Hàng không giảm giá, mở đường bay mới để kích cầu du lịch
Trong bối cảnh dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, giãn cách xã hội được gỡ bỏ, hoạt động vận tải hành khách được khôi phục, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại tại các địa phương, các hãng hàng không nội địa đã tăng cường giảm giá, mở đường bay mới, tăng chất lượng phục vụ để kích cầu du lịch hậu COVID-19.
Đồng loạt kích cầu
Bám sát chặt chẽ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải về thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, khôi phục hoạt động vận tải khách, nhất là hàng không, các hãng hàng không nội địa: Bamboo Airways, Vietjet, Vietnam Airlines, Jetstar Pacific đồng loạt giám giá vé máy bay, tăng chuyến, mở đường bay mới tới các điểm đến du lịch chưa từng có để đáp ứng nhu cầu hành khách.
Trên trang web của các hãng hàng không, chưa bao giờ hành khách có thể dễ dàng đặt vé các chuyến bay phục vụ du lịch mùa thu với giá hấp dẫn như hiện nay. Giải pháp giảm giá vé kịch sàn so với trước đây và liên tục mở các đường bay mới không chỉ là phương án thu hút hành khách, kích cầu du lịch, mà còn là những phương án đảm bảo, duy trì hoạt động, phục hồi kinh doanh hậu COVID-19 của các hãng hàng không, trong bối cảnh nhiều người e ngại, sợ đi du lịch.
Các hãng hàng không tăng cường kích cầu du lịch. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN.
Tiên phong kích cầu du lịch, Bamboo Airways đã đột phá lần đầu tiên kết nối thẳng 3 tỉnh, thành phố miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Vinh) với Côn Đảo (Bà Rịa -Vùng Tàu) bằng 3 đường bay thẳng tới điểm du lịch mà hành khách đang có nhu cầu lớn, nhưng đường bay khai thác hạn chế trước đây khi phải bay nối chuyến vào TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Từ ngày 29/9/2020, Bamboo Airways đưa vào khai 3 đường bay khứ hồi này, với tần suất Hà Nội – Côn Đảo 2 chuyến/ngày, Vinh – Côn Đảo, Hải Phòng – Côn Đảo 1 chuyến/ngày, tần suất chung sẽ tăng dần theo nhu cầu thực tế. Bamboo Airways cũng lần đầu tiên sẽ khai thác dòng máy bay phản lực thế hệ mới Embraer E195 cho 3 đường bay này.
Trước đó, Bamboo Airways tung hàng triệu vé Tết các đường bay từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh với giá từ 99.000 đồng. Để hỗ trợ tối đa hành khách trong giai đoạn đặc thù hiện tại, Bamboo Airways cho phép miễn phí đổi tên và không phụ thu chênh lệch vé bay; được phép đổi tên không giới hạn cho đến trước giờ khởi hành đầu tiên trên vé chỉ 3 giờ…
Chào đón mùa du lịch Thu 2020, Vietjet tung triệu vé với giá chỉ 10.000 đồng để hành khách và người thân vi vu khắp Việt Nam, khám phá mùa thu trên những miền đất mới và lên kế hoạch để có những trải nghiệm ấn tượng vào năm sau. Với thời gian bay được mở rộng, Vietjet mang đến cho người dân và du khách cơ hội lên kế hoạch đi lại trong cả năm 2021 với chi phí hợp lý và ưu đãi 15 kg hành lý ký gửi miễn phí dành cho tất cả hành khách trên toàn mạng bay khắp Việt Nam từ nay tới 28/3/2021, bao gồm cả giai đoạn Tết Nguyên đán, áp dụng cho hành khách mua vé và hoàn tất thanh toán trước 25/10/2020.
