Hàng không ‘khát’ nhân lực: Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT báo cáo
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không và trình Thủ tướng trong tháng 6/2019.
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT tải báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không.
Theo Văn phòng Chính phủ, gần đây báo chí có phản ánh về tình trạng thiếu nhân lực cản trở phát triển của ngành hàng không, nhất là phi công, kỹ thuật viên tàu bay…
Điều này khiến mỗi khi có hãng hàng không mới ra đời hay ký hợp đồng mua thêm tàu bay, cuộc chiến tuyển dụng, níu kéo nhân lực hàng không lại diễn ra căng thẳng giữa các hãng với nhau.
Không chỉ nhân lực phục vụ các hãng, ngay nhân lực quản lý từ phía Cục Hàng không cũng thiếu.
Trong văn bản báo cáo Bộ GTVT mới đây liên quan tới hãng hàng không xin tăng đội tàu bay lên 40 chiếc (tăng 30 tàu bay so với giấy phép trước đó), Cục Hàng không cho biết nếu tính cả số nhân lực kế hoạch năm 2019, lực lượng giám sát viên an toàn hàng không đã ký hợp đồng với cơ quan này chỉ đảm bảo quản lý tối đa 256 tàu bay đăng ký quốc tịch Việt Nam (cả tàu bay và trực thăng).
Video đang HOT
Những hạn chế này không không chỉ khiến các hãng hàng không hiện tại gặp cản trở trong chiến lược phát triển, còn khiến các doanh nghiệp khó xin được giấy phép lập hãng hàng không mới.
Trước đó, tại phiên chất vấn Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng thừa nhận ngành hàng không hiện nảy sinh vấn đề khi hãng hàng không mới xuất hiện.
Theo đó, khi mua về nhiều tàu bay, đáng lẽ các hãng mới phải thu hút nhân lực nước ngoài hoặc tự đào tạo nguồn nhân lực nhưng hiện đang có tình trạng những hãng mới bỏ kinh phí ra để lôi kéo nhân lực của các hãng khác, trong đó có hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines).
Trước tình trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT báo cáo tổng thể về nhân lực ngành hàng không và gửi Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6/2019.
Chí Bình (TH)
Theo VNF
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đội vốn: Thanh tra, Công an sẽ làm rõ đúng sai
Trả lời chất vấn của ĐBQH về dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đội vốn, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết: Sắp tới con số này sẽ được Thanh tra vào cuộc kiểm toán, kiểm tra thậm chí là Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng vào cuộc để làm rõ vấn đề phát sinh đúng sai.
Nếu những đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh Vương Trần.
Sáng 5.6, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể bắt đầu "đăng đàn" trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba về xử lý vướng mắc về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém...
Trong phiên chất vấn, nhiều đại biểu đã đặt các câu hỏi liên quan đến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ GTVT cho rằng, dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông hiện nay đã hoàn thành 99%. Hiện nay, đang cố gắng kết thúc 1% còn lại để sớm đưa vào vận hành.
Lý giải về nguyên nhân đến nay dự án này đang còn chậm, ông Thể nói "thiết bị cung cấp 99%, các hạng mục cũng đã xong 99%, chỉ còn 1% hạng mục nhỏ xây lắp và đặc biệt là chứng minh được an toàn hệ thống".
Liên quan đến vấn đề tổng thầu, vị tư lệnh ngành này cho rằng thực hiện theo Hiệp định vay vốn giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó tổng thầu do Trung Quốc chỉ định chứ không phải thi tuyển hay lựa chọn.
"Quá trình thực hiện Bộ đánh giá tổng thầu này làm rất tốt nhưng vận hành đường sắt thì đang còn thiếu kinh nghiệm", lãnh đạo Bộ GTVT cho biết và lý giải rằng khi thi công đường sắt và vận hành là hai việc khác nhau. Do đó, tổng thầu còn thiếu kinh nghiệm trong quá trình vận hành đường sắt.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể. Ảnh quochoi.vn
"Phía Bộ cũng đã làm việc với Đại sứ quán, các cơ quan Bộ Giao thông Trung Quốc để cải thiện tình hình nhằm đưa dự án vào vận hành", Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói thêm.
Về ý kiến dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng từ 8.679 tỉ lên hơn 18.000 tỉ, Bộ trưởng Thể cho hay dự án này được phê duyệt từ năm 2009. Từ năm 2009 đến 2012 là những năm trượt giá, biến động lớn về kinh tế vĩ mô. Ngoài ra, quá trình vận hành, triển khai, giải phóng mặt bằng cũng là yếu tố khiến dự án đội vốn.
"Sắp tới con số này sẽ được Thanh tra vào cuộc kiểm toán, kiểm tra, thậm chí là Cơ quan điều tra Bộ Công an cũng vào cuộc để làm rõ vấn đề phát sinh đúng sai. Nếu những đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật", lãnh đạo Bộ GTVT nhấn mạnh.
Bộ GTVT đang chỉ đạo Ban quản lý dự án đường sắt cùng các đơn vị liên quan cố gắng sớm vận hành đường Cát Linh - Hà Đông. Sau khi vận hành sẽ tiến hành kiểm toán, quyết toán, xử lý các số liệu liên quan.
C.NGUYÊN - Đ.CHUNG -T.TRUNG
Theo Laodong
Đại biểu Quốc hội : Dân có phải trả tiền oan cho 222 năm thu phí của 61 dự án BOT không? Đại biểu Bùi Văn Phương nêu chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể : "Dân có phải "trả tiền oan" cho 222 năm thu phí ở 61 dự án BOT không?". Sáng 5/6, chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) nhắc tới kết quả kiểm toán 61 dự án BOT giao thông, Kiểm toán...