Hàng loạt chiêu lừa nhắm vào trường học, mất trăm triệu sau phút bất cẩn
Thời gian qua, liên tiếp nhiều chiêu trò lừa đảo xuất hiện ở các thành phố lớn, nhắm vào đối phụ huynh, học sinh như: ‘con cấp cứu ở bệnh viện’, ‘ba con bị tai nạn’, ‘học sinh nợ tiền mua hàng’…
Chiêu lừa “con cấp cứu ở bệnh viện”
Từ đầu tháng 3 đến nay, hàng loạt phụ huynh ở nhiều địa phương trên cả nước trở thành nạn nhân của chiêu lừa “con cấp cứu ở bệnh viện”.
Xuất hiện ban đầu ở TP.HCM, nhiều phụ huynh nhận được cuộc gọi gấp thông báo con bị chấn thương sọ não hoặc bị gãy tay… đang cấp cứu ở bệnh viện. Đối tượng lừa đảo cũng liên tục hối thúc phụ huynh cần phải đóng viện phí gấp để phẫu thuật cho con.
Nhiều người may mắn chưa chuyển khoản cho các đối tượng này mà trực tiếp đến bệnh viện tìm con. Tuy nhiên, không ít cha mẹ vì lo lắng đã nhanh chóng chuyển số tiền lớn tới tài khoản của người lạ này để kịp thời cứu chữa.
Hàng loạt chiêu trò lừa đảo xuất hiện nhắm vào đối tượng học sinh, phụ huynh (Ảnh minh họa)
Chiêu thức lừa đảo này sau đó đã lan ra nhiều tỉnh thành khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Thái Nguyên… với nội dung thông báo tương tự “con anh/chị đang cấp cứu tại bệnh viện”, yêu cầu chuyển tiền gấp để được phẫu thuật.
Theo thống kê của Công an TP.HCM, kể từ đầu tháng 3/2023 đến nay, có 14 trường hợp phụ huynh học sinh bị lừa đảo với tổng số tiền là 825 triệu đồng.
Còn tại Hà Nội, vừa qua, một trường hợp đã bị lừa đảo số tiền lên đến 260 triệu đồng vì kịch bản “con đang cấp cứu ở bệnh viện”, cần chuyển tiền viện phí.
Chiêu lừa “ba con bị tai nạn”
Video đang HOT
Mới đây, tại TP.HCM tiếp tục xuất hiện trò lừa đảo học sinh ở cổng trường “ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện”. Theo đó, một nam sinh lớp 12 của Trường THPT Phú Nhuận (TP.HCM) đứng chờ người thân đến đón ở cổng trường, một người đàn ông chạy xe máy đến và nói “ba con bị tai nạn giao thông, lên xe chú chở đến bệnh viện. Chú là bạn của ba con”.
Vì ba của nam sinh này đã mất nên em chạy vào phòng giám thị báo cáo sự việc. Khi giám thị và bảo vệ Trường THPT Phú Nhuận ra cổng trường, người đàn ông kia đã rời đi.
Ngay sau đó, Sở GD-ĐT TP.HCM đã phát đi thông báo khẩn yêu cầu các nhà trường rà soát, chấn chỉnh công tác truyền thông sau khi xuất hiện trò lừa đảo học sinh ở cổng trường.
Chiêu lừa “học sinh nợ tiền”
Trong khi đó, tại Hà Nội, một số phụ huynh nhận được cuộc gọi từ số lạ thông báo con em mình mua hàng, đồ ăn, quần áo, vật dụng… nhưng chưa trả đủ tiền và để thẻ học sinh lại.
Những đối tượng này yêu cầu phụ huynh phải gửi tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp.
Ngoài ra, có nhiều trường hợp học sinh nhận được cuộc gọi, tin nhắn của kẻ lạ với lời lẽ đe dọa, gây áp lực vì lý do phụ huynh nợ tiền.
Các trường học sau đó đã phát đi thông báo đề nghị phụ huynh, học sinh bình tĩnh, cảnh giác trước các chiêu trò của kẻ xấu, khi có bất kỳ thông tin gì cần liên hệ với giáo viên, nhân viên của trường để xác nhận, tránh mắc mưu những kẻ lừa đảo.
Trước hàng loạt chiêu trò lừa đảo xuất hiện, nhắm vào đối tượng phụ huynh, học sinh, Bộ GD-ĐT phát đi thông báo, yêu cầu các sở GD-ĐT phối hợp với công an các đơn vị, địa phương phổ biến cho phụ huynh và học sinh, sinh viên biết về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại, internet và mạng xã hội.