Trở lại bầu trời, Vietjet tiếp tục tăng cường kết nối tới Đà Nẵng, bỏ giãn cách trên chuyến bay từ ngày 13/9/2020. Hãng tăng tần suất khai thác các chặng Đà Nẵng – TP Hồ Chí Minh lên 4 chuyến khứ hồi/ngày và Đà Nẵng – Hà Nội lên 3 chuyến khứ hồi/ngày trước khi tiếp tục tăng lên 7-10 chuyến khứ hồi/ngày cho 2 chặng bay trục chính từ tháng 10; đồng thời, khôi phục các đường bay Đà Nẵng – Hải Phòng với tần suất 1 chuyến khứ hồi/ngày; Đà Nẵng – Đà Lạt với 5 chuyến khứ hồi/tuần; Đà Nẵng – Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng – Cần Thơ và Đà Nẵng – Nha Trang với 4 chuyến khứ hồi/tuần.
Từ ngày 10/9, Vietnam Airlines và Pacific cũng đã triển khai mở bán vé Tết Tân Sửu 2021 với mức giá hấp dẫn, chỉ từ 509.000 đồng/chiều (tương đương 960.000 VNĐ/chiều bao gồm thuế, phí) trên các chuyến bay liên danh, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách dễ dàng lên kế hoạch mua vé về quê, thăm thân, du lịch… Từ ngày 14/9, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục tăng tần suất bay trên 6 đường bay nội địa chặng Hà Nội-Vinh/Quy Nhơn/Tuy Hòa/Nha Trang/Đà Lạt/ Pleiku, để đáp ứng nhu cầu du lịch trong bối cảnh dịch COVID-19 đang được kiểm soát tốt và thị trường hàng không nội địa hồi phục nhanh chóng…
Video đang HOT
Tái cơ cấu thị trường hàng không
Tiếp tục hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, ngành Du lịch Việt Nam bước vào giai đoạn thúc đẩy điểm đến, với mỗi điểm đến mạnh sẽ góp phần thúc đẩy thị trường du lịch hồi phục hậu COVID-19. Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tập trung kích cầu thị trường giai đoạn này theo hướng không kích cầu đại trà, mà cụ thể hoá theo từng điểm đến, nhằm dần xóa bỏ tâm lý e ngại của khách du lịch và chuẩn bị cho mùa du lịch cuối năm.
Để tạo điều kiện di chuyển thuận lợi cho hành khách, cũng như phát triển du lịch, các hãng hàng không đều lên kế hoạch mở các đường bay mới bị hạn chế trước đây, vừa tạo đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế các địa phương, vừa đa dạng hoá sản phẩm du lịch. Đơn cử, tại tọa đàm “Bay thẳng tới Côn Đảo: Trải nghiệm thiên đường du lịch mới” mới đây của Bamboo Airways, các chuyên gia hàng không và du lịch có chung ý kiến, việc liên tục mở các đường bay mới thời gian qua của các hãng hàng không sẽ góp phần thực hiện mục tiêu kích cầu du lịch hiệu quả.
Theo Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam Võ Huy Cường, các đường bay mới sẽ đáp ứng nhu cầu tìm điểm đến, giúp người dân có nhiều lựa chọn lịch trình và dịch vụ hơn, giảm tải cho các sân bay trung chuyển và kích thích thị trường du lịch sau dịch COVID-19. Cục Hàng không Việt Nam cũng đã có kế hoạch tái cơ cấu thị trường, tái cơ cấu đường bay, trong đó, các phương án giảm giá vé, tăng chất lượng, mở đường bay mới… của các hàng hàng không là những giải pháp ưu tiên để kích cầu ngành công nghiệp không khói.
Còn theo ông Trần Trọng Kiên, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch, cùng với những thành tựu trong phòng chống dịch, thị trường du lịch nội địa đang được phục hồi. Bên cạnh chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, nhiều công ty lữ hành phối hợp với ngành Hàng không đã tung ra những gói sản phẩm mới, có mức giá giảm sâu, với hy vọng kích cầu du lịch của người dân. Hậu COVID-19, thói quen, nhu cầu khách hàng đã có sự thay đổi, quan tâm nhiều hơn đến việc trải nghiệm những vùng có thiên nhiên hoang sơ và đặc biệt là việc trải nghiệm đi kèm với sự an toàn, đây chính là điều kiện quan trọng để thu hút khách du lịch. Vì vậy, việc mở các đường bay mới, có giá hợp lý sẽ là giải pháp hữu hiệu.
