Hàng không Việt: “Qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai”
Tại các sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất hay Phù Cát, hàng không đang phục hồi nhanh và sẵn sàng đối phó với khó khăn sau “họa” Covid-19.
Ngoài việc tận dụng tối đa để phát triển thị trường hàng không nội địa sau khi kiểm soát tốt dịch Covid-19 và ngóng chờ mở lại đường bay quốc tế, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, các chuyên gia kinh tế và hãng hàng không cho rằng, ngành hàng không , các địa phương cần kết hợp với nhau để tạo cú hích phát triển, giúp ngành hàng không từng bước trỗi dậy.
Hành khách đã bắt đầu quay trở lại chọn hàng không làm phương tiện đi lại sau khi kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.
Khi nào nhộn nhịp trở lại?
Tại buổi Tọa đàm “Hàng không Việt trỗi dậy và sự phục hồi kinh tế” vào chiều ngày 30/5, ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, thị trường hàng không nội địa đang phục hồi dần sau dịch bệnh Covid-19 khi hiện nay có đường bay đạt 80% so với cao điểm Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, tổng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do chưa có khách quốc tế (năm 2019 phần lớn dung lượng thị trường trên dưới 50% khách nội địa).
Khẳng định ngành hàng không Việt và các hãng cũng đang trăn trở để tìm giải pháp, sáng kiến để sớm có những đường bay vận chuyển hành khách bình thường như trước khi có dịch Covid-19. Tuy nhiên, ông Cường thừa nhận chỉ khi nào những “rào cản” nhập cảnh và yêu cầu cách ly dỡ bỏ, hàng không sẽ nhộn nhịp trở lại.
Ông Võ Huy Cường, Cục phó Cục Hàng không Việt Nam.
Dẫn chứng, từ ngày 28/4, Cục Hàng không đã cho phép nâng dần tần suất khai thác, mở trở lại các đường bay. Tại các sân bay như Nội Bài, Tân Sơn Nhất hay Phù Cát, hoạt động đi lại rất đông. Từ đó, ông Cường đưa ra quan điểm nhận đính đó là câu trả lời thực tiễn rằng hàng không không chết yểu vì dịch bệnh và sẵn sàng đối phó với khó khăn.
“Ngành hàng không xác định khó khăn và tranh thủ phát triển bền vững đồng thời sẵn sàng đón làn sóng mở cửa du lịch hàng khách quốc tế không chỉ hàng không mà là Việt Nam là điểm đến an toàn. Kịch bản sẽ là tạo dựng khu vực đi lại an toàn. Cục Hàng không và các hãng bay đã nghiên cứu và tìm kiếm cơ hội mở lại đường bay chở khách như trước dịch Covid-19,” ông Cường nhấn mạnh.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC kiêm Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways cho rằng, Chính phủ và các Bộ ban ngành đã vào cuộc và có những tháo gỡ quyết liệt trước những khó khăn của ngành hàng không cũng như các hãng hàng không. Tần suất các chuyến bay như Bamboo Airways mở lại đã lên tới 90% tại các sân bay, giờ chỉ phụ thuộc nhu cầu đi lại sẽ gia tăng các chuyến bay.
Video đang HOT
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Bamboo Airways.
“Trước đây, Bamboo Airways khai thác 150 chuyến bay/ngày, hiện mới đạt 50% trước dịch Covd-19. Nếu nhu cầu đi lại trở lại bình thường, tháng Sáu hay chậm nhất tháng Bảy tới, hãng sẽ có số chuyến bay bằng so với trước thời điểm dịch bệnh,” ông Quyết đánh giá.
Ngoài việc khôi phục chuyến bay và tạo công ăn việc làm của nhân viên là tốt nhất so với các hãng bay khác, vị Chủ tịch Bamboo Airways đưa ra lý giải bởi, hãng không bị ảnh hưởng nhiều của thị trường bay và khách quốc tế.
Quả quyết sự trỗi dậy của hàng không là tự nhiên, theo ông Cường, khi không còn lo sợ dịch bệnh, công ăn việc làm và thu nhập phục hồi, Cục Hàng không dự báo thời điểm kỳ vọng thị trường hàng không quay trở lại giống như năm 2019 chắc cũng phải 2-3 năm trong trường hợp toàn cầu sớm khống chế dịch bệnh.
Hàng không thể hiện sức khỏe của nền kinh tế
Thừa nhận ngành hàng không chịu tác động nặng nề do dịch Covd-19, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch ví von: “Các hãng hàng không hiện nay còn trụ được mà không chết yểu cho tới bây giờ là rất giỏi. Tình cảnh của ngành hàng không sẽ chỉ như cái cây thiếu nước nhưng bộ rễ vẫn tốt, chỉ cần có một ‘cơn mưa là có thể đâm chồi nảy lộc’. Việc mở đường bay quốc tế vẫn còn là dấu châm hỏi nên ‘cơn mưa’ đầu tiên chính là thúc đẩy thị trường hàng không nội địa”.
