Hàng loạt đối tượng khủng bố chuẩn bị hầu tòa
Từ ngày 16 đến 19/7, TAND TPHCM sẽ đưa ra xét xử 12 đối tượng thuộc tổ chức chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời. Các đối tượng này bị truy tố về tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Theo cáo trạng, tổ chức chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời được thành lập năm 1990 tại Mỹ do Đào Minh Quân làm “thủ tướng”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Việt Nam tân dân chủ hoạt động nhằm lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Các đối tượng thuộc tổ chức chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời bị xét xử vụ khủng bố ở sân bay Tân Sơn Nhất.
Ngày 6/6/2009, Đào Minh Quân công bố bản “hiến ước lâm thời” thể hiện cương lĩnh và điều lệ hoạt động của tổ chức với mục đích xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước CHXHCN Việt Nam bằng phương pháp bạo động vũ trang.
Tổ chức này có cấp “trung ương” ở nước ngoài và các tổ chức ngoại vi như “hội phụ nữ tân dân chủ”, “bộ tư lệnh chiến lược toàn quốc” và mạng lưới cơ sở được chia thành 7 “quân khu”. Mỗi “quân khu” có “bộ tư lệnh quân khu” do các “tư lệnh” đứng đầu…
Từ cuối năm 2013 đến nay, Đào Minh Quân cùng các đối tượng cốt cán đã củng cố tổ chức và thực hiện nhiều kế hoạch tuyên truyền xuyên tạc chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam, lôi kéo, móc nối thành lập tổ chức, phát triển lực lượng ở trong nước và đưa người từ nước ngoài về Việt Nam chỉ đạo thực hiện các hoạt động chống phá.
Theo cáo trạng, tổ chức chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời đã tạo các trang web, blog, email để tuyên truyền lôi kéo phát triển lực lượng ở Việt Nam và cộng đồng người Việt tại một số quốc gia khác, chỉ đạo thực hiện các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam dưới nhiều hình thức khủng bố, phá hoại tư tưởng, rải truyền đơn kích động biểu tình, phá hoại nhân dịp các ngày lễ, tết của đất nước.
Cuối tháng 2/2017, tổ chức này đưa Phan Angel và Nguyen James Han về Việt Nam để móc nối liên lạc và tập hợp thành viên thực hiện kế hoạch chống phá dịp lễ 30/4 và 1/5 năm 2017. Cả hai đã liên lạc với Nguyễn Quang Thanh (được tổ chức phong là “tỉnh trưởng Quảng Nam”) và Tạ Tấn Lộc (được phong là “đô trưởng Sài Gòn kiêm tiểu khu trưởng tiểu khu Gia Định”), Trần Tuấn Tài (“chỉ huy trưởng đội cơ động vệ binh quốc gia”), Nguyễn Hùng Anh (“trung tá, tỉnh trưởng Long An”) để truyền đạt ý tưởng của Đào Minh Quân.
Theo kế hoạch, các đối tượng này sẽ phá rào, đột nhập các cơ quan phát thanh địa phương để chèn sóng phát thanh bài tuyên truyền của Đào Minh Quân, kèm các hành động chống phá như: rải truyền đơn, tụ tập biểu tình, phản đối Formosa và ủng hộ chế độ Việt Nam cộng hòa, quay video các cuộc biểu tình hoặc cảnh lực lượng chức năng Việt Nam ngăn chặn, xử lý các hoạt động quá khích để vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp nhân dân, vi phạm nhân quyền…
Video đang HOT
Tuy nhiên, phần lớn hoạt động của các đối tượng này đã bị lực lượng chức năng Việt Nam phát hiện và bắt giữ. Trong vụ án, nhiều đối tượng lôi kéo cả người nhà tham gia tổ chức, điển hình là Nguyễn Hùng Anh đã lôi kéo vợ cùng 2 con và 4 người họ hàng bên vợ làm thủ tục tham gia tổ chức.
Hùng Anh còn tự lập danh sách 23 người khác là người thân trong gia đình, họ hàng bên vợ và khách hàng kinh doanh của mình để điền vào mẫu “trưng cầu dân ý” do tổ chức gửi với nội dung đồng ý cho Đào Minh Quân làm “tổng thống đệ tam Việt Nam cộng hòa”. Kết quả điều tra cho thấy các đối tượng trên đã liên hệ, móc nối, lôi kéo được 100 người viết đơn tham gia tổ chức, viết phiếu “bầu” cho Đào Minh Quân hay tiến hành hoạt động chống phá.
Tuy nhiên, nhiều người trong số đó không biết việc mình bị ghi tên ủng hộ Đào Minh Quân, không viết đơn tham gia tổ chức. Nhiều người khác không lấy lời khai được vì đã già yếu hoặc còn nhỏ, hoặc có cả những người đã viết đơn nhưng chưa được chấp thuận, chưa được giao nhiệm vụ nên không bị xử lý hình sự.
Tổ chức chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời từng thực hiện nhiều kế hoạch khủng bố khác nhằm gây tiếng vang. Điển hình là vụ khủng bố đốt kho xe vi phạm giao thông số 1 của Công an TP Biên Hòa và vụ kích nổ bom xăng ở sân bay Tân Sơn Nhất. Mới đây nhất tổ chức này đã dùng bom xăng tấn công trụ sở công an phường 12 quận Tân Bình.
‘Xuân Duy
Theo Dantri
Catalonia sắp tuyên bố độc lập, phe phản đối mạnh lên từng ngày
Cuộc khủng hoảng ly khai của Catalonia tại Tây Ban Nha bước vào một thời điểm quyết định khi Chủ tịch vùng đơn phương tuyên bố độc lập.