Không nên dùng từ "giải cứu" Vietnam Airlines
Là cổ đông đang nắm hơn 86% vốn điều lệ, việc hỗ trợ Vietnam Airlines vượt qua khó khăn do Covid-19 gây ra cũng chính là cách mà chủ sở hữu Nhà nước bảo vệ khoản đầu tư của mình.
Do ảnh hưởng bởi Covid-19, nên sản lượng khách và doanh thu của của Vietnam Airlines trong 6 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng thuận cao
"Đối với trường hợp của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines, mã CK: HVN), đây không phải là giải cứu, hỗ trợ, mà là việc chủ sở hữu Nhà nước có trách nhiệm đối với khoản đầu tư tại doanh nghiệp đang bị tổn thất nặng nề bởi nguyên nhân bất khả kháng", TS. Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương liên tục nhắc lại quan điểm này trong suốt cuộc Tọa đàm "Chủ sở hữu Nhà nước: Hành động và trách nhiệm hậu Covid-19 trong trường hợp Vietnam Airlines" do Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng tổ chức đầu tuần này.
Ông Cung cho rằng, không chỉ tại Việt Nam, mà trên thế giới, Chính phủ vừa có vai trò quản lý nhà nước, định hình sân chơi công bằng, minh bạch cho tất cả loại hình doanh nghiệp cùng phát triển, vừa đảm nhận chức năng chủ sở hữu đối với khoản đầu tư tại các doanh nghiệp cổ phần.
Đối với trường hợp của ngành hàng không - một trong những lĩnh vực chịu tổn thất nặng nề nhất do Covid-19, ông Cung cho biết, tuy không thể so với các khoản hỗ trợ lớn của các quốc gia có tiềm lực tài chính, nhưng một số chính sách hỗ trợ chung cho các doanh nghiệp hàng không cũng đã được Chính phủ ban hành, hoặc đang chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là hỗ trợ về thuế, phí, bước đầu cũng giảm gánh nặng cho các hãng bay.
Với vai trò thứ hai - chủ sở hữu Nhà nước đối với phần vốn góp tại các doanh nghiệp cổ phần, trong đó Vietnam Airlines là trường hợp điển hình, hiện mới được xem xét khởi động, chưa có những kết quả cụ thể.
Theo ông Cung, việc đang nắm cổ phần chi phối lớn tại Hãng Hàng không quốc gia buộc Chính phủ trong vai trò chủ sở hữu Nhà nước phải thực hiện trách nhiệm đối với các khoản đầu tư. Bên cạnh đó, dù đang gặp rất nhiều khó khăn, nhưng các hãng hàng không, trong đó có Vietnam Airlines, sẽ là những doanh nghiệp đầu tiên phục hồi khi Covid-19 được kiểm soát.
"Chính phủ với vai trò chủ sở hữu có thể cho vay trực tiếp từ ngân sách; cho vay qua ngân hàng thương mại, bảo lãnh cho vay trên thị trường; hoặc quyết định đầu tư tăng vốn thông qua phát hành cho cổ đông hiện hữu nhằm duy trì hoạt động, tránh để Hãng Hàng không quốc gia rơi vào tình trạng phá sản, làm mất vốn Nhà nước", ông Cung phân tích.
Chia sẻ quan điểm này, PGS-TS. Trần Đình Thiên cho rằng, việc đặt vấn đề chủ sở hữu Nhà nước có trách nhiệm với khoản đầu tư tại Vietnam Airlines là đúng hướng để tránh dư luận không hay cho rằng, Chính phủ thiên vị doanh nghiệp nhà nước, dù trong giai đoạn này, hãng hàng không nào cũng đều rất khó khăn.
Trước đó, trong phát biểu đề dẫn, ông Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng, việc chọn Vietnam Airlines như một trường hợp nghiên cứu điển hình là phù hợp với tình hình thực tế, có cơ sở khoa học. Ngoài việc là doanh nghiệp có vốn góp lớn của Nhà nước, chịu tổn thất nặng nề nhất do Covid-19, có cơ hội phục hồi nhanh sau dịch, Vietnam Airlines còn là một trong những đơn vị sớm công khai, cung cấp đầy đủ các số liệu về kết quả kinh doanh.
