Hàng loạt cán bộ hải quan bị hai ‘kiều nữ’ mua chuộc
Hai nữ giám đốc lập mưu dùng tiền mua chuộc hàng loạt cán bộ hải quan ở An Giang để giúp làm giả hồ sơ xuất khẩu, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng.
‘Mua đứt’ 34 cán bộ hải quan vùng biên
VKSND Tối cao vừa truy tố Lê Thị Chi (37 tuổi) cùng 18 đồng phạm dưới quyền, giám đốc công ty đối tác và 34 người nguyên là công chức Hải quan An Giang với các hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Mua bán trái phép hóa đơn, Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong thi hành công vụ.
Theo điều tra, đầu năm 2010, Chi thành lập Công ty TNHH Kim Chi tại quê huyện An Phú, tỉnh An Giang. Hai năm sau, cô ta thành lập tiếp hai công ty do người thân đứng tên. Cả 3 cùng hoạt động trên các lĩnh vực xây dựng, xuất nhập khẩu, dịch vụ, thương mại… đều do nữ giám đốc điều hành.
Lợi dụng chính sách về hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) của nhà nước, từ giữa năm 2011 đến năm tháng 10/2013, Chi dùng pháp nhân 3 doanh nghiệp cùng các đồng phạm lập khống hồ sơ xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia để chiếm đoạt ngân sách.
Lợi dụng chính sách khuyến khích xuất khẩu, Lê Thị Chi đã mua chuộc nhiều cán bộ hải quan để làm hồ sơ khống, chiếm đạt hàng chục tỷ đồng tiền hoàn thuế GTGT. Ảnh: Cửu Long
Cụ thể, Chi móc nối mua 2381 hóa đơn GTGT khống hàng hóa đầu vào của 8 doanh nghiệp ở An Giang, Đồng Tháp và TP HCM với tổng số tiền ghi khống gần 444 tỷ đồng. Các bộ hồ sơ rất hoàn chỉnh với hóa đơn GTGT, chứng từ giả thanh toán hàng hóa mua vào qua ngân hàng. Hàng hóa bán ra từ 3 công ty của Chi xuất cho hai công ty của Campuchia, với tổng số tiền gần 500 tỷ đồng.
Hồ sơ đầu vào đầu ra hoàn hảo, có xác nhận của công chức hải quan cửa khẩu Khánh Bình (An Giang), Chi giao cho thuộc cấp kê khai lập hồ sơ hoàn thuế… 3 doanh nghiệp của Chi lập 29 bộ hồ sơ đề nghị Chi cục thuế huyện An Phú và Cục thuế tỉnh An Giang xin hoàn thuế GTGT, chiếm đoạt gần 42 tỷ đồng.
Để thực hiện phi vụ, Chi thỏa thuận với Nguyễn Thành Trí (53 tuổi) – Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Khánh Bình (từ năm 2008 đến tháng 8/2012). Nữ giám đốc trích bồi dưỡng tương đương 0,3% giá trị hàng hóa ghi trên tờ khai hải quan xuất khẩu cho lãnh đạo và cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình để “mua” xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan”, “Đã xuất khẩu hàng hóa”.
Số tiền lại quả từ Chi, Nguyễn Thành Trí hưởng 40%, còn các thuộc cấp mỗi người 12%. Tháng 9/2012, Nguyễn Văn Biên (52 tuổi) lên làm Chi cục trưởng thay Trí, đã chia lại số tiền lại quả, trong đó ông ta nhận 26%.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng làm rõ, hai đời chi cục trưởng Tri va Biên đa chu trương để 32 thuộc câp ky xác nhận khống 500 bô tơ khai hàng hoá xuất khẩu sang Campuchia, tạo điều kiện cho 3 doanh nghiệp của nữ giám đốc hợp thức hóa hồ sơ hoàn thuế GTGT; bù lại được nhận tiền lại quả gần 1,7 tỷ đồng. Trong số này, Nguyễn Thành Trí hưởng hơn 356 triệu đồng, Nguyễn Văn Biên nhận 261 triệu đồng.
Xuất khẩu giả, chiếm 80 tỷ đồng hoàn thuế
VKSND TP HCM cũng vừa có cáo trạng truy tố vụ án: Buôn lậu, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Đưa hối lộ, Môi giới hối lộ, Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại xảy ra tại Công ty cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn.
Vụ trọng án kinh tế này có đến 46 bị can. Trong đó, có tới 24/30 cán bộ hải quan bị truy tố thuộc chi cục hải quan cửa khẩu Khánh Bình, tỉnh An Giang.
