Hàng loạt diễn biến mới trong cuộc xung đột Israel-Hamas, thương vong tăng
Israel cũng như Hamas đã ra tuyên bố mới và một số nước khác lên tiếng trong lúc cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hamas tiếp diễn, khiến hàng trăm người chết.
AP hôm nay 8.10 dẫn một tuyên bố tối 7.10 từ văn phòng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho hay nước này sẽ ngừng cung cấp điện, nhiên liệu và hàng hóa cho Dải Gaza. Phần lớn Gaza đã chìm trong bóng tối khi màn đêm buông xuống sau khi nguồn cung cấp điện từ Israel bị cắt vào đầu ngày.
Thủ tướng Netanyahu còn tuyên bố “giai đoạn đầu tiên” của chiến dịch phản công đã kết thúc và Israel đã đánh bại phần lớn lực lượng Hamas. Ông Netanyahu còn thề sẽ tiếp tục cuộc tấn công “không cần dè dặt và không có thời gian nghỉ ngơi”.
Một trực thăng quân sự của Israel được nhìn thấy phía trên sân bay trực thăng tại một bệnh viện ở Ashkelon thuộc miền nam Israel ngày 7.10, sau cuộc tấn công của lực lượng Hamas từ Dải Gaza. Ảnh Reuters
Trong khi đó, một phát ngôn viên của cánh vũ trang của Hamas tuyên bố trong một đoạn ghi âm được phát vào đầu ngày 8.10 rằng tổng số người Israel bị Hamas bắt giữ trong một cuộc tấn công bất ngờ vào các thị trấn của Israel hôm 7.10 “lớn hơn vài lần” so với hàng chục người, theo Reuters.
Trước bình minh hôm nay, Hamas đã phóng thêm rốc két từ Gaza, tấn công một bệnh viện ở thị trấn ven biển Ashkelon của Israel. Quan chức cấp cao của bệnh viện Tal Bergman nói rằng bệnh viện đã bị thiệt hại, theo AP.
Hàng trăm người thiệt mạng ở Israel và Gaza sau cuộc tấn công của Hamas
Hamas phóng hàng ngàn rốc két
Không có cảnh báo trước vào sáng sớm 7.10, lực lượng Hamas ở Gaza đã tấn công Israel bằng đường không, đường bộ và đường biển. Hàng triệu người Israel ở miền nam nước này đã thức giấc trước âm thanh chói tai của rốc két đang lao tới và còi báo động không kích vang xa về phía bắc tới tận Tel Aviv. Hệ thống đánh chặn tên lửa của Israel được kích hoạt rầm rộ ở Jerusalem.
Các chiến binh Hamas có vũ trang đã cho nổ tung nhiều phần hàng rào kiên cố của Israel, tiến vào các cộng đồng Israel dọc biên giới Gaza, và đấu súng với binh sĩ Israel.
Lực lượng phòng vệ Israel nói rằng khoảng 2.200 quả rốc két đã được phóng vào Israel, trong khi Hamas đưa ra con số là 5.000, theo CNN. Trong cuộc chiến kéo dài 50 ngày giữa hai bên vào năm 2014, khoảng 4.000 quả rốc két đã được phóng từ Gaza vào Israel.
Rốc két được phóng từ Dải Gaza về phía Israel ngày 7.10. Ảnh Reuters
Nhằm đáp trả cuộc tấn công mới từ Hamas, Israel đã phát động “Chiến dịch Thanh kiếm sắt”, tấn công một số mục tiêu ở Dải Gaza. Bên trong Gaza, nhiều người có thể nghe thấy tiếng gầm rú của chiến đấu cơ Israel, sau đó là những tiếng nổ lớn và những cột khói đen bốc lên. Thủ tướng Netanyahu đã tuyên bố phản ứng của Israel trước cuộc tấn công của Hamas là sẽ khiến lực lượng này “phải trả giá rất lớn”.
Báo chí Israel dẫn lời các quan chức nước này cho biết ít nhất 250 người thiệt mạng và 1.500 người bị thương, khiến cuộc tấn công bất ngờ ngày 7.10 của Hamas trở thành cuộc tấn công nguy hiểm nhất ở Israel trong nhiều thập niên. Bộ Y tế Palestine ước tính ít nhất 232 người ở Dải Gaza đã thiệt mạng và ít nhất 1.700 người bị thương trong các cuộc tấn công của Israel.
