Hàng loạt bệnh “rình rập” học sinh trước năm học mới
Ngoài các căn bệnh truyền nhiễm như: cúm, sốt xuất huyết, tay chân miệng…các học sinh còn đối mặt với nhiều căn bệnh không lây nhiễm khác như: béo phì, tật khúc xạ, cong vẹo cột sống…
Để chuẩn bị cho năm học mới an toàn, hiệu quả và không dịch bệnh, ngày 27/8 Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) đã tổ chức buổi gặp gỡ báo chí nhằm Truyền thông phòng chống dịch bệnh trong trường học.
Theo Cục Y tế Dự phòng, thời điểm bắt đầu vào năm học mới, có rất nhiều bệnh lây nhiễm có thể xuất hiện và lây lan trên diện rộng như bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm… Ngoài ra, Cục Y tế Dự phòng cũng cảnh báo không nên chủ quan với các dịch bệnh mới nổi như MERS-CoV, Ebola.
Chia sẻ với phóng viên, TS Trương Đình Bắc – Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, hiện nay cả nước có hơn 20 triệu học sinh, học tại 40.000 trường học trong cả nước. Theo TS Bắc, trường học là môi trường thuận lợi để các dịch bệnh phát triển do đây là nơi tập trung đông người. Bởi vậy, nếu trường học không đảm bảo vệ sinh môi trường thì đây sẽ là “mối nguy” lớn gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Trước thềm năm học mới, rất nhiều căn bệnh có thể lây lan vào trường học.
Video đang HOT
Ngoài những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, TS Bắc cho biết thêm, bệnh tật xảy ra trong trường học đang có nguy cơ gia tăng đối với các nhóm bệnh liên quan đến học đường như: béo phì, tật khúc xạ, cong vẹo cột sống, rối nhiễm tâm trí…Tuy đây không phải là những căn bệnh lây nhiễm, nhưng cũng là vấn đề rất đáng lo ngại hiện nay.
“ Sức khỏe ở lứa tuổi học đường còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, ví dụ như cận thị hiện nay chiếm khoảng 35% học sinh và đang có xu hương gia tăng, nhất là ở các thành thị. Ngoài ra, tình trạng thừa cân, béo phì đang là vấn đề nhức nhối ở lứa tuổi học đường, đây là căn bệnh rất nguy hiểm, là tiền thân của bệnh ung thư, đái tháo đường, tim mạch khi trưởng thành …”, TS Bắc nhấn mạnh.
Nguyên nhân gây nên tình trạng trên, TS Bắc cho rằng, một phần là do công tác đảm bảo vệ sinh trường học còn nhiều nơi chưa đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Không chỉ có vậy, nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức tới vấn đề sức khỏe học đường.
“Hiện nay, nhiều trường học còn chưa thật sự chú trọng đến y tế học đường, chưa có cán bộ chuyên trách về y tế để khám và tư vấn định kỳ cho học sinh, để từ đó có những phát hiện và hướng dẫn cách phòng bệnh tật cho các học sinh”, TS Bắc chia sẻ.
Chính vì lý do trên, vấn đề truyền thông phòng chống dịch bệnh trong trường học là vô cùng cần thiết, muốn làm được như vậy thì bản thân các trường học, chính quyền địa phương phải tích cực tham gia công tác phòng bệnh, vệ sinh trường học để phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm.
Ngoài ra, việc khám sức khỏe định kỳ nhằm phân loại sức khỏe cho các học sinh là rất quan trọng. “Đây không phải khám để điều trị, mà khám để nhằm mục đích phát hiện ra các căn bệnh như: tật khúc xạ, tai mũi họng, rối nhiễm tâm trí…điều này nhằm giúp giáo viên có sự phân loại để dạy cho học sinh đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, nhằm giúp học sinh có hướng điều trị thích hợp khi bệnh mới ở giai đoạn đầu”, TS Bắc nhấn mạnh.
Theo_Eva
Giải bài toán thiếu trường, lớp cách nào?
Báo cáo đầu năm học 2015-2016 của Sở GD&ĐT TP.HCM cho biết số học sinh (HS) ở TP.HCM tiếp tục tăng thêm trên 85.000 em so với năm trước.
Nếu tính bình quân sĩ số 40 HS/lớp thì TP.HCM cần phải có thêm 2.125 phòng học mới. Theo Sở GD&ĐT TP, đến đầu năm học chỉ có hơn 1.000 phòng học mới được đưa vào sử dụng, có nghĩa mới đáp ứng khoảng 50% nhu cầu chỗ học.
Tuy nhiên, đây là vấn đề không mới, năm nào cũng lặp đi lặp lại. Dù đã có nhiều nỗ lực nhưng xem ra để giải quyết bài toán thiếu trường, lớp là khá nan giải, đến nay TP vẫn còn lúng túng.
Một giải pháp mà TP hay làm là ưu tiên ngân sách đầu tư vào các công trình trường học. Trong dịp hè vừa qua, TP đã tăng tốc sửa chữa, đầu tư xây mới nhiều dự án trường học. Nhưng số trường, lớp xây thêm hằng năm cũng như muối bỏ biển. Trước áp lực HS tăng cao, các quận, huyện đành phải tăng sĩ số HS/lớp, giảm số HS học hai buổi/ngày xuống một buổi/ngày, thậm chí thu gọn các phòng chức năng để có thêm phòng học... Tất nhiên, các biện pháp này đã ảnh hưởng không tốt đến nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học của TP thời gian qua.
Tại hội nghị chuyên đề về năm học mới do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tổ chức hôm qua, có đại biểu đề nghị cần ngăn sự dịch chuyển của các gia đình về TP. Thế nhưng giải pháp này cũng khó khả thi. Tình hình tăng dân số cơ học nhanh và phức tạp vẫn là một thách thức.
Giải pháp được trông đợi nhiều nhất là đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi thành phần xã hội, mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Thật ra về vấn đề này, Chính phủ đã có nhiều văn bản khuyến khích và trong thời gian qua công tác này đã có những bước phát triển nhất định. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống trường ngoài công lập đang có chiều hướng khựng lại trong vài năm gần đây. Theo thống kê của ngành giáo dục, giai đoạn 2001-2012, tỉ lệ HS theo học tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập chỉ chiếm 0,6% ở tiểu học, THCS và hơn 9% ở THPT.
Vì sao có sự khựng lại này? Theo các nhà đầu tư, nguyên nhân chính là chính sách đầu tư của Nhà nước cho hai hệ trường công lập và ngoài công lập còn chưa công bằng. Trong khi các trường công lập được Nhà nước cấp đất, đầu tư ngân sách tính trên đầu HS (ở cấp THPT là 4,5 triệu đồng/năm học/HS) thì các trường ngoài công lập không được hưởng ưu đãi về đất đai, HS không được Nhà nước đầu tư. Điều vô lý là phụ huynh của các HS ngoài công lập cũng đóng thuế như các phụ huynh khác.
Như vậy, để gỡ bài toán quá tải trường, lớp rất cần sự hưởng ứng từ nhiều phía.
QUANG ÂN
Theo_PLO
Mẹo chống gỉ sét trên ô tô và cách phòng ngừa Dù sớm hay muộn, bạn cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng gỉ sét trên chiếc xe yêu quý của mình. Vì thế, hãy học cách đối mặt với nó. Bất chấp sự phát triển kỹ thuật hiện đại chống ăn mòn từ các nhà sản xuất, gỉ sét vẫn là một trong những kẻ thù không đội trời chung của xe...