Trần Thị Bích Tuyền. Ảnh: A.X
Theo điều tra, năm 2011, Trần Thị Bích Tuyền (38 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM) với doanh nghĩa là Giám đốc Công ty Cổ phần Đại Đắc Tài mốc nối với nhiều chủ doanh nghiệp tư nhân và ông Lê Dũng – Giám đốc Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn (51% vốn nhà nước) lập hồ sơ xuất khẩu khống sang Campuchia rồi làm thủ tục xin hoàn thuế GTGT.
Thực hiện phi vụ này, từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2013, giám đốc Lê Dũng chỉ đạo cấp dưới sử dụng pháp nhân công ty lập khống 112 bộ tờ khai hải quan hàng hóa ghi là “mặt hàng thuốc lá” cho Tuyền, trị giá gần 1.300 tỷ đồng; xuất sang Campuchia qua cảng Sài Gòn khu vực IV, cửa khẩu Khánh Bình (tỉnh An Giang). Qua đó, nhóm doanh nhân này chia nhau 80 tỷ đồng tiền hoàn thuế gia trị gia tăng.
Trong đó, Tuyền chia cho công ty của Dũng gần 20 tỷ đồng. Riêng Dũng được “ người đẹp” tặng thêm 150 triệu đồng, 20.000 USD và xe SH.
Tháng 9/2013, lực lượng chống buôn lậu của Tổng cục Hải quan kiểm tra 2 container do Công ty Cổ phần thực phẩm công nghệ Sài Gòn xuất sang Campuchia tại Cảng Cát Lái, quận 2, TP HCM, phát hiện bên trong chứa 20.000 kg gạo. Trong khi lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ thì người của Tuyền mang thuốc lá vào cảng để đánh tráo 2 container gạo nhưng bị phát hiện.
Theo cơ quan điều tra, để các hồ sơ thực hiện trót lọt, Tuyền thuê Nguyễn Ngọc Mẫn móc mối với cán bộ Hải quan TP HCM, làm các thủ tục xuất khẩu hàng hóa không phải qua kiểm toán theo quy định. Cụ thể, Mẫn giúp Tuyền thực hiện 12 lô hàng xuất khẩu gồm 16 tờ khai hải quan, trị giá hàng hóa ghi khống hơn 700 tỷ đồng, được hoàn thuế GTGT gần 70 tỷ.
Sau khi Mẫn nghỉ việc, Tuyền hợp tác với Lâm Thị Thủy (46 tuổi, quê An Giang, đang bỏ trốn) để đưa hối lộ nhằm tạo hồ sơ xuất khẩu khống qua cửa khẩu Khánh Bình, An Giang. Thủy thỏa thuận với Nguyễn Văn Biên – Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Khánh Bình mức chi 0,3% tiền hoàn thuế GTGT. Cán bộ này chỉ đạo cấp dưới thông qua các tờ khai xuất khẩu cho Công ty Cổ phần Thực phẩm Công nghệ Sài Gòn.
Các phi vụ thành công, Thủy thay mặt Tuyền đã chi cho Hải quan tại Cửa khẩu Khánh Bình gần 1,2 tỷ đồng. Trong số này Chi cục trưởng Nguyễn Văn Biên được chia nhiều nhất là 224 triệu đồng, người thấp nhất gần 1 triệu đồng.
Cửu Long
Theo VNE
Tuyên án 2 cán bộ hải quan trong đường dây buôn lậu ô tô
Chiều tối 29.4, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án sơ thẩm với 22 bị cáo trong vụ án buôn lậu hàng trăm ô tô qua biên giới do Dũng "mặt sắt"cầm đầu, trong đó có 2 cán bộ hải quan.
Các bị cáo tại phiên tòa chiều 29.4Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Dũng "mặt sắt" là biệt danh của Hà Tuấn Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Tuấn Đông có trụ sở ở xã Hải Yên, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh. Cùng với 3 trợ thủ đắc lực, Dũng "mặt sắt" đang bị Cơ quan cảnh sát điều tra (Bộ Công an) truy nã khi cầm đầu đường dây buôn hàng trăm xe ô tô cũ trị giá hàng chục tỉ đồng sang Trung Quốc.
Từ ngày 26 - 29.4, 22 bị cáo gồm vợ, đàn em của Dũng "mặt sắt", 2 người Trung Quốc và 2 cán bộ hải quan đã ra hầu tòa. Theo cáo trạng, từ đầu tháng 1.2013, đường dây này nhập ô tô đã qua sử dụng từ Hong Kong về cảng Cái Lân, sau đó chuyển sang Trung Quốc qua cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh). Đây là loại hàng hóa thuộc danh mục tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất kể từ tháng 9.2012. Phía Trung Quốc cũng cấm nhập khẩu xe ô tô đã qua sử dụng từ năm 2007.
