Hàng loạt cầu nghìn tỷ bị lún, nứt: Chuyên gia nói gì?
Chuyên gia lý giải nguyên nhân 3 cây cầu nghìn tỷ hiện đại bậc nhất Việt Nam bị lún, nứt, bong tróc.
Như chúng tôi đã phản ánh, gần đây 3 cây cầu nghìn tỷ hiện đại bậc nhất Việt Nam: Vĩnh Tuy, Nhật Tân, đường trên cao vành đai 3 đều bị lún, nứt, bong tróc khiến người dân không khỏi lo lắng về chất lượng của các công trình xây dựng.
Cụ thể, từ giữa tháng 5/2013, cây cầu rộng nhất Việt Nam – Vĩnh Tuy đã xuất hiện nhiều vết sụt, nứt ở phía đầu nam hướng về đường Minh Khai và Trần Nhật Duật (Hà Nội).
PGS.TS. Bùi Xuân Cậy – Trưởng bộ môn Đường Bộ – Đại học giao thông vận tải Hà Nội (Ảnh: TPO)
Sau đó không lâu, những đoạn này đã được khắc phục bằng một lớp nhựa mới, tuy nhiên, mặt cầu lại tiếp tục những vết sụt lún chằng chịt kéo dài tại khu vực đường dẫn phía nam, khiến phương tiện qua lại khó khăn.
Trong khi đó, Hội đồng nghiệm thu nhà nước phát hiện, cầu Nhật Tân tại đầu Vĩnh Ngọc (Đông Anh, Hà Nội) xuất hiện một vị trí nứt nhỏ trên bản mặt cầu rộng khoảng 0,1 mm, dài khoảng 1 mét. Lớp nhựa bọc bảo vệ các bó cáp cầu dây văng đã bị cần cẩu làm hư hỏng.
Cùng chung số phận, vượt tiến độ tới 18 tháng nhưng đường trên cao vành đai 3 (Hà Nội) được đưa vào sử dụng chưa đầy một năm đã xuống cấp, xuất hiện nhiều vết vá, vết sụt lún sâu 2 – 3 cm, kéo dài hàng trăm mét.
Nguyên nhân chính khiến cầu có những vết nứt là do chất lượng lớp nhựa đường chưa tốt. Giờ mình nhập nhựa bồn, kiểm soát thương hiệu, chất lượng không tốt lắm nên mới dẫn tới chuyện này.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn phóng viên VTC News về vấn đề này, PGS.TS. Bùi Xuân Cậy – Trưởng bộ môn Đường Bộ – Đại họcGiao thông Vận tải Hà Nội cho biết, có 3 nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng trên.
Tiến sỹ Bùi Xuân Cậy nói: “Nguyên nhân đầu tiên là do tải trọng xe quá lớn, vượt quá sức chịu đựng của cầu. Theo thiết kế, cầu chỉ chịu được tải trọng xe 2 bánh khoảng 10 tấn, nhưng giờ người ta đo thấy toàn xe có tải trọng gần 20 tấn đi qua. Như vậy là vượt quá khả năng chịu tải của lớp nhựa đó.
Thứ hai là do thời tiết. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ cao nên lớp nhựa trên bề mặt cũng chịu ảnh hưởng.
Còn một nguyên nhân nữa người ta đang nghi ngại là nhựa mình nhập không chuẩn lắm. Theo tôi, nguyên nhân chính khiến cầu có những vết nứt như thế là do chất lượng lớp nhựa đường chưa tốt. Giờ mình nhập nhựa bồn, kiểm soát thương hiệu, chất lượng không tốt lắm nên mới dẫn tới chuyện này”.
Riêng với cầu Vĩnh Tuy, Tiến sỹ Cậy nhấn mạnh, ở đoạn đường dẫn lên cầu, nền đất yếu, người ta làm lún không đều giữa nền đất phía bên dưới với phần đường dẫn ở bên trên nên mới xuất hiện vết nứt.
Vết nứt ở cầu Vĩnh Tuy (Ảnh: Internet)
“Nói cách khác, họ xử lý phần nền đất yếu chưa tốt nên xảy ra lún. Tôi khẳng định mặt cầu bị nứt không gây ảnh hưởng gì tới cây cầu, phần bê tông bên dưới của cầu. Cầu thì không có vấn đề gì, chỉ có lớp bê tông nhựa ở phía trên có vấn đề thôi.
Vấn đề này không phải ở mỗi nước mình mà ở nước ngoài cũng xảy ra sự cố này. Người dân bức xúc, các nhà thầu cũng đau đầu tìm cách khắc phục. Họ đều muốn làm tốt chứ chẳng ai muốn xảy ra sự cố như thế”, ông Cậy khẳng định.