Ngành hàng không cần một ‘cơn mưa rào để đâm chồi nảy lộc trở lại’
Theo ông Lịch, ngành hàng không, các địa phương cần kết hợp với nhau để tạo cú hích phát triển, giúp ngành hàng không từng bước trỗi dậy.
Đồng quan điểm này, Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa chuyên gia kinh tế, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia chia sẻ, thị trường du lịch nội địa đã khai thác ở mức độ nào đó. Khi giảm giá hàng không, du lịch sẽ kích cầu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp không nên giảm giá vô hạn.
“Gần đây, ngành hàng không có hiện tượng các doanh nghiệp cạnh tranh chưa lành mạnh, đấu tranh sống còn với nhau và điều này chỉ hợp với các ngành kinh doanh hàng hóa. Hàng không cần đầu tư lớn nên không thể cạnh tranh như vậy vì sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của tài sản quốc gia. Chính phủ cần có sự kiểm soát tạo sự công bằng và cùng nhau phát triển giữa các hãng,” ông Nghĩa đưa ra chính kiến.
Gợi mở về thị trường quốc tế sau khi kiểm soát tốt dịch, ông Nghĩa cho rằng, nước ta đã dập dịch nhanh vì vậy cần tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế. Ngành hàng không cần tập trung trọng điểm vào khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á nhờ kiểm soát tốt dịch và cũng là thị phần rộng lớn của các hãng bay Việt.
Ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch hãng hàng không Bamboo Airways cho rằng, ngành hàng không thể hiện sức khỏe của nền kinh tế. Nếu đi ra sân bay vắng bóng người, sức khỏe của nền kinh tế cũng như chống dịch của nước ta chưa thành công. Tuy nhiên, hai tuần nay, lối ra vào của khu vực nội địa sân bay phải dùng còi để chỉ đạo các phương tiện, sảnh sân bay cũng tấp nập.
Bà Vũ Tiến Lộc, Phó giám đốc Saigon Tourist cho biết việc các hãng hàng không tung ra nhiều ưu đãi về vé máy bay cũng như kết hợp với nhiều ưu đãi về nghỉ dưỡng, tác động lớn tới việc xây dựng sản phẩm du lịch của các công ty lữ hành.
“Với việc các hãng hàng không tung vé giá rẻ như hiện nay, khách hàng sẽ được hưởng lợi rất nhiều và đem tới sự phong phú và đa dạng cho các sản phẩm du lịch giá cả hợp túi tiền,” bà Lộc nói.
Tại buổi Tọa đàm, các chuyên gia kinh tế đồng tình khi cho rằng để “lò xo” nền kinh tế trở lại, nhất là trong thời kỳ bình thường mới, xét về vĩ mô, đây không chỉ là vấn đề của riêng ngành hàng không mà tất cả các bộ ngành đều phải phối hợp, chung tay tạo ra sự lan tỏa để bật dậy cả nền kinh tế./.
Các hãng bay Việt đặt cược tham vọng sau dịch Covid-19
Thay vì chọn cách tiếp cận thận trọng cho phương án trở lại sau dịch Covid-19, các hãng hàng không Việt Nam đang đặt cược vào thị trường phục hồi nhanh
Hiện nay, do ảnh hưởng của Covid-19, các hãng hay Việt Nam phần nhiều ở trạng thái ngủ đông. Các hãng đều ngừng khai thác phần lớn đường bay quốc tế và nội địa, ngừng việc hoặc giảm lương nhân viên...
Thế nhưng, các hãng hàng không Việt Nam đang đưa ra những kế hoạch tham vọng cho giai đoạn sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát trên thế giới. Tham vọng của các hãng đặt cược vào việc thị trường sẽ hồi phục thần tốc sau dịch Covid-19.
Phân tích từ lãnh đạo các hãng bay Việt đều có điểm chung là lạc quan về nhu cầu di chuyển hàng không trong và ngoài nước sau dịch sẽ nhanh chóng quay trở lại thời điểm trước dịch.
Trong khi hầu hết máy bay đang "đắp chiếu" vì dịch bệnh, các hãng hàng không Việt Nam đặt cược vào thị trường phục hồi nhanh. Ảnh: Ngô Minh.
Cụ thể, CEO của Vietnam Airlines Dương Trí Thành cho rằng đây là thời điểm tốt để mua thêm máy bay, đón đầu thị trường sau dịch. Ông Thành nhận định dịch Covid-19 chính là cơ hội để mua thêm máy bay khi hầu hết hãng trên thế giới đang hủy đơn hàng.
