UBND xã là được huyện phê duyệt, còn riêng các đơn vị sự nghiệp khác ở xã chưa có quyết định phê duyệt đối tượng được thụ hưởng.
“Dưới góc độ quản lý nhà nước, Phòng Tài chính Kế hoạch đã lập tờ trình gửi UBND tỉnh về việc các đối tượng được hưởng chế độ theo Nghị định 116. Nguyên nhân của việc chậm chi trả chế độ theo Nghị định 116 thì nhiều nhưng chủ yếu, các đối tượng tại xã Ea Rok do mới được tuyển dụng năm 2017 hoặc do mới phát sinh; cũng có trường hợp một số đối tượng ở khu vực khác đã được chi trả chế độ Nghị định 116 rồi nên chúng tôi vẫn cần tiếp tục rà soát lại một lần nữa” – ông Đồng nói.
Liên quan đến nguyên nhân nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk “quên” chế độ đối với cán bộ vùng sâu, ông Bùi Văn Yên – Phó Giám đốc Sở Tài chính Đắk Lắk – cho biết vẫn chưa nắm được từng trường hợp cụ thể tại các huyện. Tuy vậy, ông Yên khẳng định, việc chi trả chế độ theo Nghị định 116 đối với các cán bộ vùng sâu là bắt buộc để đảm bảo quyền lợi của các đối tượng thụ hưởng. “Do các huyện chậm triển khai chứ nguồn ngân sách thì không đáng ngại. UBND tỉnh Đắk Lắk sẽ làm việc với Trung ương để có nguồn ngân sách chi trả cho các đối tượng được hưởng theo đúng tinh thần Nghị định 116″ – ông Yên nói.
Phê bình Chủ tịch huyện “quên” chế độ cán bộ vùng sâu
Liên quan đến việc huyện Krông Pắk nhiều năm không chi trả chế độ theo Nghị định 116 cho các CBCCVC, tỉnh Đắk Lắk vừa có văn bản yêu cầu tổ chức kiểm điểm, phê bình Chủ tịch UBND huyện Krông Pắc vì không kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, công nhân, viên chức trên địa bàn huyện. H.L
HỮU LONG
Theo Laodong
Nắm những chiêu này, ông Ba thu lãi "khủng" hơn 1 tỷ từ trồng điều
Sau khi xuât ngu vê quê lam nông môt thơi gian, năm 1987, vợ chồng ông Lương Văn Ba đên lâp nghiêp tai thôn 6, xã Cư Kbang (huyên Ea Sup, tỉnh Đắk Lắk) vơi mong ước có cuộc sống ổn định, bớt nhọc nhằn.
Những năm đầu tiên lâp nghiêp tại vùng đất mơi, vợ chồng ông rất vất vả, làm lụng quanh năm nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo bơi điều kiện thổ nhưỡng không tốt, đất đai khô cằn dẫn đến năng suất cây trồng kém. Năm 1988, ông Ba xem tivi giơi thiêu vê cây điều, nhận thấy tiềm năng lớn của loại cây này nên ông mạnh dạn đầu tư, vay thêm 5 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua cây giống và phân bón trông điều.
Để vườn điều phát triển tốt và cho năng suất cao, ông Ba tham gia nhiều buổi tập huấn về quy trình chăm sóc cây trồng do Hội Nông dân và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức. Nhơ hoc hoi, nghiên cưu, ông Ba mơi biêt răng quan niêm điều là loại cây không cân kỳ công chăm sóc, không nhất thiết phải bón phân la sai, bơi cung như nhiều loại cây trồng khác, cây điều rất cần chất dinh dưỡng để phục hồi và phát triển sau mỗi mùa thu hoạch.
Ông Lương Văn Ba thu don canh điêu sau vu thu hoach.
Vì vậy, sau khi thu hoạch ngoài tạo tán, tỉa cành, làm cỏ và phun thuốc phòng bệnh, ông Ba còn chu trong bón phân cho cây. Để cây hấp thụ tốt chất dinh dưỡng, ông chia làm hai lần bón: Vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa. Ông còn thường xuyên thăm vườn để phát hiện và phòng trừ bệnh kịp thời cho cây điều.
Nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào san xuât nên vườn cây của gia đình ông luôn cho năng suất cao từ 2,8 - 3 tấn/ha/năm. Trung bình mỗi năm cây điều mang lại cho gia đình ông nguôn thu nhâp trên 300 triệu đồng, giải quyết việc làm thời vụ cho nhiều lao động ở địa phương với thu nhập từ 150.000 - 180.000 đồng/ngày/người. Với hiệu quả trong phat triên kinh tế, gia đình ông được UBND huyện công nhận danh hiệu Nông dân sản xuất giỏi 5 năm liên tục.
Không băng long vơi nhưng gi đa co, sẵn vốn trong tay ông Ba lại tiếp tục đầu tư, mở rộng diện tích và đến nay gia đình ông đã có trên 10 ha điều. Trong vụ thu hoạch đầu năm 2018 vừa qua, sau khi trư chi phi, gia đình ông thu trên 1 tỷ đồng từ tiền bán hạt điều.
Ông Ba chia se: "Trước đây chỉ thu được vài tạ/ha, giờ biết kỹ thuật rồi, năm nào cũng đạt trên dưới 3 tấn/ha. Yếu tố chính tác động tới cây điều là thời tiết, sau đó mới tới sâu bệnh. Cây điều sợ nhất sương muối, chủ yếu vào dịp cuối năm, tức tháng 11 - 12 dương lịch. Đây cũng là thời điểm cây ra bông, nếu gặp sương muối rất dễ rụng trái. Vì vậy để giải quyết vấn đề này, cần rải phân sớm, hoặc để cây cho trái trước, hoặc để cây cho ra trái muộn nhằm hạn chế thiệt hại do thời tiết. Bên canh đo, để trị muỗi, bọ xít hút chất dinh dưỡng ở lá điều, cân đốt cỏ hoặc lá cây khô đê khói bốc nghi ngút, sâu hại sẽ không dám bám vào lá".
Ngoai trồng điều, ông Ba còn nuôi thêm 37 con bò, môi năm mang lai cho gia đinh ông nguôn thu trên 50 triệu đồng từ tiền bán bê con và phân chuồng.
Không những lao động sản xuất giỏi, ông Ba còn nhiệt tình tham gia công tác xã hội. Vơi vai trò là Trưởng thôn 6 (xã Cư Kbang), ông tich cưc tuyên truyền, vân đông người dân chấp hành chủ trương, chinh sach cua Đang và Nha nươc, chăm lo phát triển kinh kế, chuyển đổi mô hình đa cây đa con, giư gin ổn định an ninh trật tự tại địa phương...
Theo Trang Vũ (Báo Đắk Lắk)
Người dân đồng ý dời trạm BOT Quang Đức, nhưng chưa hài lòng với trả lời của tỉnh Tại buổi tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư về việc di dời trạm thu giá BOT Quang Đức, đa số người dân tham gia buổi họp đồng ý chủ trương di dời trạm thu giá này. Tuy nhiên, người dân yêu cầu UBND tỉnh làm rõ việc miễn, giảm phí cho người dân gần khu vực trạm đặt cụ thể là...