Về vết nứt tại nút giao Vĩnh Ngọc, trao đổi với phóng viên VTC News, ông Nguyễn Lê Minh, Giám đốc điều hành Dự án cầu Nhật Tân cho hay, vết nứt rất nhỏ và nằm trong phạm vi, giới hạn cho phép, hoàn toàn không ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
Tuy vậy, Tiến sỹ Cậy tiết lộ: “Gần đây, tại các cuộc họp của Tổng cục đường bộ, người ta cũng đã nhấn mạnh vấn đề này, làm sao để đảm bảo chất lượng lớp bê tông nhựa trên bề mặt cầu.
Thứ trưởng phụ trách xây dựng cơ bản của Bộ Giao thông vận tải cũng đã có nhiều cuộc họp để tìm giải pháp khắc phục hiện tượng này”.
Theo VTC
'Bức tử' sông Hồng: Hố 'tử thần' mọc quanh cầu nghìn tỷ
Cát tặc gần chân cầu Nhật Tân đột nhiên "biến mất", nhưng "đại công trường" tạo ra những hố sâu như vực "tử thần" đang mọc quanh chân cầu Vĩnh Tuy.
Như đã phản ánh, tại khúc sông chảy qua địa bàn phường Nhật Tân, Phú Thượng (Tây Hồ, Hà Nội), nạn cát tặc hoành hành công khai, khá "dữ dội".
Hàng trăm hộ dân ở quanh đây lo ngại nhà của họ có thể bị dòng sông "nuốt chửng" bất cứ lúc nào. Còn nhiều chuyên gia khẳng định, khai thác cát gần các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ gây xói và có thể dẫn đến sập cầu.
Sau khi TS đăng tải những bài viết liên quan đến vụ việc trên, đến chiều 27/5, theo ghi nhận, những tàu bè khai khác cát ở dưới chân cầu Nhật Tân đã tạm ngừng hoạt động ở khúc sông này. Mọi hoạt động "ầm ĩ" của xe tải, máy xúc, máy bơm trước đó vài hôm đã không còn thấy bóng dáng.
C ảnh khai thác cát ngay cạnh chân cầu Vĩnh Tuy (Ảnh: Bá Thắng)
Tuy nhiên, ở đầu kia của sông Hồng, đi dọc cầu Vĩnh Tuy (Long Biên, Hà Nội) vào thời điểm này cũng không khó để bắt gặp cảnh khai thác cát ngay cạnh chân cầu. Những hố lớn sâu hóm như vực "tử thần" đang mọc lên quanh đây.
Những chiếc xe tải lớn từ bờ sông mang thương hiệu "Thuận Phát" rầm rầm đánh bụi tung mù dưới chân cầu đưa cát lên bờ như một "đại công trường" trong lòng sông.
Ngạc nhiên hơn nữa, qua tìm hiểu của chúng tôi, được biết nơi này đã được "cấp phép" để khai thác.
Trước đó, trao đổi với phóng viên TS, ông Trần Đình Nghiên - chuyên gia nghiên cứu về xói lở công trình, giảng viên ngành xây dựng công trình giao thông - Đại học giao thông vận tải Hà Nội khẳng định: "Ở các quốc gia khác trên thế giới, người ta cấm khai thác cát cạnh chân cầu.
Nguyên nhân là bởi khi khai thác cát ở đó sẽ làm mất cân bằng lòng sông, dễ xảy ra các kịch bản xấu mà chúng ta chưa lường trước, tính toán được hậu quả".
Hàng loạt xe tải, cần cẩu được huy động để "bức tử" sông Hồng (Ảnh: Bá Thắng)
Còn tại Việt Nam, cát tặc vẫn đang ngang nhiên "bức tử" sông Hồng, đặc biệt tại các khúc sông cạnh những cây cầu lớn như cầu Nhật Tân, cầu Vĩnh Tuy...
Như một chuyên gia đã nhấn mạnh, chúng ta chỉ nên khai thác cát ở những khu vực nhất định với khối lượng hạn chế và tùy mùa. Không nên khai thác nguồn tài nguyên quý giá này ngay cạnh các cây cầu nghìn tỷ, nhất là khi mùa lũ sắp về.
sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
The vietbao
'Bức tử' sông Hồng, cầu nghìn tỷ bị đe dọa Những hoạt động kinh doanh, khai thác trái phép trên dòng sông Hồng đang khiến hàng ngàn hộ dân lo lắng, cầu Nhật Tân nghìn tỉ bị đe dọa. Theo phản ánh của người dân sống trên địa bàn phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội nơi con sông Hồng uốn lượn chảy qua, chúng tôi men theo con ngõ 264 đường...