Hàng loạt doanh nghiệp báo lợi nhuận quý III tăng tính bằng lần
Các doanh nghiệp đầu ngành thép như Hòa Phát, Hoa Sen, SMC đều báo lợi nhuận đột biến trong quý III.
Vinamilk lấy lại mốc tăng trưởng lợi nhuận 2 con số kể từ quý I/2018.
Nhiều doanh nghiệp báo lợi nhuận quý III cao kỷ lục trong nhiều năm.
Bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới và tái bùng phát tại Đà Nẵng lan sang nhiều địa phương khác trong quý III, nhiều doanh nghiệp báo cáo lợi nhuận tăng đột biến, có đơn vị lập kỷ lục trong nhiều năm.
Doanh nghiệp thép bứt phá lợi nhuận
Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) thông báo doanh thu quý III đạt 24.900 tỷ đồng, tăng 62,7% và lợi nhuận sau thuế 3.785 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Công ty tiếp tục lập kỷ lục về lợi nhuận tính theo quý.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu doanh nghiệp thép đạt 65.000 tỷ đồng, tăng 40%; lợi nhuận sau thuế 8.845 tỷ đồng, tăng 56% so với cùng kỳ 2019. Như vậy, sau 9 tháng, Hòa Phát thực hiện 75,6% kế hoạch doanh thu và 98% kế hoạch lợi nhuận năm.
Lĩnh vực sắt thép và nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong đà tăng trưởng của Hòa Phát. 9 tháng, Hòa Phát tiêu thụ 4 triệu tấn thép thô, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong khi hoạt động nông nghiệp đóng góp khoảng 12% doanh thu và 15% lợi nhuận, tương ứng khoảng 7.800 tỷ đồng và 1.326 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng
Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) vừa công bố ước lợi nhuận sau thuế quý IV niên độ tài chính 2019-2020 (từ ngày 1/7 đến ngày 30/9) đạt 400 tỷ đồng, gấp 4,8 lần cùng kỳ niên độ trước và là mức cao nhất tính từ quý II niên độ 2016-2017. Đồng thời, sản lượng tiêu thụ và doanh thu quý vừa qua cũng ghi nhận mức tăng lần lượt 46% và 31% trong khi các quý trước giảm.
Lũy kế cả niên độ, sản lượng tiêu thụ tập đoàn ước đạt 1,62 triệu tấn, tăng 9% so với cùng kỳ và vượt 8% kế hoạch năm. Doanh thu ước đạt 27.538 tỷ đồng, giảm gần 2% và hoàn thành 98,4% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế ước đạt 1.100 tỷ đồng, gấp 3 lần so với cùng kỳ và gấp 2,8 lần so với kế hoạch.
Đơn vị: tỷ đồng
Video đang HOT
Một công ty thép khác, Công ty Đầu tư Thương mại SMC (HoSE: SMC) công bố BCTC hợp nhất quý III với lãi sau thuế đạt 100 tỷ đồng, gấp 2,8 cùng kỳ năm trước. Đây là mức lãi cao nhất SMC ghi nhận trong 1 quý tính từ quý III/2016. Doanh thu trong quý giảm 2,5% nhưng giá vốn giảm mạnh hơn 5,6% giúp lãi gộp tăng 136% đạt 218 tỷ đồng.
Doanh nghiệp lý giải lợi nhuận tăng mạnh nhờ hoạt động sản xuất, gia công phát triển, năng xuất và sản lượng tiêu thụ tăng mạnh. Đồng thời, đơn vị sử dụng vốn tiết kiệm, mua hàng hợp lý và dự trữ tốt, quay vòng vốn nhanh. Giá nguyên liệu tăng đều và ổn định ở mức cao, thuận lợi cho tìm kiếm thêm lợi nhuận.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu giảm 13% xuống 11.257 tỷ đồng; lãi sau thuế tăng 41% lên 156 tỷ đồng. Công ty thực hiện 74% kế hoạch doanh thu và vượt 30% kế hoạch lợi nhuận.
Nhiều doanh nghiệp lãi quý III tăng tính bằng lần
Nhờ tiếp tục ghi nhận doanh thu chuyển nhượng căn hộ dự án Monarchy Block B, doanh thu và lợi nhuận của Công ty Đầu tư Phát triển Đà Nẵng (HNX: NDN) quý III đột biến so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, doanh thu đạt 482 tỷ đồng, gấp 76,5 và lãi 173 tỷ đồng, gấp 11,2 lần quý III/2019.
9 tháng, Nhà Đà Nẵng đạt doanh thu 697 tỷ đồng, lãi sau thuế 254 tỷ; lần lượt gấp 23 và 4,4 lần cùng kỳ năm trước.
