Hàng loạt cổ phiếu tăng mạnh sau thông tin Ngân hàng Nhà nước bất ngờ giảm lãi suất điều hành
Thông tin giảm lãi suất điều hành phát đi buổi trưa hôm nay. Ngay lập tức, đầu giờ chiều, thị trường chứng khoán biến động mạnh mẽ. Hàng loạt cổ phiếu tăng, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh mẽ.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa phát đi thông báo về việc điều chỉnh giảm lãi suất điều hành.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, giai đoạn trước đây, trong bối cảnh lãi suất quốc tế gia tăng, NHNN đã điều hành đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý.
Giai đoạn gần đây, kinh tế thế giới diễn biến kém thuận lợi hơn, nhiều ngân hàng trung ương các nước trong đó có Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) đã giảm lãi suất điều hành; trong nước kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, thị trường tiền tệ, ngoại hối diễn biến ổn định.
Theo đó, từ ngày 16/9/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,25%/năm xuống 6,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,25%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7,25%/năm xuống 7,0%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,75%/năm xuống 4,5%/năm.
Thông tin giảm lãi suất điều hành phát đi buổi trưa hôm nay. Ngay lập tức, đầu giờ chiều, thị trường chứng khoán biến động mạnh mẽ. Hàng loạt cổ phiếu tăng, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh mẽ. VnIndex tính đến 13h25′ đạt mức tăng hơn 7 điểm trong khi phiên sáng còn lình xình.
Video đang HOT
Phương Chi
Theo Trí thức trẻ
Kết quả kinh doanh tốt, vì sao cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa hấp dẫn?
Dù đạt được kết quả kinh doanh tốt trong vài năm trở lại đây, đặc biệt trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, nhưng diễn biến của cổ phiếu ngân hàng trên sàn lại không mấy khả quan.
Cổ phiếu ngân hàng không còn thực sự hấp dẫn nhà đầu tư như vài năm trước đây
Lệch pha giữa kết quả kinh doanh và giá cổ phiếu
Theo thống kê, trong quý I-2019, mức tăng trưởng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng đã đạt khoảng 11,8% so với cùng kỳ năm 2018. Còn 6 tháng đầu năm, hiện mới chỉ có một số ngân hàng công bố kết quả kinh doanh nhưng đều hết sức khả quan.
Trong đó, Vietcombank ước đạt lợi nhuận trước thuế lên tới hơn 11.000 tỷ đồng, hoàn thành 54% kế hoạch cả năm 2019, đây cũng là con số cao kỷ lục trong nửa đầu năm ở nhà băng này. Trước đó tại đại hội cổ đông thường niên, cổ đông Vietcombank đã thống nhất thông qua chỉ tiêu lợi nhuận 20.000 tỷ đồng trong năm 2019 so với mức 18.300 tỷ đạt được ở năm 2018. Ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch HĐQT Vietcombank còn cho biết, ngân hàng rất tự tin với mục tiêu năm 2019, thậm chí có thể đạt cả tỷ USD, tức khoảng 23.000 tỷ đồng.
Ở nhóm ngân hàng tầm trung, TPBank cũng đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với lợi nhuận 1.620 tỷ đồng, tăng 596 tỷ đồng (tương đương hơn 1,5 lần) so với cùng kỳ năm trước và đạt 50,6% kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra cho cả năm. Đây cũng là con số lợi nhuận 6 tháng đầu năm kỷ lục tại ngân hàng này. Với nhóm ngân hàng nhỏ, hiện NamABank cũng rất tự tin với con số lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 440 tỷ đồng, bằng 55% kế hoạch cả năm. Tại các ngân hàng còn lại, theo đà tăng trưởng lợi nhuận đạt được từ quý I, dự kiến hàng loạt cái tên như ACB, HDBank, VIB, Techcombank, VPBank, Sacombank, MB... cũng sẽ đạt được những con số lợi nhuận ấn tượng.
