Hàng loạt bệnh viện Mỹ bị tội phạm mạng dùng mã độc tống tiền
Hàng chục bệnh viện tại Mỹ đang trở thành mục tiêu tấn công bằng mã độc tống tiền của nhóm tội phạm Đông Âu. Các quan chức liên bang hôm 28/10 đã cảnh báo các cơ sở chăm sóc sức khỏe cần nhanh chóng củng cố lại hệ thống dữ liệu thông tin của mình.
Hành lang một bệnh viện ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: Reuters
Hãng tin Reuters (Anh) dẫn nguồn các nhà tư vấn an ninh mạng đưa tin Cục Điều tra Liên bang Mỹ ( FBI) đang điều tra những vụ tấn công dùng phần mềm có mã độc để tống tiền các bệnh viện, bao gồm những trường hợp tấn công xảy ra tại bang Oregon, California và New York trong tuần này.
Theo đó, một bác sĩ làm việc tại bệnh viện ở Oregon cho biết cơ sở y tế này đang phải làm việc thông qua giấy tờ sau khi một cuộc tấn công bằng mã độc nhắm vào họ.
“Chúng tôi vẫn có thể theo dõi thủy tinh thể và chụp ảnh. Tuy nhiên, tất cả kết quả khám bệnh chỉ được thông báo qua giấy tờ. Nhân viên có thể xem hồ sơ y tế nhưng các dữ liệu đó không được cập nhật”, một bác sĩ giấu tên cho biết.
Các chuyên gia cho biết khả năng nhóm tội phạm đứng sau các cuộc tấn công này là Wizard Spider hoặc UNC 1878. Họ cảnh báo rằng những cuộc tấn công như vậy có thể làm gián đoạn hoạt động của bệnh viện và dẫn đến thiệt hại về nhân mạng.
Sau những cuộc tấn công, các quan chức FBI và An ninh Nội địa, các quản trị viên bệnh viện và các chuyên gia an ninh mạng đã phải tổ chức một cuộc họp từ xa để tìm cách giải quyết sự cố này, theo các nhà tư vấn an ninh mạng.
Một người tham gia cuộc họp nói với Reuters rằng các quan chức chính phủ đã cảnh báo các bệnh viện cần đảm bảo hệ thống sao lưu của họ hoạt động theo thứ tự, ngắt kết nối hệ thống khỏi Internet nếu có thể và tránh sử dụng tài khoản email cá nhân. Tuy nhiên, FBI vẫn chưa phản hồi thông tin này.
“Đây dường như là một cuộc tấn công có sự phối hợp nhằm phá hủy các bệnh viện đặc biệt trên khắp đất nước. Mặc dù tấn công bằng mã độc tống tiền vào các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã trở nên phổ biến hàng tuần, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi thấy 6 bệnh viện được nhắm mục tiêu trong cùng một ngày bởi cùng một mã độc tống tiền”, ông Allan Liska, một nhà phân tích về mối đe dọa an ninh mạng của Công ty Recorded Future của Mỹ, cho biết.
Những vụ tấn công mạng này làm gián đoạn các hoạt động thường ngày của các bệnh viện. Ảnh: AP
Video đang HOT
Trước đây, việc lây nhiễm mã độc tống tiền tại các bệnh viện đã làm sập cơ sở dữ liệu lưu trữ hồ sơ bệnh nhân, nơi lưu trữ thông tin y tế cập nhật vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bệnh viện.
Các nhà tư vấn quen thuộc với các cuộc tấn công cho biết những tên tội phạm mạng thường sử dụng một loại mã độc tống tiền được gọi là “Ryuk”, để khóa máy tính của nạn nhân cho đến khi nhận được tiền thanh toán.
Người tham gia cuộc họp từ xa tiết lộ các quan chức chính phủ cho biết những kẻ tấn công đã sử dụng Ryuk và một phần mềm gián điệp khác, được gọi là Trickbot, để chống lại các bệnh viện.
“UNC 1878 là một trong những nhóm đe dọa trơ trẽn, nhẫn tâm và rắc rối nhất mà tôi đã từng biết đến trong sự nghiệp của mình. Nhiều bệnh viện đã bị ảnh hướng lớn bởi phần mềm tống tiền Ryuk và mạng của họ đã phải dừng hoạt động”, ông Charles Carmakal, phó Chủ tịch cấp cao của Công ty ứng phó sự cố mạng Mandiant tại Mỹ, cho biết.
Các chuyên gia cho rằng việc triển khai phần mềm gián điệp Trickbot là rất quan trọng sau những nỗ lực của Tập đoàn Microsoft nhằm phá vỡ hệ thống mạng tấn công vào đầu tháng 10/2020. Ông Stefan Tanase, một nhà phân tích tội phạm mạng, cho biết sáng kiến của Microsoft được thiết kế để đánh bại tội phạm mạng, tuy nhiên, dường như chúng đã phục hồi nhanh chóng. Hiện nay, Tập đoàn Microsoft chưa trả lời yêu cầu bình luận về sự việc này.
