Hàng loạt bị cáo lĩnh án tử trong đường dây mua bán trái phép chất ma túy
Ngày 25/6, TAND TP. Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử với 4 bị cáo trong đường dây Mua bán trái phép chất ma túy và Tàng trữ trái phép chất ma túy với số lượng đặc biệt lớn.
Theo đó, các bị cáo trong vụ án phải ra hầu tòa gồm: Chu Toàn Thắng (SN 1988, trú tại phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội); Võ Văn Nam (SN 1973, trú tại Đức Giang, Long Biên, Hà Nội); Ngô Thị Châm (SN 1972, trú tại phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội) và bị cáo Mai Ngọc Diệp (SN 1976, trú tại phố Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội).
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử
Trong vụ án này, các bị cáo Chu Toàn Thắng, Ngô Thị Châm và Võ Văn Nam cùng bị đưa ra xét xử về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”. Riêng bị cáo Mai Ngọc Diệp bị đưa ra xét xử về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Theo cáo trạng truy tố cùng diễn biến tại phiên tòa cho thấy, Võ Văn Nam tuy có vợ con đàng hoàng nhưng vẫn thuê nhà và sống như vợ chồng với Ngô Thị Châm, chồng đã mất tại một căn hộ thuộc khu tập thể Cơ khí xây dựng (ở quận Long Biên, Hà Nội). Để có tiền ăn tiêu, cặp đôi này đã biến căn hộ thuê mướn thành tụ điểm mua bán trái phép chất ma túy.
Cụ thể, thông qua mối quan hệ xã hội, Châm và Nam biết Ngô Thị Bích Ngọc (sống tại Lào) có nguồn ma túy bán, nhằm mục đích kiếm lời bằng việc bán lẻ ma túy, cặp đôi bảo Ngọc bán ma túy “đá” cho với giá 600 triệu đồng/kilogram. Địa điểm giao dịch là ngay tại căn hộ, nơi mà Châm và Nam đang cùng nhau chung sống.
Trong khi đó, Chu Toàn Thắng cũng có mối quan thệ thân thiết với Ngọc và được nữ đối tượng này thuê mang ma túy đi giao dịch cùng với Phạm Hải Đăng.
Đến trưa ngày 7/4/2018, Thắng được Ngọc cho số điện thoại của Châm và bảo liên lạc với đối tác để giao dịch ma túy. Tối cùng ngày, Thắng tiếp tục nhận được điện thoại từ người đàn ông lạ (người của Ngọc) báo đến một địa điểm trên phố Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội) để nhận “hàng”.
Tuy nhiên khi tới điểm hẹn, Thắng không thấy bóng dáng người đàn ông như thông tin nhận được mà chỉ thấy một túi nilon màu đen để ở chân cột đèn. Mở túi nilon này ra xem, đối tượng phát hiện 2 bịch ma túy “đá” nên nhét ngay vào trong người.
Đúng lúc này, Phạm Hải Đăng cũng xuất hiện và cùng Thắng tới thẳng nhà Châm. Tại đây, Châm lấy 460 triệu đồng giao cho Đăng và nam thanh niên này nhanh chóng đi luôn.
Do không đủ tiền lấy cả 2 bịch ma túy “đá” nên Châm trả lại Thắng 1 bịch, đồng thời cho đối tượng này 1 gói ma túy nhỏ để sử dụng. Sau đó, Thắng rời tụ điểm ma túy của Châm thì bị cơ quan công an phát hiện, bắt giữ quả tang.
Qua lời khai của Thắng, cơ quan công an lập tức ập vào căn nhà mà Châm và Nam thuê ở. Khám xét nơi đây, cơ quan công an thu giữ nhiều túi nilon ma túy nhỏ cùng bịch ma túy vừa giao dịch với Thắng.
Bên cạnh đó, cũng tại thời điểm cơ quan công an khám xét nơi ở của cặp đôi sống như vợ chồng thì Mai Ngọc Diệp bất ngờ xuất hiện. Ngay sau đó, cơ quan chức năng cũng thu giữ 1 túi nilon nhỏ đựng ma túy giấu trong chiếc áo khoác của Diệp. Đây là số ma túy Nam giao cho Diệp ngay trước khi lực lượng công an phát hiện.