"Từ bài học của Vietnam Airlines, Tổ Tư vấn sẽ tiếp tục tham vấn các nhà khoa học để kiến nghị Thủ tướng chính sách hỗ trợ phù hợp cho các doanh nghiệp khác cũng chịu tổn thất do Covid-19 như doanh nghiệp điện lực, dầu khí", ông Kiên nói.
Tình huống đặc biệt
Theo ông Dương Trí Thành, Tổng giám đốc Vietnam Airlines, tình hình tài chính của Tổng công ty đang rất khó khăn, do tác động của Covid-19 đối với ngành hàng không trong nước và thế giới ngoài sức tưởng tượng.
"Trong giai đoạn tháng 4/2020, có lúc, các hãng chỉ bay tổng cổng 3 chuyến trên trục Hà Nội - TP.HCM - Đà Nẵng. Tần suất bay này thậm chí còn ít hơn cả những ngày cuối tháng 4/1975, khi hòa bình vừa lập lại", ông Thành chia sẻ về khó khăn của ngành hàng không.
Được biết, sau khi đóng toàn bộ đường bay quốc tế vào ngày 23/3/2020, Vietnam Airlines không có doanh thu từ hoạt động vận tải hàng không quốc tế. Tại thị trường nội địa, dù Việt Nam đã kiểm soát được dịch bệnh, không có bệnh nhân tử vong, nhu cầu du lịch nội địa đã bật tăng trở lại, nhưng theo ông Thành, trong tháng 6/2020, sản lượng khách nội địa của Hãng chỉ đạt 84% so với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu chỉ bằng 46% so với cùng kỳ.
Được biết, ngay khi Covid -19 mới xuất hiện tại Trung Quốc, cùng với việc cắt giảm triệt để chi phí sản xuất, chấp nhận giảm lương của người lao động, Vietnam Airlines đã sớm chủ động đàm phán với các đơn vị cho thuê tàu bay, các định chế tài chính trong và ngoài nước, qua đó đạt được những thỏa thuận rất tích cực.
Cụ thể, Tổng công ty đã chủ động rà soát cắt giảm 4.346 tỷ đồng, trong đó, chi phí nhân công 1.360 tỷ đồng (chủ yếu là tiền lương). Ngoài rà soát cắt giảm chi phí, Hãng cũng đã đàm phán với các nhà cung cấp và đạt được mức giảm giá là 617 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là giảm giá thuê tàu bay (530 tỷ đồng).
Đối với các khoản thuê tàu bay - một trong những khoản chi phí cố định nặng nhất, tính đến giữa tháng 6/2020, tổng số tiền giãn thanh toán được 81 triệu USD, trong đó, 51 triệu USD không chịu lãi suất và 30 triệu USD chỉ phải chịu lãi với mức ưu đãi.
Tuy nhiên, tất cả những biện pháp này cũng chỉ giúp Vietnam Airlines giảm bớt được một phần khó khăn. Theo dự báo, sản lượng hợp nhất toàn Tổng công ty năm 2020 sẽ giảm 48% so với năm 2019; doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng; lỗ gần 20.000 tỷ đồng, sau cắt giảm chi phí, còn lỗ khoảng 15.000 - 16.000 tỷ đồng. Trong đó, đáng lo ngại nhất là, nếu không nhận được khoản hỗ trợ khẩn cấp từ Chính phủ trị giá 12.000 tỷ đồng, Vietnam Airlines sẽ mất thanh khoản vào tháng 8/2020.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết, trong thời gian qua, ban lãnh đạo Hãng đã trao đổi với cổ đông chiến lược là All Nippon Airways về khả năng hỗ trợ vốn, nhưng đối tác này cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và đã phải đi vay khẩn cấp 10 tỷ USD từ Chính phủ Nhật Bản, không thể có nguồn tham gia mua cổ phần trong trường hợp Hãng phát hành cổ phiếu tăng vốn hay hỗ trợ vốn cho Vietnam Airlines. Do đó, đương nhiên, Vietnam Airlines phải đề nghị cổ đông Nhà nước có giải pháp hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp.
