Hàng loạt doanh nghiệp châu Á lao đao khi đồng USD tăng giá quá cao
Nhiều ngành như hàng không với hàng loạt loại chi phí được thanh toán bằng đồng USD nhưng họ lại kiếm được doanh thu bằng đồng rupee, sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực khi đồng USD giảm giá.
Ảnh: Reuters
Trong năm 2018, các đồng tiền châu Á chịu tác động từ việc lãi suất đồng USD Mỹ tăng cũng như việc nhà đầu tư ngày một cẩn trọng với các tài sản tại thị trường mới nổi. Trong tuần này, cả đồng rupee của Ấn Độ và đồng rupiah của Indonesia đã rơi xuống những mức thấp so với đồng USD, như vậy những doanh nghiệp châu Á hiện đang vay nợ bằng đồng USD sẽ gặp khó, theo tin từ Nikkei.
Tại Ấn Độ, đồng rupee là đồng tiền có mức độ giảm giá sâu nhất so với đồng tiền của các nước châu Á khác. Từ đầu năm đến nay, đồng rupee mất khoảng 13,9% giá trị so với đồng USD. Trong phiên ngày thứ Năm, đồng rupee rơi xuống mức thấp chưa từng thấy 74,48 rupee/USD trong giờ giao dịch.
Ngay cả từ trước khi đồng rupee bắt đầu sụt giá mạnh, giới doanh nghiệp Ấn Độ cũng đã chấn động với hàng loạt các vụ phá sản. Tháng 11/2018, công ty dịch vụ di động Reliance Communications thuộc sở hữu của tỷ phú Anil Ambani đã không thể trả được khoản nợ 300 triệu USD.
Giờ đây đang xuất hiện ngày một nhiều nỗi lo lắng về khả năng nhiều doanh nghiệp khác cũng sẽ chịu áp lực trả nợ khi mà đồng rupee tiếp tục giảm giá. Nhiều ngành như hàng không với hàng loạt loại chi phí được thanh toán bằng đồng USD nhưng họ lại kiếm được doanh thu bằng đồng rupee, sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực khi đồng USD giảm giá.
Video đang HOT
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm, nghiên cứu và đánh giá rủi ro Crisil nhận xét: “Các hãng hàng không sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề khi mà lợi nhuận biên giảm sâu, tác động của điều này lên chất lượng tín dụng sẽ cần phải được theo dõi chặt chẽ”.
Những năm gần đây, doanh nghiệp Ấn Độ vay nợ nhiều bằng đồng USD. Chênh lệch lãi suất giữa Ấn Độ và các thị trường khác khá lớn, chính vì vậy, vay bằng đồng USD rẻ hơn so với vay bằng đồng rupee.
Theo số liệu của Crisil, tổng nợ nước ngoài của doanh nghiệp Ấn Độ tính đến cuối tháng 3/2018 là 196,9 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017. Còn theo tính toán Daelogic, doanh nghiệp Ấn Độ có tổng nợ 32 tỷ USD đáo hạn vào ngày thứ Sáu vừa rồi.
Trong nghiên cứu công bố vào tháng trước, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody tuyên bố việc đồng rupee giảm giá không ngừng sẽ khiến cho tín nhiệm tín dụng của doanh nghiệp Ấn Độ trở nên tiêu cực.
Dù vậy, Moody vẫn tin rằng nhóm doanh nghiệp này chưa rơi vào nguy hiểm. Phần lớn doanh nghiệp Ấn Độ có công cụ bảo vệ, có thể kể đến công cụ tài chính hoặc dự trữ USD để giảm bớt tác động trong trường hợp đồng rupee hạ giá thêm 10% so với đồng USD, theo phó chủ tịch kiêm chuyên viên tín nhiệm cao cấp, bà Annalisa DiChiara.
Tại Indonesia, sự mất giá của đồng rupiah đang khiến cho yếu điểm của các công ty bất động sản như Lippo Karawaci và Alam Sutera bộc lộ ra, ngoài ra phải kể đến hàng loạt doanh nghiệp kiểu như MNC Investama và hãng sản xuất lốp xe Gajah Tunggal. Phần lớn nợ của các doanh nghiệp này được định giá bằng USD, theo phân tích của Moody.
Hai công ty bất động sản này sẽ mất nhiều từ sự xuống giá của đồng rupiah. Dù Ngân hàng Trung ương Indonesia nâng lãi suất đồng thời chính phủ Indonesia rất nỗ lực ngăn đồng tiền mất giá, đồng rupiah vẫn mất giá 11% so với đồng USD. Trong ngày thứ Năm, đồng rupiad giao dịch với đồng USD ở mức 15.265 rupiah/USD, mức thấp nhất tính từ khủng hoảng tài chính năm 1998.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Đảo chiều, giá vàng sụt giảm
Phiên sụt giảm của vàng trong ngày thứ Sáu xảy ra khi mà chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,15% còn chỉ số S&P 500 tăng 1,42% còn chỉ số Nasdaq tăng 2,29%.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá vàng hạ, giá vàng như vậy đã rời khỏi mức cao nhất trong hơn 2 tháng khi mà thị trường chứng khoán Mỹ cũng như thế giới tăng sau 2 ngày suy giảm, nhà đầu tư lại chuyển tiền sang các loại tài sản có độ rủi ro cao.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Sáu, giá vàng giao kỳ hạn tháng 12/2018 giảm 5,60USD/ounce tương đương 0,5% xuống 1.222USD/ounce, đây cũng là mức đóng cửa cao nhất của giá vàng tính từ ngày 1/8/2018, theo tính toán của FactSet.
Tính cả tuần, giá vàng tăng 1,4% và như vậy có tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Trong khi đó giá bạc chốt tuần giảm 0,1%, tính theo mức giá đóng cửa của phiên ngày thứ Sáu.
Việc giá vàng tăng trong phiên ngày thứ Năm có nguyên nhân từ việc nhà đầu tư chuộng tài sản an toàn, tuy nhiên, giá vàng đối diện với rủi ro suy giảm nếu chứng khoán Mỹ và lãi suất hồi phục mạnh trong những ngày tới, theo nhận định của trưởng bộ phận đầu tư khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Oanda, ông Stephen Innes.
Phiên sụt giảm của vàng trong ngày thứ Sáu xảy ra khi mà chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,15% còn chỉ số S&P 500 tăng 1,42% còn chỉ số Nasdaq tăng 2,29%. Các chỉ số đã hồi phục sau 2 phiên giảm trước đó.
Trong ngày thứ Sáu, chỉ số đồng USD, chỉ số đo biến động của đồng USD so với 6 loại tiền tệ lớn khác, tăng 0,2% lên 95,246 điểm, thế nhưng tính cả tuần, chỉ số giảm 0,4%.
Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất cơ bản đồng USD 3 lần trong năm nay và dự kiến sẽ có thêm lần thứ 4 trước thời điểm cuối năm 2018. Việc Fed nâng lãi suất chắc chắn tác động tiêu cực đến giá vàng.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
Tổng giám đốc IMF kêu gọi hàn gắn hệ thống thương mại toàn cầu Trước xung đột thương mại thời gian qua, Tổng giám đốc IMF kêu gọi lãnh đạo các nước cần hàn gắn hệ thống thương mại toàn cầu, thay vì phá vỡ nó. Kiến nghị này được bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ và Trung Quốc đang đe...