Hàng không Mỹ cấm để pin dự phòng trong hành lý
Nhiệt độ trong khoang chứa hành lý ký gửi của máy bay đủ nóng để khiến pin lithium bốc lửa.
Ảnh chụp sự cố hỏa hoạn do pin lithium gây ra trên chiếc 797 của hãng Air Nippon.
Nếu bạn muốn tích trữ pin dự phòng trong hành lý ký gửi để du lịch trên bầu trời nước Mỹ, bạn sẽ phải suy nghĩ lại. Hôm qua, Cơ quan Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) đã đưa ra cảnh báo rằng pin lithium (loại pin có trong các thiết bị điện tử phổ biến hiện nay) “đe dọa bắt lửa và dẫn cháy trong khoang chứa hàng của máy bay”.
Với lý do này, FAA hiện đang yêu cầu các hãng hàng không phải cấm hành khách đặt pin dự phòng trong hành lý ký gửi của mình. Khi bạn thực hiện ký gửi hành lý và mua vé, các hãng hàng không cũng sẽ nhắc nhở bạn về điều này.
Video đang HOT
Vụ cháy trên chiếc DC-8 của UPS cũng bị nghi ngờ là do pin lithium gây ra.
Ngay từ năm 2010, FAA đã thừa nhận rằng khoang chở hàng trên máy bay có thể đạt nhiệt độ đủ cao để khiến pin lithium bắt lửa gây hỏa hoạn, song phải đến giờ cơ quan này mới tiến hành các biện pháp để ngăn ngừa sự cố trên xảy ra.
Các mối lo ngại về hiểm họa do pin lithium đặt trong khoang hành lý ký gửi gây ra bắt đầu xuất hiện sau khi một chiếc Boeing 797 của hãng Air Nippon gặp sự cố tại Boston vào tháng 1/2013. Trước đó, một chiếc 747-400 của hãng United Parcel cũng đã gặp nạn tại Dubai khiến cho cả 2 phi công tử nạn khi đang chuyên trở một lượng lớn pin lithium đặt trong khoang hành lý.
Theo Lê Hoàng/VnReview
Samsung phát triển công nghệ pin mới
Bộ phận nghiên cứu của Samsung Electronics cho biết đã phát triển một công nghệ mới nhằm mục tiêu tăng gấp đôi mật độ lưu trữ năng lượng so với pin lithium hiện có, theo Neowin.
Samsung đang có những nỗ lực lớn nhằm cải thiện pin lithium trên smartphone
Được phát triển và thương mại hóa từ những năm 1990 bởi Sony, pin lithium hiện nay đã trở nên cổ xưa và tụt hậu so với những cải tiến về công nghệ, như chip xử lý nhanh hơn, màn hình mật độ điểm ảnh dày đặc hơn, ăng-ten không dây gửi nhiều dữ liệu hơn...
Trước đây, các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã đưa ra kỹ thuật sử dụng silicon đóng vai trò là vật liệu cathode để thay thế cho than chì, điều này giúp khả năng lưu trữ năng lượng tăng lên gấp 10 lần. Tuy nhiên, nó vẫn đi kèm nhược điểm khi rút ngắn tuổi thọ pin bằng cách lặp đi lặp lại hoạt động sạc và xả.
Với công nghệ mới từ trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) của Samsung Electronics, nhược điểm này đã được khắc phục. Theo Samsung, họ đặt các hạt nano Si trong lớp graphene. Nhờ tính chất điện và cơ khí tuyệt vời của graphene mà lớp này có thể trượt xung quanh các hạt Si, cho phép nó giãn ra hoặc co lại khi cần thiết. Đây là cách khéo léo và đảm bảo cung cấp không gian cần thiết để chứa năng lượng trên đó.
Bằng cách sử dụng kỹ thuật này, Samsung đã có thể tạo ra pin với anode (cực dương) Si, tăng gần như gấp đôi năng lượng so với hiện tại, trong khi vẫn duy trì kích thước, khối lượng và độ an toàn. Trong thực tế, pin mới cung cấp mật độ năng lượng cao gấp 1,8 lần so với pin lithium hiện nay, và mật độ năng lượng tăng 1,5 lần sau 200 chu kỳ sạc. Thậm chí, sau nhiều chu kỳ sạc sau đó, pin vẫn cung cấp cải tiến lớn so với hiện tại.
Đây là một phần trong những nỗ lực cải thiện pin mà Samsung đang thực hiện để phân biệt sản phẩm của hãng với các đối thủ khác trên thị trường smartphone. Không chỉ có vậy, nó cũng có thể được áp dụng cho ngành công nghiệp xe điện. Vấn đề là, giới phân tích nhận điện công nghệ này cần phải mất hai hoặc ba năm mới có thể đưa vào thương mại hóa.
Kiến Văn
Ảnh chụp màn hình
Theo Thanhnien
Vì sao pin lithium dễ bị cháy nổ? Pin lithium thường gọn nhẹ, hiệu quả và có khả năng trữ được nhiều năng lượng. Đôi khi, pin lithium còn dễ bắt lửa. Vì sao lại như vậy? Điểm tuyệt vời nhất của các loại pin lithium là khả năng lưu trữ nhiều năng lượng trong một cục pin nhỏ gọn. Điều này khiến chúng trở thành một linh kiện hoàn hảo...