Hàng loạt hành tinh quái dị có mây… nhôm và mưa titan
Nhóm khoa học gia từ Canada, Anh và Mỹ đã tìm ra những dạng Sao Mộc nóng kỳ dị ngoài hệ mặt trời – những hành tinh khổng lồ, chết chóc, mây và mưa đầy kim loại.
Nghiên cứu vừa công bố trên Nature Astronomy đã tìm hiểu bầu khí quyển của nhiều ngoại hành tinh xa xôi, khổng lồ và quay cực gần sao mẹ của chúng và tin rằng có một dạng mây đặc biệt chiếm lĩnh bầu trời của các hành tinh khí khổng lồ: chúng tạo thành từ những giọt ngưng tụ của silic và oxy, như giống như thạch anh nóng chảy hay cát nóng chảy; oxit nhôm; oxit sắt, oxit titan…
Những hành tinh khổng lồ, nóng bỏng, có mây và mưa bằng kim loại có thể phổ biến hơn nhiều so với suy nghĩ của chúng ta – ảnh minh họa từ Internet
Trong đó, các ngoại hành tinh nóng nhất sẽ sở hữu chử yếu là oxit nhôm và oxit titan ở tầng mây cao; trong khi các hành tinh khác tuy vẫn nóng nhưng ít phần “địa ngục” hơn sẽ sở hữu mây silicat.
Video đang HOT
Để đạt được những đám mây bằng oxit nhôm và oxit titan, những Sao Mộc nóng này phải có bầu khí quyển tối thiểu 2.200 độ C. Và mưa ở đó cũng vậy: sẽ không phải nước mưa như trái đất, mà là những nhôm nóng chảy và titan nóng chảy rơi xuống!
Điều bất ngờ hơn là dạng hành tinh có mưa kim loại có thể phổ biến hơn suy nghĩ. Theo tiến sĩ Peter Gao từ Đại học California ở Berkeyley (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu, những hệ sao chỉ có 1 sao mẹ và một “Sao Mộc nóng” quay cực gần ngày càng được tìm thấy nhiều hơn. Các Sao Mộc nóng này có thể có kích thước lớn hơn Sao Mộc của hệ mặt trời đến 13,9 lần.
Mưa bằng nước như trái đất, có thể mới là hiếm hoi trong vũ trụ.
Thời gian qua, một số hành tinh có mưa kim loại đã được phát hiện, gần nhất là WASP-79b, mà theo một nghiên cứu công bố hồi tháng 5-2020, có mây oxit sắt và mưa sắt.
Kinh ngạc tốc độ gió lần đầu đo được ở vật thể cách Trái Đất hơn 33 năm ánh sáng
Các nhà khoa học lần đầu tiên đo được tốc độ gió trên một ngôi sao lùn nâu cách chúng ta 33,2 năm ánh sáng.
Vật thể này là ngôi sao lùn nâu 2MASS J1047 21. 2MASS J1047 21 có kích thước ngang với sao Mộc, hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời nhưng lại có khối lượng nặng hơn 40 lần.
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science tuần trước, các nhà khoa học đo được tốc độ gió lên tới 2.333 km/h trên ngôi sao lùn nâu này.
Hình ảnh mô phỏng sao lùn nâu 2MASS J1047 21. (Ảnh: NRAO/AUI/NSF)
Các nhà khoa học cho tới nay mới chỉ đo được tốc độ gió trên các hành tinh và một số thực thể khác trên Mặt trời. Các chỉ số tương tự chưa từng được ghi lại trên các sao lùn nâu.
Để đo được tốc độ gió trên 2MASS J1047 21, Peter Williams, nhà khoa học tới từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian và các cộng sự sử dụng kỹ thuật mới kết hợp giữa việc dò tìm bằng sóng vô tuyến và phát xạ hồng ngoại. Điều này giúp họ nắm được tốc độ gió của một vật thể xa dù họ không thể xác định được chuyển động của đám mây trong bầu khí quyển của nó.
"Mặc dù các sao lùn nâu bị che phủ hoàn toàn trong các đám mây, chúng ở quá xa để chúng ta quan sát từng đám mây riêng lẻ như chúng ta vẫn làm với các hành tinh trong hệ Mặt trời. Nhưng chúng ta vẫn có thể đo được một đám mây mất bao lâu để hoàn thành một vòng di chuyển quanh bầu khí quyển. Thời gian này phụ thuộc vào 2 điều: tốc độ quay quanh trục của sao lùn nâu và gió thổi nhanh ra sao trên đó", ông Williams cho hay.
Dữ liệu từ Kính viễn vọng Không gian Spitzer của NASA và Kính viễn vọng Karl G. Jansky ở New Mexico hỗ trợ cho các phép đo này.
Spitzer chịu trách nhiệm thu tín hiệu từ 2MASS J1047 21 trong khi Karl G. Jansky sử dụng sóng vô tuyến để xác định quá trình quay bên dưới bầu khí quyển của sao lùn này nhờ các từ trường thu được từ nó.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ tiếp tục sử dụng kỹ thuật mới này để đo tốc độ gió trên các sao lùn nâu và các ngoại hành tinh khác.
Bí ẩn về hành tinh có tên ngọt ngào... Kẹo Bông Kẹo bông có thể giống như một món ăn. Nhưng nó thực sự là biệt danh của một lớp ngoại hành tinh độc đáo và hiếm có vừa được tìm thấy. Dữ liệu mới từ Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã cung cấp manh mối đầu tiên về đặc tính hóa học của hai trong số các hành tinh siêu...