Dũng "mặt sắt" và đàn em đã bắt mối với một người Trung Quốc tên là A Dắt, lập khống hợp đồng mua bán xe ô tô mới. Núp dưới hình thức tạm nhập, tái xuất xe ô tô chưa qua sử dụng, những chiếc xe ô tô cũ đã được thông quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cái Lân và được Chi cục Hải quan Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh giám sát trước khi xuất sang Trung Quốc.
Cơ quan điều tra xác định đường dây này đã vận chuyển trót lọt hơn 110 xe ô tô qua Trung Quốc. Hành vi này chỉ được phanh phui khi đêm 5.5.2013, cơ quan công an đã phát hiện và bắt giữ 15 đối tượng đang vận chuyển ô tô tại tỉnh lộ 340 thuộc địa phận huyện Hải Hà, Quảng Ninh qua biên giới sang Trung Quốc. Trong số này có 12 đối tượng là đàn em của Dũng "mặt sắt".
Cơ quan công an xác định, các đối tượng đã vận chuyển được 9 xe ô tô cũ, 55 xe còn lại cất giấu ở một số khu chợ, bãi tập kết container của cửa khẩu Bắc Phong Sinh, nhiều xe đã lắp biển số Trung Quốc, số khung xe bị tẩy xóa. Nhà chức trách đã thu giữ 25 chiếc xe với giá trị hơn 17 tỉ đồng.
Các bị cáo tại tòa Ảnh: Vũ Ngọc Khánh
Cán bộ hải quan nhận tiền "lót tay"
Trong phiên tòa sơ thẩm, có 2 bị cáo nguyên là cán bộ hải quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh là Triệu Hoài Anh và Bùi Quang Anh. Theo hồ sơ điều tra, cả 2 bị cáo này nhận tiền "lót tay" của doanh nghiệp. Triệu Hoài Anh trực tiếp nhận tiền "bồi dưỡng" của doanh nghiệp rồi đưa cho Vũ Văn Nam, cán bộ Chi cục Hải quan Bắc Phong Sinh để chia cho mọi người. Bị cáo Bùi Quang Anh hàng tuần đều được Nam đưa cho từ 12 - 17 triệu đồng.
Một tay chân của Dũng "mặt sắt" là Bùi Tuấn Quảng khai nhận, khi lô xe ô tô cũ xuất hết, A Dắt đã chuyển trả cho mỗi xe 60 triệu đồng. Để vận chuyển trót lọt ô tô qua biên giới, Quảng đã chi cho Hải quan Cái Lân 15 triệu đồng/xe ô tô, Hải Quan cửa khẩu Bắc Phong Sinh 35 triệu đồng/xe ô tô.
Trong số các bị cáo có vợ của Dũng "mặt sắt" là Bùi Thị Phương được cho là người "cầm kinh tế" của đường dây. Theo cáo trạng, Phương mở tài khoản tại một ngân hàng ở Trung Quốc để A Dắt tiện chuyển tiền vào mỗi khi có lô hàng vận chuyển trót lọt. Khi biết bị bại lộ, Phương đã tiêu hủy nhiều giấy tờ, tài liệu liên quan đến hành vi phạm pháp. Tại tòa, Phương đã bị hội đồng xét xử tuyên 38 tháng tù giam, hiện đã chấp hành xong.
Các bị cáo đã bị tuyên án với nhiều thời hạn tù khác nhau: 42 tháng tù, 5 năm, 6 năm tù giam... Trong số này có duy nhất một bị cáo nhận án treo 36 tháng là Nguyễn Văn Thành. 2 cán bộ hải quan Quang Anh, Hoài Anh đều nhận mức án 31 tháng tù giam. Riêng Dũng "mặt sắt" và 3 đối tượng đang bỏ trốn đang tiếp tục bị truy nã.
Vũ Ngọc Khánh
Theo Thanhnien
Kiều nữ "đốn ngã" hàng loạt cán bộ hải quan Nhờ có chút nhan sắc thêm việc lanh lợi, mối quan hệ rộng, Tuyền nhảy vào thương trường tìm cách thu lợi bất chính. Cô ta đã "đốn ngã" hàng loạt cán bộ hải quan, chiếm đoạt hơn 80 tỷ đồng tiền thuế. Ngày 20.4, Viện KSND TP.HCM đã có cáo trạng đề nghị truy tố 46 đối tượng với các tội danh:...