Ngoài lần bị bắt giữ quả tang, Châm và Nam còn khai nhận từng 2 lần mua bán ma túy với Ngọc. Tuy nhiên, ngoài lời khai nhận tội đó ra không có thêm tài liệu, chứng cứ khác chứng minh nên cơ quan chức năng không đề cập xử lý ở hành vi này.
Trong quá trình điều tra, cơ quan tố tụng xác định Chu Toàn Thắng phải chịu trách nhiệm về hơn 1.197 gram ma túy; Võ Văn Nam, Ngô Thị Châm cùng phải chịu trách nhiệm về hơn 922 gram ma túy và Mai Ngọc Diệp phải chịu chế tài về 32,58 gram ma túy.
Video đang HOT
Ngoài ra, cơ quan chức năng xác định, ngoài các bị cáo nêu trên, liên quan đến vụ án còn có Phạm Hải Đăng (SN 1998, trú ở phường Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội) và Ngô Thị Bích Ngọc (SN 1985, trú ở TP Nam Định, tỉnh Nam Định), tuy nhiên do chưa đủ căn cứ xử lý và đang ở nước ngoài nên cơ quan tố tụng tách rút hồ sơ tiếp tục điều tra.
Sau khi nghị án, căn cứ vào toàn bộ hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan cũng như diễn biến tại phiên tòa, HĐXX cho rằng cáo trạng truy tố các bị cáo về những tội danh nêu trên là có căn cứ, đúng pháp luật, hành vi phạm tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hiểm cho xã hội, là nguyên nhân dẫn đến các loại tội phạm khác, các bị cáo đã mua bán trái phép số lượng ma túy rất lớn nên cần phải áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc nhằm răn đe giáo dục tội phạm và phòng ngừa chung.
Theo đó, HĐXX TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt các bị cáo Chu Toàn Thắng, Võ Văn Nam và Ngô Thị Châm cùng lĩnh mức án tử hình về tội “ Mua bán trái phép chất ma tuy“; bị cáo Mai Ngọc Diệp lĩnh án 12 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.
Mạnh Hùng
Theo congly
7 điều đặc biệt tại phiên toà xét xử ông Phan Văn Vĩnh
92 người hầu toà, phòng xử rộng 1.000 m2, chủ toạ xét hỏi làm bị cáo dù phản cung cũng phải nhận tội.
Sáng 13/11, TAND tỉnh Phú Thọ khai mạc phiên toà lớn nhất trong lịch sử với 92 bị cáo ở 6 nhóm tội danh. Trong các bị cáo có hai người từng mang chức vụ cao là cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Phan Văn Vĩnh và cựu cục trưởng Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 Nguyễn Thanh Hoá.
Đường dây đánh bạc trực tuyến này với số tiền thu gần 10.000 tỷ đồng được xác định là đường dây có quy mô lớn nhất cả nước.
Sau 10 ngày thẩm vấn và ba ngày tranh tụng, chủ toạ thông báo HĐXX nghị án kéo dài, sẽ công bố bản án vào sáng 30/11.
13 ngày vừa qua, việc điều hành, tổ chức phiên tòa có nhiều điểm đặc biệt.
HĐXX dưới sự điều hành của nữ chủ toạ. Ảnh: Phạm Dự.
Phòng xét xử hơn 1.000 m2
Chánh án TAND tỉnh Phú Thọ Ngô Tố Dụng cho biết đây là vụ án tính chất phức tạp, số lượng người bị xét xử lớn nhất từ trước tới nay tại Phú Thọ. Toà đã cải tạo khu vực sân chừng 1.000 m2 thành phòng xử án "rộng mênh mông".
Hai màn hình lớn được đặt hai bên, VKS thường trình chiếu từng bút lục khi cần thiết hoặc các văn bản cho bị cáo, người liên quan đối chiếu. Nhiều luật sư chia sẻ dù dự nhiều phiên tòa song chưa thấy ở đâu đầu tư hiện đại như ở đây, xứng đáng là "phiên tòa mẫu".