Sông Ba (HoSE: SBA) công bố BCTC quý III với doanh thu gấp 2,4 lần cùng kỳ năm trước đạt 73,4 tỷ đồng; lãi sau thuế 32 tỷ, gấp 6,2. Nguyên nhân do diễn biến thời tiết trong kỳ thuận lợi, số ngày mưa nhiều hơn nên sản lượng điện tăng 164%.
Dù vậy, lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp thủy điện vẫn giảm lần lượt 17,3% và 39% so với 9 tháng 2019 do sản lượng điện phát nửa đầu năm giảm hơn một nửa.
Tận dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho các dòng xe lắp ráp trong nước đi vào hiệu lực, Dịch vụ Ôtô Hàng Xanh (Haxaco, HoSE: HAX) đã đẩy mạnh doanh số bán xe Mercedes-Benz. Nhờ vậy, doanh thu Haxaco quý III tăng 31% đạt 1.741 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế gấp 3,7 lần cùng kỳ đạt hơn 51 tỷ đồng. Đây là mức doanh thu và lợi nhuận theo quý cao kỷ lục của doanh nghiệp.
Tính lũy kế 9 tháng, doanh thu công ty tăng 3% đạt 3.751 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 62,5 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2019.
Đơn vị: tỷ đồng
Vinamilk lấy lại đà tăng trưởng 2 chữ số, lợi nhuận doanh nghiệp phân bón tiếp tục tăng mạnh
Vinamilk (HoSE: VNM) ước tổng doanh thu quý III đạt 15.561 tỷ đồng, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế tăng 16% đạt 3.106 tỷ đồng. Đà tăng trưởng của Vinamilk suy giảm trong 2 năm gần đây và mới phục hồi lại kể từ quý II năm nay, quý gần nhất doanh nghiệp đạt tăng trưởng 2 chữ số là quý I/2019.
Sau 9 tháng, doanh nghiệp sữa ước doanh thu tăng 7,4% lên mức 45.277 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu về 8.967 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ.
Đơn vị: tỷ đồng
Đạm Phú Mỹ (HoSE: DPM) công bố tổng doanh thu 9 tháng ước đạt 6.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước; lãi trước thuế 664 tỷ đồng, gấp 4 cùng kỳ. Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp phân bón đều tăng mạnh như sản lượng Đạm Phú Mỹ tăng 41%, NPK Phú Mỹ tăng 40%.
Tính riêng quý III, Đạm Phú Mỹ ghi nhận doanh thu 2.120 tỷ đồng, lãi trước thuế 170 tỷ đồng; lần lượt tăng 10,5% và 126% so với cùng kỳ năm trước.
Đạm Cà Mau (HoSE: DCM) cũng không kém cạnh khi công bố sản lượng tiêu thụ ure 9 tháng đạt 697.194 tấn, tăng 30% so với 9 tháng 2019. Mức tăng này đóng góp đáng kể từ việc xuất khẩu hơn 120.000 tấn ure trong quý III tới các nước như Thái Lan, Ấn Độ, Brazil…
Doanh nghiệp chưa tiết lộ kết quả kinh doanh 9 tháng nhưng tính đến 8 tháng lợi nhuận sau thuế ước đạt 424 tỷ đồng, gấp 8 lần kế hoạch năm và vượt con số 308 tỷ đồng thực hiện trong 9 tháng đầu năm 2019.
Lợi nhuận nhóm VN30 quý I: Điểm sáng Vinhomes, Hòa Phát và VPBank
9 doanh nghiệp thuộc nhóm VN30 tăng lợi nhuận so với cùng kỳ.
Tổng lợi nhuận ròng của nhóm VN30 giảm 12,5% xuống 33.063 tỷ đồng.
Vinhomes ghi nhận lãi ròng quý I đạt 6.844 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước.
Theo thống kê của Người Đồng Hành, tổng lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ nhóm VN30 trong quý I đạt 33.063 tỷ đồng, giảm 12,5% cùng kỳ năm trước. Trong đó, 9 đơn vị báo tăng trưởng lợi nhuận, 3 đơn vị báo lỗ, cùng kỳ năm trước không có doanh nghiệp nào trong nhóm VN30 lỗ.
Đơn vị: tỷ đồng
Điểm sáng nhất trong bức tranh kinh doanh quý I nhóm VN30 là Vinhomes (HoSE: VHM) khi đạt 6.844 tỷ đồng lãi ròng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp VHM tăng mạnh từ 22,4% lên 44,6% nhờ tăng lợi nhuận gộp và khoản lợi nhuận 7.509 tỷ đồng từ chuyển nhượng khoản đầu tư vào công ty con.