Cụ thể, như việc cho vay tiền nhanh qua ứng dụng trên điện thoại di động, sàn giao dịch tiền ảo, bán hàng đa cấp, chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội để lừa đảo…
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà trường cần khẩn trương rà soát công tác bảo mật, cung cấp thông tin của học sinh, sinh viên tại các nhà trường và cơ sở giáo dục; kịp thời khắc phục các lỗ hổng bảo mật (nếu có), không để các đối tượng xấu chiếm đoạt nhằm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh, trật tự.
Đồng thời, các trường cần vận động phụ huynh, học sinh, sinh viên bị lừa đảo kịp thời cung cấp thông tin cho cơ quan công an để điều tra, xử lý, khắc phục hậu quả.
Hoảng hồn trước câu trả lời của 'cậu ấm cô chiêu' trước cổng trường học
Theo chân tổ CSGT làm nhiệm quanh khu vực cổng trường học, phóng viên ghi nhận không ít câu chuyện đáng lo từ các trường hợp học sinh vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Ngày 16-3, Đội CSGT Bàn Cờ (Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, Công an TP HCM) lập chốt kiểm tra, xử phạt vi phạm về Luật Giao thông đường bộ trước cổng trường học, khu vực giao lộ Điện Biên Phủ - Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TP HCM).
Chỉ trong 1 giờ làm nhiệm vụ, lực lượng CSGT phát hiện và xử phạt không ít trường hợp học sinh không đủ tuổi điều khiển xe trên 50cc rời cổng trường. Có cả học sinh nam lẫn nữ.
Nữ sinh (17 tuổi) lái xe máy "xịn" chở theo bạn phía sau vi phạm nhiều lỗi về an toàn giao thông.
Khi bị CSGT phát hiện, yêu cầu dừng phương tiện để kiểm tra, các học sinh này liên tục gọi điện thoại cho người thân để cầu cứu.
Theo ghi nhận, hầu hết các học sinh vi phạm đều điều khiển xe máy mới, giá trị cao, trung bình vài chục triệu đồng/chiếc. Các lỗi vi phạm nhiều nhất là: Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, không có giấy phép lái xe, không xuất trình được giấy tờ xe.
Có nữ sinh tên L.Y.P (Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm) lái xe máy trên 100cc, đắt tiền, dù chưa đủ 16 tuổi.
Cũng tại cổng Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, CSGT phát hiện một nữ sinh (17 tuổi) lái xe máy trên 100cc chở theo bạn phía sau vi phạm nhiều lỗi về an toàn giao thông.
Nữ sinh này điều khiển xe máy "xịn", rất mới. Không chỉ vi phạm lỗi điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi, nữ sinh này cũng không đội mũ bảo hiểm, xe không có gương chiếu hậu.
Một số học sinh vi phạm đều cho biết dù được thầy cô dạy về Luật Giao thông đường bộ nhưng chưa hiểu hết, chưa áp dụng được.
Trường hợp này cũng khiến lực lượng chức năng tốn khá nhiều thời gian để làm việc vì nữ sinh không xuất trình được căn cước công dân cũng không chịu hợp tác.
Sau đó, làm việc với CSGT, nữ sinh này nói em được thầy cô giáo dạy học sinh chưa đủ 18 tuổi điều khiển xe trên 50cc là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, nữ sinh này nại lý do rằng: "Em vẫn chưa phân biệt được xe dưới 50cc và xe trên 50cc nên ba mẹ giao xe gì thì em chạy xe nấy".
Nam sinh mặc đồng phục điều khiển xe máy tăng ga bỏ chạy khi thấy CSGT.
Bạn đi cùng xe với nữ sinh này thì cho hay: "Ba em dặn gặp CSGT thì để ba em lên chuộc xe. Ở trường cũng tuyên truyền về an toàn giao thông cho học sinh nhưng tronng trường thì ai cũng dùng xe máy đi học chứ đâu ai đi xe đạp hay xe buýt được".
Cá biệt, có trường hợp một nam sinh mặc đồng phục học sinh điều khiển xe máy khi thấy CSGT ra hiệu yêu cầu dừng phương tiện lại tăng ga bỏ chạy.
Theo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt, từ năm 2020 - 2022, tình hình học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại TP HCM có chiều hướng gia tăng với hơn 1.500 trường hợp vi phạm.
Riêng từ ngày 15-12-2022 đến 1-3-2023, tại TP HCM đã có hơn 240 trường hợp học sinh, sinh viên vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
Đột nhập 7 trường học để "chôm" heo đất Từ đầu tháng 2/2023 đến nay, nhóm của Huy đã thực hiện trót lọt 7 vụ trộm cắp tài sản tại 7 trường học để lấy trộm tiền tiết kiệm trong heo đất, thực phẩm dự trữ tại các trường học trên địa bàn TP Huế (Thừa Thiên-Huế). Ngày 2/3, Công an TP Huế cho biết, đang tiếp tục củng cố hồ sơ...