Phiên tòa có lịch làm việc dày đặc kéo dài từ thứ hai tới hết thứ bảy song thời gian bố trí nghỉ hợp lý. Cụ thể, sáng 7h30-11h, chiều từ 14h đến 17h.
Sân toà được trải thảm nhựa, khoảng 120 băng ghế được xếp ngay ngắn. Ảnh: Phạm Dự
Dùng xe cẩu chuyển hồ sơ vụ án từ VKS về tòa
Khi nhận hồ sơ từ VKSND tỉnh, toà cử hơn 10 thư ký sang kiểm đếm bút lục trong hai ngày. Sau đó, để chuyển số hồ sơ lên xe, cơ quan tố tụng phải thuê máy cẩu.
Hồ sơ vụ án để trong 7 chiếc tủ sắt cao hơn hai mét, tất cả đều có khoá bảo mật. Từ nhiều tháng trước phiên tòa, các thẩm phán đều đọc hồ sơ tới khuya mới về.
Theo VKS, từ giai đoạn điều tra, dù huy động hơn 100 cán bộ công an, lực lượng kỹ thuật tham gia suốt 12 tháng song việc điều tra vẫn chưa thể triệt để. Vụ án liên quan nhiều cấp, ngành.
Khẳng định "không có vùng cấm", VKS nói vụ án còn được điều tra tiếp ở giai đoạn hai, trong đó có làm rõ dấu hiệu nhận hối lộ, động cơ vụ lợi của ông Vĩnh và cựu cục trưởng C50 Nguyễn Thanh Hoá.
Gần 300 người tham gia tố tụng
Những người tham dự phiên tòa. Ảnh: Phạm Dự.
Theo công bố của chủ tọa, phiên xử có mặt 91 bị cáo, một người xin vắng mặt, 30 luật sư bào chữa. Gần 200 người tham gia tố tụng. 72 người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được triệu tập song vắng nhà tới 300%
Để phục vụ xét hỏi 92 bị cáo, HĐXX mời 14 người làm chứng và ba điều tra viên của Cơ quan An ninh điều tra (Công an tỉnh Phú Thọ).
Luận tội kiểu cuốn chiếu
Bản luận tội không trình bày theo mô tuýp thông thường mà VKS vận dụng kiểu cuốn chiếu với từng bị cáo. Ví dụ: Sau khi đưa ra nội dung truy tố với ông Phan Văn Vĩnh, bản luận tội nêu lại tình trạng thẩm vấn của bị cáo này tại tòa, tiếp đó là những căn cứ, lập luận của cơ quan công tố về hành vi phạm tội. Cuối cùng, VKS đề nghị tội danh cũng như mức hình phạt.
Nhiều luật sư nhận định cách luận tội như trên là "khoa học, dễ theo dõi". Khi đối đáp, công tố viên cũng chỉ nêu ý chính trong nội dung cáo trạng nên giúp phiên tòa tiết kiệm được thời gian.
Phần tranh luận cũng được HĐXX áp dụng hình thức cuốn chiếu. Nghĩa là bị cáo tranh luận, sau đó luật sư trình bày bào chữa rồi đại diện VKS tranh luận trực tiếp. Xong bị cáo này mới đến bị cáo khác.
Không bị cáo nào kêu oan
Sáng 21/11, VKS cho hay 89/91 bị cáo có mặt, ba bị cáo, riêng bà Lê Thị Lan Thanh, Phan Văn Vĩnh (cựu trung tướng, cựu tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát), Nguyễn Thanh Hóa (cựu cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao - C50). Trong đó, bị cáo Vĩnh chưa thừa nhận lợi dụng chức vụ mà khai chỉ phạm lỗi gián tiếp, thiếu trách nhiệm. Bị cáo Hóa quanh co chối tội, đổ lỗi cho người khác.
Tuy nhiên sang tới ngày 22/11, cả ba bị cáo đều thay đổi lời khai, nhận tội. Đặc biệt là ông Nguyễn Thanh Hóa, từ khi bước vào tranh luận tới lúc nói lời sau cùng, ông nhiều lần nói xin lỗi với Đảng, Bộ Công an, với Nguyễn Văn Dương và cấp dưới cũ của mình ở C50.
