Hàng loạt chung cư mini xây trong ngõ hẻm ‘không lối thoát’
Đặc điểm của loại hình căn hộ mini này là mọc lên ở trong các ngõ nhỏ hẹp, xung quanh có nhiều nhà dân vây kín.
Khi xảy ra cháy, người sống bên trong khó tìm được lối thoát.
Ở Hà Nội càng ngày càng xuất hiện nhiều tòa nhà chót vót mọc lên, diện tích không lớn, nhưng chia rất nhiều phòng bên trong để xé lẻ bán hoặc cho thuê gọi nôm na là “chung cư mini”. Đặc điểm của loại hình chung cư tí hon này là mọc lên ở trong các ngõ nhỏ hẹp, xung quanh nhà dân vây kín cả 3 thậm chí 4 hướng. Trong ảnh là hai “tòa nhà” chung cư mini nằm liền nhau trên phố Dương Quảng Hàm, quận Cầu Giấy, trong đó nhà bên trái dùng tầng 1 để cho thuê kinh doanh thuốc, dược phẩm.
Có những ngôi nhà chỉ là nhà ống nhưng được thiết kế nhiều phòng nhỏ rồi bán mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Toàn bộ các căn trong ngôi nhà như thế này đều chung một quyển “sổ hồng”. Vì giá rẻ, nhiều người dân đành tặc lưỡi mua để có nơi “đi ra đivào” ổn định mà không phải đi thuê nhà. Trong ảnh, một “tòa” chung cư mini ở ngõ 29 phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân chỉ một căn có ban công, còn lại kín như bưng.
Đặc điểm các chung cư mini thường nằm trong ngõ ngách sâu, lối vào lòng vòng, cách xa nguồn nước, phần lớn không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC. Đã vậy, việc bố trí, sắp xếp vật dụng, hàng hóa của những hộ xung quanh thường bừa bãi, bịt cả lối đi.
Anh Nguyễn Việt Trung thuê một căn hộ mini 20m2 trong một ngõ thuộc phố Chùa Láng (quận Đống Đa) đã 4 năm.
Căn này cũng như các căn khác trong ngôi nhà ống bị lắp đặt “chuồng cọp” kín. Nơi thoáng đãng nhất là khu vực giếng trời chủ đầu tư lại thiết kế làm nơi treo cục nóng điều hoà. “Gần như cả 3 mặt đều không có lối thoát nếu không may xảy ra sự cố”, anh Trung chia sẻ.
Video đang HOT
Theo khảo sát của phóng viên, các vật dụng, thiết bị báo cháy ở nhiều nhà chung cư mini đều rất sơ sài. Đơn cử, cả một “tòa nhà” tại nơi anh Trung đang thuê ở trung bình 10 tầng thì chỉ 3 tầng có thiết bị chữa cháy.
Trong ảnh là một góc “chuồng cọp” tại ngôi nhà xây theo mô hình chung cư mini ở phố Khâm Thiên vừa khánh thành, chưa đón khách vào ở. Căn hộ này có diện tích 30m2, giá cho thuê 7,5 triệu đồng/tháng.
Ban công được rào kín, cửa sổ chủ đầu tư cũng đã cho lắp chấn song kiên cố. Điều này để đảm bảo an toàn cho các gia đình có trẻ nhỏ, tuy nhiên lại gây nguy hiểm nếu không may xảy ra hỏa hoạn.
Phía dưới, lối đi khá nhỏ, đường dây điện chằng chịt quấn quanh các tấm rào thép.
Minh Phương thuê một căn 20m2 ở một tòa chung cư mini tại ngõ 29 phố Khương Hạ với giá 3,7 triệu đồng/tháng. Cô cho biết, những ngôi nhà như thế này quanh đây hầu hết được thiết kế rất thiếu không khí, lối ra đều bịt kín vì lý do an ninh.
Ngay trong sáng 13/9, chủ hộ của cô gái này liền nhắn tin dặn dò cẩn thận với bếp ga, sạc pin xe máy điện… Trước đó, hầu như không có ai quan tâm đến việc PCCC cho cư dân và khách thuê.
Tầng thượng của chung cư mini này trước đây được sử dụng làm sân phơi chung nhưng giờ đã bị bịt kín để cho thuê văn phòng.
Vào giờ cao điểm, chỗ để xe máy tại hầu hết chung cư mini mà phóng viên có mặt đều chật cứng, khó dắt để di chuyển. Vì xây dựng đã lâu, các thiết bị điện đều được để ngay dưới hầm gửi xe của tòa nhà mà không được lắp đặt đi ngầm một cách kín đáo.
Ngôi nhà tối giản, đem lại cảm giác thư thái của nữ giáo viên
Ngôi nhà trong mơ vừa mới hoàn thành và đưa vào sử dụng của một nữ giáo viên trẻ độc thân tại TP.
Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai là mẫu nhà đáng để tham khảo cho những ai yêu thích thiên nhiên và sự tối giản.