Với kết quả kinh doanh như trên, lẽ ra cổ phiếu ngân hàng sẽ thăng hoa trong những tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên, khảo sát biến động giá của 17 ngân hàng niêm yết và giao dịch trên 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM trong nửa đầu năm nay thì tới 10 cổ phiếu ngân hàng giảm giá và có 7 cổ phiếu ngân hàng giữ nguyên hoặc tăng giá. Dù mức giảm không nhiều (chỉ có 2 cổ phiếu giảm trên 10% là Techcombank và LienVietPostBank) nhưng rõ ràng nó cho thấy có sự "lệch pha" giữa sức khỏe của các ngân hàng với giá cổ phiếu trên sàn.
Đơn cử như Techcombank (TCB) đã công bố đạt lợi nhuận trước thuế quý 1-2019 ở mức kỷ lục là 2.600 tỷ đồng. Doanh thu trong 3 tháng đầu năm của ngân hàng này đạt 4.200 tỷ đồng, ghi nhận chuỗi tăng trưởng doanh thu trong 14 quý liên tiếp. Bất chấp những con số "đẹp như mơ" này, cổ phiếu Techcombank vẫn không ngừng đi xuống. Mã TCB đóng cửa phiên cuối tuần qua ở mức giá 21.350 đồng/cổ phiếu. Trong những phiên trước đó, cổ phiếu Techcombank thậm chí còn xuống sát mức 20.000 đồng/cổ phiếu - mức giá thấp nhất từ khi ngân hàng này lên sàn vào đầu tháng 6-2018. Tính từ đầu năm đến nay, việc giảm giá cổ phiếu đã khiến vốn hóa Techcombank giảm tới hơn 15%.
Phân hóa ngày càng lớn
Một điều đáng nói nữa là nhóm cổ phiếu ngân hàng ngày càng có sự phân hóa rõ rệt. Trong khi nhóm các cổ phiếu như VCB (Viecombank), EIB (Eximbank), MBB (MBBank)... không ngừng tăng lên thì nhiều ngân hàng khác lại loay hoay với bài toán đưa cổ phiếu về mệnh giá.
Hiện Vietcombank vẫn là ngân hàng có giá cổ phiếu cao nhất trong nhóm ngân hàng, với giá 72.600 đồng/cổ phiếu tính đến phiên ngày 5-7 và vẫn trong xu hướng tăng khá tốt. Trong khi đó, mã EIB của Eximbank lại là cổ phiếu tăng mạnh nhất trong 6 tháng đầu năm với mức tăng 33,6%. Ở hướng ngược lại, SHB của Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội đang là cổ phiếu có thị giá thấp nhất trong số các ngân hàng niêm yết với mức giá 6.800 đồng/cổ phiếu. Suốt một năm rưỡi nay, cổ phiếu này vẫn chưa thể tìm được đường về mệnh giá.
Sự sụt giảm cổ phiếu SHB đến từ tâm lý thất vọng của nhà đầu tư, khi nhiều năm nay cổ đông ngân hàng này vẫn "dài cổ" đợi cổ tức tiền mặt. Nguyên nhân là do SHB nhận sáp nhập Habubank và phải ôm về khoản nợ có liên quan đến Vinashin. Khoản nợ này đã được bán cho VAMC và phải trích lập dự phòng trong 8 năm, mà theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, những tổ chức tín dụng có trái phiếu tại VAMC trên 5 năm sẽ không được chia cổ tức.
Cùng với đó là áp lực đạt chuẩn Basel II và việc đầu tư vào các công ty con cũng khiến ngân hàng này chưa thể xoay xở nguồn tiền để trả cổ tức cho cổ đông. Dù vậy, ông Đỗ Quang Hiển - Chủ tịch HĐQT SHB vẫn khẳng định: "Tôi tin tưởng giá trị cổ phiếu sẽ tăng theo đúng với kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng".
Thực tế, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn được xếp vào nhóm cổ phiếu giá trị với tỷ lệ P/E ở mức thấp. Việc cổ phiếu ngân hàng không đạt được mức tăng trưởng tốt trong thời gian gần đây chủ yếu đến từ diễn biến chung của thị trường chứng khoán khi nửa đầu năm nay, thị trường diễn biến khá ảm đạm.