Trước tình trạng xung đột như trên, Cục Hàng không liên bang Mỹ vào cuối ngày 7.10 kêu gọi các hãng hàng không và phi công Mỹ thận trọng khi bay trong không phận Israel, theo Reuters.
Phản ứng của một số nước
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 7.10 kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới thể hiện sự đoàn kết và thống nhất trong việc hỗ trợ Israel và lên án “cuộc tấn công khủng bố” của Hamas, theo Reuters.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng đã lên tiếng ủng hộ Israel. Trong khi đó, một quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden nói rằng Mỹ đang làm việc với chính phủ của các nước khác để đảm bảo cuộc khủng hoảng không lan rộng và chỉ giới hạn ở Dải Gaza.
Vị quan chức cho biết thêm Mỹ không có bất kỳ thông tin nào để xác định rằng Iran có liên quan đến cuộc tấn công của Hamas ở Israel và Mỹ đang xem xét kỹ vấn đề này.
Khói bốc lên sau khi lực lượng Israel tấn công một tòa tháp cao tầng ở thành phố Gaza ngày 7.10. Ảnh Reuters
Bộ Ngoại giao Iran trước đó tuyên bố cuộc tấn công của Hamas vào Israel hôm 7.10 là hành động tự vệ của người Palestine và kêu gọi các nước Hồi giáo ủng hộ quyền lợi của họ, theo Reuters.
Thủ lĩnh Hamas hôm 7.10 nói với các nước Ả Rập rằng Israel không thể cung cấp bất kỳ sự bảo vệ nào cho họ, bất chấp việc thiết lập lại quan hệ ngoại giao gần đây. Trong năm 2020, Israel đã đạt được bình thường hóa quan hệ với Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất và Bahrain, đồng thời nâng cấp quan hệ với Ma Rốc cũng như Sudan.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út, Hoàng tử Faisal bin Farhan, đã nói chuyện với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhằm kêu gọi chấm dứt bạo lực trong và xung quanh Gaza. Một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao Ả Rập Xê Út đưa ra vào cuối ngày 7.10 cho hai ngoại trưởng đã thảo luận về “sự cần thiết của việc nỗ lực hướng tới việc chấm dứt ngay lập tức tình trạng leo thang”, theo AP.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay cho hay Bắc Kinh “quan ngại sâu sắc” trước tình trạng bạo lực leo thang giữa Israel và Palestine, kêu gọi tất cả các bên thể hiện “sự bình tĩnh”, theo AFP.
Iran bác bỏ cáo buộc tấn công tàu chở dầu của Israel
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, ông Nasser Kanaani, ngày 20/2 đã bác bỏ cáo buộc của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Tehran đứng sau vụ tấn công vào một tàu chở dầu của người Israel trên Biển Arab.
Nga lại điều tàu chở dầu phá băng qua Vòng Bắc Cực để tới Trung Quốc Mỹ bắt giữ tàu chở dầu Nga Iran: Hy Lạp đã thả tàu chở dầu bị bắt giữ Tàu chở dầu của Nga chuyển dầu giữa Đại Tây Dương
Phát biểu họp báo, ông Kanaani còn khẳng định Iran rất tích cực trong việc duy trì an ninh và tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế và sẽ tiếp tục làm như vậy.
Trước đó hôm 19/2, Thủ tướng Netanyahu đã cáo buộc Iran đứng sau vụ tấn công tàu chở dầu Square Campo thuộc sở hữu của doanh nhân người Israel Eyal Ofer. Hôm 10/2, con tàu chở dầu treo cờ Liberia này khi đang di chuyển qua Biển Arab thì bị tấn công bằng máy bay không người lái khiến con tàu hư hại nhẹ. Tuy nhiên, thủy thủ đoàn trên con tàu bình an vô sự và tiếp tục lộ trình như kế hoạch.
Iran, Saudi Arabia kêu gọi Thụy Điển ngăn chặn hành vi báng bổ kinh Koran Ngày 1/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani đã kêu gọi Chính phủ Thụy Điển có hành động thiết thực chống lại những hành vi báng bổ kinh Koran tái diễn ở quốc gia Bắc Âu này. Người dân biểu tình phản đối việc báng bổ kinh Koran, bên ngoài Đại sứ quán Thụy Điển ở Tehran, Iran, ngày 21/7/2023....