Theo kế hoạch, đúng 18h ngày 10/10, Chủ tịch vùng Catalonia là Carles Puigdemont sẽ có bài phát biểu quan trọng trước Nghị viện vùng Catalonia, trong đó nhiều khả năng ông Puigdemont có thể đơn phương tuyên bố vùng Catalonia độc lập khỏi Tây Ban Nha.
Đây chính là sự kiện được nói đến nhiều nhất tại Tây Ban Nha trong những ngày qua, sau cuộc trưng cầu ý dân mà chính phủ Tây Ban Nha cho là bất hợp pháp được tổ chức hôm 1/10 tại vùng Catalonia.
Chính quyền Tây Ban Nha đe doạ sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn cản ý định ly khai của vùng Catalonia (Ảnh: CNN)
Trong cuộc trưng cầu ý dân đó, phe ủng hộ vùng Catalonia ly khai thông báo, có trên 42% cử tri Catalonia đi bỏ phiếu và khoảng 90% trong số đó đồng ý ly khai.
Tuy nhiên, tình hình đã diễn biến hết sức phức tạp trong tuần qua, khi chính quyền trung ương Tây Ban Nha cương quyết giữ thái độ cứng rắn, không chấp nhận đàm phán và đe doạ sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để ngăn cản ý định ly khai của vùng Catalonia.
Cùng lúc đó, dư luận tại chính vùng Catalonia cũng như trong nội bộ lãnh đạo vùng này cũng xuất hiện nhiều chia rẽ.
Hôm 8/10, tức đúng 1 tuần sau cuộc trưng cầu ý dân, gần 1 triệu người đã đổ xuống các đường phố ở thủ phủ Barcelona biểu tình phản đối việc vùng Catalonia ly khai và kêu gọi bảo vệ sự thống nhất của nhà nước Tây Ban Nha.
Tiếp đó, nhiều chính trị gia tên tuổi trong chính quyền vùng Catalonia cũng lên tiếng phản đối ý định đơn phương ly khai.
Mới nhất, hôm 9/10, bà Ada Colau, Thị trưởng thành phố Barcelona tuyên bố vùng Catalonia chỉ có thể tuyên bố độc lập trên nền tảng một cuộc trưng cầu ý dân hợp pháp, trong khi sự kiện bỏ phiếu hôm 1/10 là bất hợp pháp.
Trước sức ép gia tăng từ phía người dân chúng trong vùng, từ chính nội bộ và từ phía chính quyền trung ương Tây Ban Nha, nhiều nhà phân tích cho rằng, người đứng đầu chính quyền Catalonia là ông Carles Puigdemont đang đứng trước một tình thế rất bất lợi.
Nếu ông Puigdemont không dám tuyên bố Catalonia độc lập như các lời quả quyết những ngày qua thì uy tín của ông này cũng như sức mạnh của phong trào ly khai chắc chắn sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng.
Nhưng nếu đơn phương tuyên bố Catalonia độc lập thì chắc chắn chính quyền Catalonia và cá nhân ông Puigdemont sẽ phải hứng chịu phản ứng quyết liệt từ phía chính quyền trung ương Tây Ban Nha.
Một khi lời tuyên bố độc lập được đưa ra, chính quyền Tây Ban Nha có thể ngay lập tức áp dụng điều 155 trong Hiến pháp Tây Ban Nha, tước bỏ quyền tự trị của vùng Catalonia và trực tiếp nắm quyền kiểm soát.
Thậm chí trong trường hợp nghiêm trọng, Thủ tướng Tây Ban Nha, Mariano Rajoy có thể yêu cầu Nghị viện nước này ban bố tình trạng khẩn cấp theo điều 116 Hiến pháp và khi đó, tình thế chính trị tại Catalonia chắc chắn sẽ trở nên tồi tệ.
Vì thế, giải pháp được phía Catalonia chờ đợi nhất lúc này là lời chấp nhận đàm phán từ phía chính quyền trung ương Tây Ban Nha, thông qua trung gian hoà giải quốc tế của Liên minh châu Âu.
Ông Carles Puigdemont đã liên tiếp đưa ra lời kêu gọi này trong những ngày qua nhưng phía chính phủ Tây Ban Nha tuyên bố điều kiện tiên quyết cho mọi cuộc đối thoại là vùng Catalonia phải từ bỏ mọi ý định tuyên bố độc lập.
Trong khi đó, Liên minh châu Âu vẫn tiếp tục giữ thái độ không can dự, khi cho rằng đây là công việc nội bộ của Tây Ban Nha và cần phải giải quyết trên cơ sở tôn trọng Hiến pháp Tây Ban Nha.
Chính vì thế, một kịch bản đường vòng đang được các chính trị gia ly khai Catalonia nhắc đến, đó là ông Carles Puigdemont vẫn tuyên bố Catalonia độc lập nhưng lùi hiệu lực của tuyên bố này đến vài tháng sau để mở đường cho các cuộc đối thoại.
Nhưng, ngay cả kịch bản này cũng vẫn bị coi là nguy hiểm bởi có thể khiến chính quyền trung ương Tây Ban Nha hành động cứng rắn hơn.
Theo Quang Dũng
VOV
Catalonia sẽ gây ra "mối nguy lớn" cho Tây Ban Nha và châu Âu Sau cuộc trưng cầu ý dân diễn ra tại Catalonia, sự chia rẽ trong xã hội Tây Ban Nha và châu Âu càng trở nên sâu sắc và khó hàn gắn hơn. Nhà bình luận William Booth của tờ Washington Post nhận định: "Mỗi ngày trôi qua, giới cầm quyền ở Madrid và các lực lượng đòi độc lập tại Catalonia lại càng...