Ngôi nhà 2 tầng có tổng diện tích 128m2, diện tích sàn tầng trệt 81,3m2. Đây là ngôi nhà được xây dựng trên khu đất diện tích 96m2. Chiều ngang của khu đất này chỉ 4m, do đó việc thiết kế ngôi nhà đem lại cảm giác rộng rãi, tận dụng tối ưu các diện tích trống là thử thách hấp dẫn đối với kiến trúc sư.
Gia chủ của là một cô giáo sống độc thân, sau khoảng thời gian dài tích góp, cô đã mua được lô đất nhà phố nhỏ có kích thước 4 x 24m. Với tính cẩn thận và chu toàn, cô đã làm việc cùng đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc từ rất sớm để chuẩn bị cho ngôi nhà mới của mình.
Cô giáo chia sẻ, bình thường, cô thích dành nhiều thời gian ở nhà, có thói quen chăm sóc cây cối quanh vườn và mong muốn ngôi nhà phải sáng sủa, thoáng mát, gần gũi thiên nhiên. Tuy vậy, với mặt bằng dạng nhà phố hẹp về chiều ngang và cách xây trải dài, chia phòng thông thường sẽ gây thiếu sáng, khả năng thông gió và chống ồn kém, cũng như không đủ khoảng không gian xanh cho sở thích của gia chủ.
Sau khi phân tích ra được những khiếm khuyết điển hình của nhà phố, đơn vị thiết kế đã đưa các tiêu chí về không gian xanh, ánh sáng tự nhiên, thông gió tự nhiên và chống ồn vào danh sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình thiết kế. Hàng loạt các phương án được đưa ra, cuối cùng giải pháp bố trí công năng giúp hạn chế các khuyết điểm khi thiết kế nhà phố đã được chọn.
Với giải pháp này, khi bố trí mặt bằng nhà phố, cần đảm bảo được một không gian chức năng sẽ phải gắn liền một không gian xanh (giếng trời khoảng xanh). Từ đó, tất cả các không gian đều được tiếp xúc với cây xanh và ánh sáng tự nhiên.
Khi cho ánh sáng tự nhiên vào nhà, đơn vị thi công đã phải tính toán, thử nghiệm và kiểm tra thực tế để điều tiết lượng ánh sáng cho phù hợp cho sinh hoạt hằng ngày cũng như cung cấp đầy đủ để cây xanh sinh trưởng và phát triển.
Cụ thể trong ngôi nhà này, kính solar được sử dụng để giảm 40-45 % lượng nhiệt cho khu vực giếng trời đồng thời điều tiết ánh sáng, tạo bóng mát bằng giải pháp rải đá mi phía trên kính.
Nhờ vậy không gian trong nhà khi nào cũng ngập tràn ánh sáng tự nhiên nhưng lại ko bị nóng, hơn nữa, bóng đổ xuyên từ lớp đá tạo ra một hiệu ứng tương tự hoa nắng xuyên qua tán cây, giúp tăng cảm giác gần gũi thiên nhiên.
Việc bố trí công năng để thiết lập hai trục thông thoáng tự nhiên theo phương đứng và phương ngang đã đảm bảo tất cả các không gian trong nhà phố đều được thông thoáng tự nhiên. Hệ lam chữ Z bố trí ở phía trên giếng trời giúp thoát khí nóng, từ đó, làm giảm áp suất bên dưới mái kính.
Không khí vào nhà từ hai hệ cửa trước và sau, tạo ra dòng đối lưu luân chuyển qua mọi không gian, rồi đi tới khu vực có áp suất thấp bên dưới mái kính, mang theo hơi nóng, hướng lên trên rồi qua hệ lam Z thoát ra ngoài. Quá trình này giữ cho không khí trong nhà luôn luôn được trao đổi, tươi mới và mát mẻ.
Đối với không gian tiếp xúc gần đường thường bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn giao thông, vật liệu hoàn thiện tường trong nhà được chọn là những vật liệu có bề mặt gồ ghề và hệ trần cũng được thiết kế thành hệ khung rỗng, có bề dày, vừa có tác dụng thẩm mỹ, vừa giúp tiêu giảm lượng âm thanh bên ngoài vào trong nhà.
Thông qua bốn giải pháp trên đã biến ngôi nhà thành một không gian sống thú vị, thoải mái, cùng cây xanh, ánh sáng tự nhiên và không khí thoáng mát, không như một ngôi nhà phố thông thường.
Ngôi nhà ống nhiều ánh sáng, không gian ngập tràn nắng gió Anh Cao Chí Linh tự thiết kế, tham gia vào quá trình xây dựng tổ ấm trong mơ của mình. Công trình sau khi hoàn thiện mang dáng vẻ hiện đại và có không gian sống ngập ánh sáng. Ngôi nhà ở Buôn Ma Thuột, (Đắk Lắk) của gia đình anh Cao Chí Linh là dạng nhà ống thường thấy ở đô thị....