Biden tung 'vũ khí tranh cử' mạnh nhất
Cựu tổng thống Obama được xem "vũ khí" mạnh nhất trong kho đạn dược tranh cử của Biden và Pennsylvania là bang mà ông chọn để triển khai.
Cựu tổng thống Barack Obama đã chỉ trích người kế nhiệm Donald Trump trong lần đầu xuất hiện trực tiếp tại chiến dịch vận động tranh cử của ứng viên Dân chủ Joe Biden. Phát biểu tại sự kiện ở thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania, ông Obama đã công kích ông chủ Nhà Trắng về hàng loạt vấn đề, từ đối phó đại dịch, bê bối thuế cá nhân, xử lý kinh tế, Đạo luật Chăm sóc sức khỏe hợp túi tiền, hay "không thể bảo vệ bản thân" trước Covid-19.
"Donald Trump sẽ không đột nhiên đứng ra bảo vệ tất cả chúng ta", Obama phát biểu tại sự kiện "mít tinh xe hơi" ở Philadelphia, hôm 21/10. "Ông ta thậm chí còn không thể thực hiện những bước cơ bản để bảo vệ bản thân".
Đồng thời, cựu tổng thống Mỹ cũng cảnh báo đảng Dân chủ tránh tự mãn trước kết quả của các cuộc thăm dò dư luận, dù khảo sát cho thấy ông Biden đang duy trì lợi thế ở Pennsylvania.
"Tôi không quan tâm các cuộc khảo sát. Có rất nhiều cuộc thăm dò trước đây và nó không hiệu quả", ông Obama nói.
Cựu tổng thống Barack Obama tại sự kiện vận động tranh cử cho Joe Biden ở thành phố Philadelphi, bang Pennsylvania hôm 21/10. Ảnh: NYTimes.
Khi chỉ còn chưa đầy hai tuần nữa đến ngày bầu cử chính thức, sự xuất hiện của cựu tổng thống Obama tại bang mà Tổng thống Trump từng thắng năm 2016 đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Pennsylvania. Bang chiến trường này nắm giữ 20 phiếu đại cử tri và được cả hai chiến dịch xem là nơi buộc phải thắng trên con đường tới Nhà Trắng.
Cuộc bầu cử năm nay đã chứng kiến cả hai ứng viên dồn lực cho Pennsylvania, từ việc thực hiện các chuyến thăm liên tục tới đổ hàng chục triệu đôla vào quảng cáo ở đây. Một ngày trước, Tổng thống Donald Trump cũng có buổi vận động tranh cử tại Erie, bang Pennsylvania, một trong ba hạt phía tây từng bầu cho tổng thống Obama hồi năm 2008 và 2012, nhưng đã quay sang ủng hộ ông 4 năm trước.
Cựu tổng thống được xem là người đại diện quan trọng của ứng viên Biden, khi có bài phát biểu vào khung giờ vàng tại Hội nghị Toàn quốc đảng Dân chủ hồi tháng 8, xuất hiện trong video vận động gây quỹ và kêu gọi người ủng hộ bỏ phiếu cho Biden. Ông cũng góp mặt cùng ứng viên phó tổng thống Kamala Harris và diễn viên Michael Jordan trong buổi gây quỹ trực tuyến hồi đầu tháng 10.
Tuy nhiên, sự xuất hiện trực tiếp của cựu tổng thống Obama, người được cho có khả năng thu hút cử tri hàng đầu và là diễn giả nổi tiếng nhất của đảng Dân chủ, có thể giúp cơ sở ủng hộ của đảng Dân chủ, đặc biệt là người trẻ và nhóm thiểu số, tăng thêm nhiệt tình với cuộc bầu cử và ứng viên Joe Biden.
"Một là nếu không có Pennsylvania, Tổng thống Trump sẽ không có đường đi tới 270 phiếu đại cử tri. Hai là cựu tổng thống Obama vẫn rất nổi tiếng ở bang này", John Fetterman, phó thống đốc Pennsylvania và là thành viên của đảng Dân chủ, nói. "Khả năng thu hút chú ý và tiếp thêm năng lượng của ông ấy chắc chắn không ai trong đảng Dân chủ có thể vượt qua được".
Ông Obama cũng tỏ ra tràn đầy năng lượng khi trở lại sân khấu chính để đưa ra những chỉ trích nhắm vào cách quản lý đất nước và hành vi cá nhân của Tổng thống Donald Trump. Tổng thống thứ 44 của Mỹ đã chỉ trích cách ứng phó Covid-19, đại dịch khiến hơn 200.000 người Mỹ tử vong, của Trump bằng cách so sánh với cách Biden sẽ làm nếu là tổng thống.
"Biden sẽ không làm hỏng chương trình xét nghiệm. Ông ấy cũng sẽ không gọi các nhà khoa học là kẻ ngốc. Ông ấy sẽ không tổ chức một sự kiện siêu lây nhiễm trong Nhà Trắng", ông Obama nói.