Đơn vị: tỷ đồng
Doanh nghiệp đầu ngành thép - Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) cũng đạt được kết quả khả quan với lợi nhuận ròng 2.285 tỷ đồng, tăng 27%. Sản lượng thép tăng 5% cùng mức giá bán tốt đã đẩy doanh thu mảng thép Hòa Phát lên 15.591 tỷ đồng, tăng 31%; lợi nhuận 2.872 tỷ đồng, tăng 22%. Mảng nông nghiệp ghi nhận doanh thu 2.779 tỷ đồng, tăng 59%; lợi nhuận 482 tỷ đồng, gấp 5,2 lần so với cùng kỳ. Mảng nông nghiệp của Hòa Phát gồm sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò và chăn nuôi gia cầm.
Đơn vị: tỷ đồng
Nhóm ngân hàng khá phân hóa khi VPBank (VPB) gây ấn tượng với mức tăng lợi nhuận ròng 63% lên 2.314 tỷ đồng, Eximbank (EIB) tăng 31% lên 366 tỷ đồng, Techcombank (TCB) tăng 18% lên 2.456 tỷ đồng. Ngược lại, Vietcombank (VCB) giảm lãi 11% xuống 4.178 tỷ đồng, BIDV (BID) giảm 28% xuống 1.409 tỷ đồng và MBBank (MBB) giảm 8% xuống 1.712 tỷ.
Đơn vị: tỷ đồng
Tất cả hoạt động của VPBank đều khả quan trong quý I. Thu nhập lãi thuần tăng 14% đạt 8.021 tỷ đồng, lãi dịch vụ tăng 33,6% lên 695 tỷ đồng, lãi mua bán chứng khoán (bao gồm kinh doanh và đầu tư) gấp 4,3 lần so với cùng kỳ lên 728 tỷ đồng. Sau thu nhập lãi thuần, mảng mua bán chứng khoán đóng góp thứ 2 cho mức tăng lợi nhuận trong quý I của VPBank.
Thuộc nhóm ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, Petrolimex (HoSE: PLX) có quý đầu tiên báo lỗ kể từ khi niêm yết với 1.893 tỷ đồng. Cụ thể, giá dầu thế giới có xu hướng giảm mạnh và liên tục từ 61,18 USD/thùng xuống 20,48 USD/thùng, tương ứng giảm 66%, kể từ khi dịch bệnh bùng phát đã tác động đến giá vốn hàng bán trong kỳ của công ty và phát sinh tăng trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định 1.500 tỷ đồng. Đồng thời, sản lượng xăng dầu bán ra trên toàn hệ thống Petrolimex cũng giảm 10%.
Tương tự, lệnh tạm thời hạn chế bay tập trung chống dịch của Chính phủ Việt Nam và các quốc gia trên thế giới đã khiến số khách vận chuyển của Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) giảm 22%, doanh thu vận chuyển giảm gần 30% trong khi chi phí hoạt động chỉ giảm khoảng 7,5%. Theo đó, Vietjet 989 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cuối cùng thuộc rổ VN30 lỗ quý I là Tập đoàn Masan (HoSE: MSN) với khoản lỗ 78 tỷ đồng. Doanh thu tập đoàn trong quý tăng mạnh 116% lên 17.632 tỷ đồng nhờ hợp nhất VinCommerce (VCM) - mảng bán lẻ mới nhận chuyển nhượng từ Tập đoàn Vingroup (HoSE: VIC) từ cuối năm ngoái.
Tuy nhiên, VCM vẫn lỗ 897 tỷ đồng quý I. Ngoài ra, thu nhập từ Masan Resourcs (UPCoM: MSR) giảm do tác động của Covid-29 trên giá hàng hóa toàn cầu, Masan MEATLife (UPCoM: MML) lỗ do tăng đầu tư để phát triển quy mộ hoạt động và phát triển thương hiệu toàn quốc. Ngược lại, duy có MCH hỗ trợ kết quả kinh doanh tập đoàn khi lợi nhuận sau thuế tăng 4,7%.
Lợi nhuận quý III/2020 của Thủy điện Cần Đơn (SJD) giảm 37,6% do hạn hán Công ty cổ phần Thủy điện Cần Đơn (Mã chứng khoán: SJD - sàn HOSE) công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Theo đó, trong quý III/2020 doanh nghiệp ghi nhận doanh thu là 112,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 44,3 tỷ đồng, lần lượt giảm 34,2% và 37,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, biên lợi nhuận...