Còn Nguyễn Văn Dương chỉ xin hưởng khoan hồng để yên tâm cải tạo, không chống án.
Ông Nguyễn Thanh Hóa đã nhận tội sau một ngày phản cung. Ảnh: Phạm Dự.
Bị cáo ở 24 tỉnh, thành phố
Tháng 5/2017, Huy bí tiền chơi bạc bèn lên mạng Internet tìm cách chiếm quyền sử dụng tài khoản Facebook của một phụ nữ ở tỉnh Phú Thọ, lừa bạn của cô này chuyển 110 thẻ cào với giá trị 55 triệu đồng. Số thẻ này Huy dùng để chơi bạc ở cổng game Rikvip/Tip.Club và cho bạn chơi cùng.
Khi hành vi lừa đảo bị phát giác, từ lời khai của Huy, cơ quan điều tra phát hiện đường dây đánh bạc qua mạng núp bóng game bài do Nguyễn Văn Dương và Phan Sào Nam tổ chức. Kết quả, 92 người phải hầu tòa về 6 tội danh.
Theo đó, mạng lưới đã lôi kéo được gần 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc trực tuyến. Tổng doanh thu bất chính lên tới gần 10.000 tỷ đồng. Trong 92 bị cáo hầu tòa có 43 người tham gia đánh bạc trải khắp 24 tỉnh thành, từ đồng bằng đến miền núi, từ thành thị tới nông thôn, có cả tri thức, công nhân, nông dân, sinh viên.
Một trong số đó là bị cáo Phạm Quang Minh (Bắc Giang). Ở phần thẩm vấn Minh trình bày đã thua khoảng hai tỷ đồng và từ đây kéo theo bao hệ lụy khiến giờ "vô cùng ăn năn hối hận vì đã không biết trân trọng cuộc sống trước đây". Từ người kinh doanh quần áo có thu nhập ổn định, Minh đã phá sản, phải bán nhà, vay nợ người thân, vợ hiện bỏ đi đâu không rõ.
Các con bạc dù đến từ Đà Nẵng, TP HCM, Bình Dương, hay Cao Bằng, Phú Thọ... đều điểm chung là: thua bạc, mất tiền.
Nhanh chóng thu hồi được hơn 1.300 tỷ đồng
Theo thông báo của cơ quan công tố, trong vụ án này, hơn 20 bị cáo cùng nhóm các cựu chủ đại lý cấp một, hai, người đánh bạc đã bị tạm giữ đồ vật, tài sản, tiền mặt trị giá hơn 1.300 tỷ đồng. Trong đó, Phan Sào Nam đã tự nguyện nộp 1.300 tỷ trong 1.500 tỷ đồng thu lời bất chính. Dương chỉ nộp hơn 240 tỷ và bị cho rằng vẫn che giấu nguồn tiền bất minh còn lại khoảng 1.500 tỷ đồng.
So với nhiều vụ đại án khác, nguồn tiền thu hồi trong vụ án này là "con số mơ ước". Ông Đinh La Thăng trong hai vụ án phải bồi thường 630 tỷ đồng song ông nói chỉ có "nửa căn nhà chung cư" là tài sản chung vợ chồng để có thể kê biên thi hành án.
Cơ quan chức năng xác định Nguyễn Văn Dương (chủ tịch Công ty TNHH Đầu tư phát triển an ninh công nghệ cao - CNC), Phan Sào Nam (chủ tịch VTC Online) và các đồng phạm đã lợi dụng công nghệ cao để tổ chức đánh bạc qua mạng. Việc này có sự trợ giúp của ông Vĩnh và Hoá là những người có chức vụ quyền hạn trong cơ quan nhà nước được giao đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Bảo Hà
Theo VNE
Đề nghị mức án vụ 10 bị cáo truy đuổi gây chết người Đại diện VKS cho rằng có đủ căn cứ đề xác định cáo trạng của VKS truy tố đối với các bị cáo mà cáo trạng truy tố là đúng người, đúng tội. Ngày 25-6, TAND tỉnh Tây Ninh đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án giết người đối với 10 bị cáo gồm Trần Thanh Vinh (Vinh "mập"), Phạm Quang Vinh,...