"Đây là hỗ trợ trong hoàn cảnh khó khăn và Vietnam Airlines đủ tiềm lực tài chính để trả, chứ không phải xin không. Vietnam Airlines như bông hoa đẹp không may gặp phải mưa to, gió lớn, nhưng nếu chăm sóc tốt vẫn có thể nở hoa đẹp trở lại", ông Thành ví von. Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết, thời gian qua, Hãng đã có 13 văn bản báo cáo tình trạng tài chính cùng với một loạt kiến nghị gửi các cấp có thẩm quyền.
Chia sẻ khó khăn với Vietnam Airlines và các hãng hàng không, PGS-TS. Trần Đình Thiên cho rằng, những khó khăn mà ngành hàng không đang gặp phải là những tình huống không bình thường, cần giải pháp đặc biệt, khẩn cấp để hỗ trợ kịp thời, tránh tình trạng "vướng víu thủ tục" quá lâu khi chính sách đến được thì doanh nghiệp đã kiệt quệ, không còn khả năng hấp thụ.
Ông Thiên khẳng định, cần phải trao "kiếm lệnh" thực hiện giải pháp đặc biệt được thực thi khẩn cấp, với trường hợp Vietnam Airlines, thì quyền quyết định nên giao cho lãnh đạo cao nhất đất nước quyết định (Chính phủ, Quốc hội, thậm chí là Bộ Chính trị).
Hơn nữa, đối với trường hợp của Vietnam Airlines, không nên chỉ nhìn vào việc hỗ trợ để giải quyết vấn đề mất thanh khoản trong ngắn hạn, mà cần có giải pháp dài hạn, gắn với tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, có lộ trình thanh toán các khoản hỗ trợ từ cổ đông Nhà nước.
"Nếu không làm được điều này sẽ rất khó để Chính phủ hay cấp có thẩm quyền ra được các quyết định hỗ trợ hay chỉ đạo các ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước tham gia bỏ vốn đầu tư vào hãng hàng không quốc gia", ông Thiên nhận định.
Trong số 3 giải pháp hỗ trợ tài chính khẩn cấp mà Vietnam Airlines kiến nghị chủ sở hữu đang nắm 86,16% vốn điều lệ, đáng lưu ý là việc Hãng đề nghị được tiếp cận khoản vay tái cấp vốn với quy mô 4.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi mức thấp nhất theo chính sách tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước với thời gian vay tối thiểu là 3 năm. Khoản tín dụng này, theo Vietnam Airlines, cần được bung trong 1 - 2 tháng tới để kéo dài sức chịu đựng cho hãng cho đến khi thị trường hàng không phục hồi về mức trước tháng 12/2019.
Để tránh nguy cơ rơi vào tình trạng âm vốn chủ sở hữu, Hãng dự kiến phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn. Dự kiến, Nhà nước sử dụng các nguồn vốn nhà nước hoặc giao Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) hoặc 1 doanh nghiệp nhà nước khác mua cổ phần thuộc quyền mua của nhà nước với quy mô phát hành cân đối với phương án vay để đảm bảo 12.000 tỷ đồng.
Trong giai đoạn trung - dài hạn, Chính phủ bảo lãnh cho Vietnam Airlines phát hành trái phiếu doanh nghiệp có thời hạn 10 năm, quy mô 10.000 tỷ đồng để thực hiện dự án đầu tư đội bay giai đoạn 2021-2025.
Thông điệp Chủ tịch Vietjet gửi cổ đông trên báo cáo thường niên Bà Nguyễn Thanh Hà chia sẻ năm 2020 bắt đầu với những thách thức vô cùng to lớn khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu. Nhưng đội ngũ Vietjet vẫn luôn tự tin, lạc quan, bình tĩnh biến nguy thành cơ, nhanh chóng triển khai chiến lược chuyển đổi phù hợp với tình hình. "Tâm thư" trong báo cáo thường niên năm...