Lãnh đạo hãng hàng không quốc gia cho hay cách đây khoảng 2 tháng, để đặt hàng một chiếc máy bay thì phải mất 3-4 năm mới được giao. Khi các hãng trên thế giới hủy đơn hàng thì giúp doanh nghiệp này có thể nhanh chóng có máy bay.
Hãng lựa chọn phương án đẩy nhanh đặt mua thêm 50 máy bay với tổng mức đầu tư dự kiến gần 3,8 tỷ USD trong thời điểm 100 trong tổng số 106 máy bay của Vietnam Airlines đang "nằm sân" không thể khai thác.
Đây cũng là khoản đầu tư mạnh tay với Vietnam Airlines khi hãng ước tính sẽ lỗ 19.651 tỷ đồng chỉ trong năm 2020. Đó là chưa kể, theo thông tin từ ông Dương Trí Thành, hãng phải mất 5 năm mới bù lại các khoản lỗ phát sinh, với điều kiện kinh doanh tốt sau dịch bệnh và các cơ chế đảm bảo.
Động thái đẩy nhanh việc mua 50 máy bay mới cho thấy hãng hàng không quốc gia đang đặt cược lớn vào khả năng thị trường hàng không nội địa và quốc tế sẽ phục hồi mạnh sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Điều này đi ngược với lựa chọn của nhiều hãng bay thế giới, như chính CEO Vietnam Airlines nhận định, khi nhiều đơn hàng đang được các hãng hủy.
"Tham lam khi thị trường sợ hãi" cũng là lựa chọn của Bamboo Airways. Trong bối cảnh nhiều hãng bay trên thế giới phải bán bớt máy bay để duy trì dòng tiền, hãng hàng không của tỷ phú Trịnh Văn Quyết khẳng định vẫn sẽ tăng số lượng máy bay của Bamboo Airways lên ít nhất tổng cộng 40 chiếc trong năm 2020.
Nếu tuyên bố này được hiện thực hóa, hãng sẽ biên chế thêm ít nhất 18 máy bay trong gần 6 tháng, tăng gần gấp đôi quy mô đội bay.
Hãng hàng không của Tập đoàn FLC cho biết vẫn sẽ hướng tới mục tiêu đội 50 tàu đặt ra hồi cuối năm 2019 nếu nhu cầu đi lại hồi phục tốt hơn dự kiến, các điều kiện thị trường tích cực và hoạt động kinh doanh đáp ứng yêu cầu về mở rộng quy mô trong quý 3 và quý 4.
Chủ tịch của Bamboo Airways cũng chia sẻ hãng sẽ giữ vững mục tiêu nắm 30% thị phần nội địa, con số ngay cả khi trước dịch Covid-19 vẫn được nhiều chuyên gia xem là tham vọng.
Đánh giá về dịch Covid-19 khi nhìn từ dịch SARS trong quá khứ, Bamboo Airways cho rằng hàng không là một trong những ngành bị ảnh hưởng trực diện và nghiêm trọng nhất từ dịch bệnh, nhưng cũng là ngành hồi phục thần tốc khi dịch được dập tắt. Thêm vào đó, giá dầu tiếp tục đà giảm sâu tính đến tuần đầu tháng 4 cũng là một tín hiệu có lợi đối với doanh nghiệp giao thông vận tải, bao gồm hàng không.
Hãng cũng trích dẫn số liệu từ Cục Hàng không, cho thấy quy mô thị trường hàng không Việt Nam sau đại dịch SARS đã tăng trưởng trên dưới 20% ngay sau khi dịch được kiểm soát.
Trao đổi với báo chí vào cuối tháng 3, lãnh đạo Cục Hàng không cho biết các hãng hàng không Việt đang rơi vào tình cảnh cạn kiệt nguồn lực khi dòng tiền không còn, phải vận hành cầm chừng duy trì một số ít đường bay trọng điểm và mỗi hãng chỉ khai thác 1 chuyến bay/ngày. Vị này lo ngại một số hãng hàng không có thể không trụ được, phá sản sau khủng hoảng Covid-19.
Theo văn bản được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) về tình hình ảnh hưởng của dịch cúm Covid-19 đến các đơn vị trong ngành GTVT, thiệt hại ban đầu của việc dừng khai thác nhiều đường bay được các hãng hàng không Việt Nam tính toán sơ bộ lên tới hơn 30.000 tỷ đồng trong năm 2020.
Hồng Khang
Vietnam Airlines cần hỗ trợ 12.000 tỉ đồng để vượt qua dịch Covid-19 Để đảm bảo khả năng thanh toán trong năm 2020, Vietnam Airlines cần Nhà nước hỗ trợ 12.000 tỉ đồng và phải bắt đầu giải ngân từ tháng 4-2020. Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Uỷ ban) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ về việc ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đến hoạt động sản xuất...