Bên cạnh đó, theo Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng - diễn biến này cũng thể hiện cổ phiếu ngân hàng không còn thực sự là một kênh đầu tư hấp dẫn với nhà đầu tư như trước đây nữa. Mặc dù các con số trên sổ sách rất đẹp, nhưng thực tế chất lượng tài sản ngân hàng còn chưa cao, nợ xấu có xu hướng tăng và chưa thực sự được giải quyết ổn thỏa. Hệ số an toàn vốn CAR trên sổ sách rất cao, nhưng con số này chưa thực sự tin cậy và nếu năm tới áp dụng Thông tư 41 thì có nhiều ngân hàng hệ số CAR còn dưới cả 8%. Việc phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng còn nhiều vấn đề.
"Giá thị trường của cổ phiếu phản ánh sự nhìn nhận của thị trường về một doanh nghiệp. Trên thị trường có rất nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp, các quỹ, các tổ chức tài chính và thậm chí là các ngân hàng đầu tư lẫn nhau... Đây là những nhà đầu tư rất am hiểu về doanh nghiệp, thành ra khi họ đánh giá cổ phiếu thấp, thậm chí dưới mệnh giá, tức là cái nhìn về "sức khỏe" ngân hàng tương đối tiêu cực" - Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho biết.
Cơ hội nào để đầu tư cổ phiếu ngân hàng?
Cùng với những lý do trên, một số yếu tố khác cũng làm giảm sức hấp dẫn của cổ phiếu ngân hàng như tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng so với khối lượng cổ phiếu đang lưu hành cao khiến cổ phiếu ngân hàng đang mất dần sức hấp dẫn. Nhiều cổ phiếu ngân hàng hiện nay đang thiếu đi lực đẩy của dòng vốn ngoại do đã kín hoặc bị khóa "room" hay "room" còn lại không nhiều hấp dẫn.
Một số ngân hàng đặt kế hoạch chào bán riêng lẻ, hoặc bán cổ phiếu quỹ cho cán bộ nhân viên với mức giá thấp cũng khiến nhà đầu tư lo lắng về việc cổ phiếu bị pha loãng... Vì vậy, theo các chuyên gia, với diễn biến trên thị trường thời gian qua, việc tạo nên một con sóng lớn của cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới sẽ là khó xảy ra. Nhưng triển vọng duy trì đà tăng trưởng chắc chắn của cổ phiếu thì khá chắc chắn ở nhiều ngân hàng.
Vì vậy, cơ hội đầu tư đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có nếu nhà đầu tư chọn được cổ phiếu tốt. Cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ phù hợp với trường phái đầu tư giá trị với những kế hoạch và kỳ vọng trung, dài hạn thay vì đầu cơ, lướt sóng kiếm lời trong ngắn hạn.
Theo các chuyên gia, với diễn biến trên thị trường thời gian qua, việc tạo nên một con sóng lớn của cổ phiếu ngân hàng trong thời gian tới sẽ là khó xảy ra. Nhưng triển vọng duy trì đà tăng trưởng chắc chắn của cổ phiếu thì khá chắc chắn ở nhiều ngân hàng.
Vì vậy, cơ hội đầu tư đối với nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn có nếu nhà đầu tư chọn được cổ phiếu tốt. Cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ phù hợp với trường phái đầu tư giá trị với những kế hoạch và kỳ vọng trung, dài hạn thay vì đầu cơ, lướt sóng kiếm lời trong ngắn hạn.
Theo anninhthudo.vn
"Chật chội" thị trường trái phiếu Bộ phận nghiên cứu của Bank of America Merrill Lynch vừa công bố một bản báo cáo khảo sát giám đốc các quỹ đầu tư lớn và cho thấy một kết quả bất ngờ: các nhà đầu tư chuyên nghiệp đang hướng tới thị trường trái phiếu chính phủ Mỹ với mức độ cao chưa từng thấy kể từ cuộc khủng hoảng tài...