Cách tổ chức sự kiện vận động của Obama cũng khác Trump. Những người tham dự ngồi trong xe để duy trì giãn cách xã hội và có thể hò reo hoặc bấm còi để thể hiện sự ủng hộ khi cựu tổng thống phát biểu. Trong khi đó, các sự kiện của Tổng thống Trump thường có hàng nghìn người tham dự, đứng chen chúc nhau ở sân bay và thậm chí nhiều người không đeo khẩu trang.
Ứng viên Joe Biden đã không tham gia sự kiện này. Ông ở nhà riêng tại Wilmington, bang Delaware để chuẩn bị cho cuộc tranh luận cuối cùng với Tổng thống Trump vào ngày 22/10, theo các trợ lý của Biden.
Trước cuộc vận động trực tiếp ở Philadelphia, ông Obama đã kêu gọi người ủng hộ bỏ phiếu và tránh giễu cợt các vấn đề của đất nước. Cựu tổng thống cũng gặp 14 thành viên cộng đồng da màu ở Bắc Philadelphia để thảo luận về các vấn đề mà người da màu phải đối mặt, như nghèo đói, thất nghiệp và bạo lực súng đạn.
"Khả năng vận động đảng Dân chủ của tổng thống Obama chỉ có một đối thủ duy nhất là Trump. Bởi Obama là người truyền cảm hứng cho chúng tôi và nói rằng 'chúng tôi có thể', trong khi Trump là người dám nói rằng 'chúng tôi không thể'", thượng nghị sĩ Dân chủ Sharif Street ở bang Pennsylvania nói. "Chính sự xuất hiện của Barack Obama sẽ nhắc nhở mọi người về thời gian mà Mỹ đã nỗ lực làm tốt hơn so với bất kỳ điều gì Tổng thống hiện tại đang làm".
Ứng viên Joe Biden phát biểu tại sự kiện vận động tranh cử ở thành phố Detroit, bang Michigan tuần trước. Ảnh: NYTimes.
Theo Holly Otterbein, biên tập viên của Politico, việc đảng Dân chủ sử dụng người vận động tranh cử hàng đầu của họ để kêu gọi cử tri da màu, đặc biệt là trong lần xuất hiện trực tiếp đầu tiên của ông trong năm nay, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cử tri Mỹ gốc Phi đối với triển vọng đắc cử của Biden, nhất là ở các thành phố lớn như Philadelphia. Đồng thời, nó cũng cho thấy lo ngại của một số thành viên Dân chủ rằng liệu ứng viên Biden đã làm đủ để vận động cử tri ở bang chủ chốt này hay không.
"Chúng tôi sẽ trở thành bang chiến trường và tôi nghĩ chuyến thăm của cựu tổng thống Obama phản ánh điều đó", Cherelle Parker, lãnh đạo phe đa số trong Hội đồng thành phố Philadelphia và là người đại diện địa phương cho chiến dịch của Biden, nói.
Thăm dò của POWER Interfaith, một nhóm tiến bộ có trụ sở ở Pennsylvania, tháng này chỉ ra 72% cử tri nam da màu ở Philadelphia dưới 50 tuổi và 91% cử tri da màu trên 50 tuổi ủng hộ Biden. Trong số những cử tri nam trẻ tuổi hơn, 14% ủng hộ Trump và 9% chưa quyết định.
Cựu tổng thống Obama từng chiến thắng ở Pennsylvania hai lần, một phần nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của các cử tri Mỹ gốc Phi. Tại một số khu vực ở Philadelphia có dân số da màu đông, ủng hộ dành cho Obama lên tới 99%.
Tuy nhiên, David Nakamura, biên tập viên của Washington Post, cho rằng sự xuất hiện của Obama ở Philadelphia cũng là lời nhắc nhở rằng ông từng không thể giúp ứng viên Hillary Clinton giành chiến thắng ở bang này năm 2016.
"Nếu Obama không thể gánh vác Pennsylvania giúp Hillary, tôi rất nghi ngờ việc ông ấy có thể làm điều gì cho Joe Biden", Charlie Gerow, chiến lược gia chính trị đảng Cộng hòa ở Pennsylvania, nói.
Song Obama cho biết ông chưa từng đánh mất hy vọng ở Pennsylvania. "Tôi chưa từng mất hy vọng vì những gì xảy ra 4 năm trước. Tôi đã phát điên, đã tức giận nhưng không mất hy vọng. Lý do là tôi chưa từng hy vọng tiến bộ sẽ đến một cách dễ dàng", Obama nói với nhóm cử tri ở Bắc Philadelphia.
Biden trong kỳ vọng của châu Âu Nếu đắc cử tổng thống, thách thức đầu tiên và cấp thiết về chính sách đối ngoại của Biden là lấy lại niềm tin của đồng minh ở châu Âu. Khi thế giới đang trong giai đoạn hỗn loạn nhất kể từ Thế chiến II, khả năng lãnh đạo ổn định của Joe Biden, cựu phó tổng thống Mỹ và hiện là ứng...