Hàng không cạnh tranh khốc liệt
Cuộc chạy đua khá khốc liệt về giá vé giữa các hãng giá rẻvà Vietnam Airlines đang chia thị trường thành những phân khúc mới.
Khi tung ra chương trình bán vé tết, Vietnam Airlines (VNA) đã kỳ vọng nhu cầu hành khách năm nay sẽ tăng 10% trên trục đường bay chính Hà Nội – TP.HCM – Hà Nội và tăng 13% trên đường bay TP.HCM – Đà Nẵng – TP.HCM. Nhưng sau 2 đợt mở bán, hãng công bố vẫn còn thừa tới 125.000 vé khi chỉ còn cách tết 3 tuần.
Các hãng hàng không giá rẻ đã tạo sức ép lớn lên thị phần của Vietnam Airlines – Ảnh: Diệp Đức Minh
Trên mạng của VNA trong các ngày cao điểm từ 6.2 (26 tết) đến khoảng 15.2 (7 tết), đều còn vé nhưng ở mức giá cao. Mức giá thấp nhất ở dạng linh hoạt cũng lên tới 2,997 triệu đồng/lượt (chưa thuế phí) và cao nhất là hạng thương gia 4,460 triệu đồng/chiều (chưa thuế phí). Trong khi đó, trên mạng của VietJet Air (VJA) hoặc Jetstar Pacific Airlines (JPA) cùng thời điểm tương tự không còn nhiều chỗ trống, nhưng giá mềm hơn VNA khá nhiều.
Video đang HOT
Kinh tế khó khăn khiến nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sụt giảm mạnh là nguyên nhân khiến VNA ế vé, nhưng quan trọng hơn là sự cạnh tranh của các hãng như VJA, JPA. Không chỉ trong đợt tết, nếu tính chung cả năm, VNA đã phải san sẻ khá nhiều thị phần nội địa cho các hãng tư nhân như VJA, Air Mekong (AMK). Dù có nhiều dải giá khác nhau, nhưng việc duy trì giá ở mức cao đã khiến VNA đã mất thị phần khá đáng kể trên một số đường bay chủ đạo như Hà Nội/Đà Nẵng – TP.HCM, Đà Nẵng – TP.HCM/Hà Nội, Hà Nội – Nha Trang. Đặc biệt, việc VietJet Air (vốn chỉ tập trung vào các đường bay trục – cũng là đường bay lợi thế của VNA) liên tục tăng tải và duy trì mức giá thấp đã tạo nên cuộc đua giành khách khốc liệt. Báo cáo năm 2012 cho biết, tính đến giữa tháng 12.2012 thị phần nội địa của VNA còn 69,7%, giảm 4,47% so với năm 2011.
Không chỉ đưa ra các chương trình khuyến mãi dồn dập, mặt bằng giá rẻ ngang đường bộ, đường sắt của VJA (chỉ từ 500.000 đồng/chặng) giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn và nhiều cơ hội tiếp cận giá vé rẻ hơn. Tuy nhiên, ở góc độ khác, việc chạy đua khuyến mãi, tăng chiết khấu cao cho đại lý trong bối cảnh các đường bay nội địa chưa sinh lãi, thậm chí lỗ, khiến các hãng gặp nhiều khó khăn. VNA có lợi thế lớn từ các dịch vụ hậu cần, sự hỗ trợ từ các đường bay quốc tế để có thể cân đối được tài chính khi thị phần nội địa gặp khó khăn, thì với những hãng nhỏ như VJA, AMK vốn dĩ lợi nhuận tập trung ở thị phần nội địa, việc thị trường này khó khăn sẽ ảnh hưởng không nhỏ.
Riêng Air Mekong, những thông tin bất lợi như bị Vinapco thúc nợ xăng dầu hay tạm ngừng lịch bay từ 28.2 tới đây, ít nhiều cho thấy những khó khăn hãng này đang phải đối mặt. Theo một chuyên gia, chiến lược phát triển thị trường ngách (chủ yếu các đường bay du lịch) để tránh đối đầu trực tiếp với VNA của AMK sau 2 năm thực hiện đã bộc lộ khá nhiều bất cập, và đặc biệt ngày càng lỗ do không đủ bù chi phí. Với những hãng hàng không mới, việc thua lỗ vài ba năm đầu là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu không đủ khả năng tài chính để bù đắp các khoản lỗ ban đầu, khó khăn với Air Mekong thời gian tới sẽ còn lớn hơn rất nhiều.
Để san sẻ lỗ nội địa, các hãng như JPA, VJA đều đang có chiến lược phát triển đường bay quốc tế. Theo chuyên gia trên, đây là chiến lược đúng khi thị trường nội địa có dấu hiệu chững lại, “nhưng thị trường bay quốc tế còn khốc liệt hơn nội địa vì rất nhiều hãng tham gia. Dù có giá trị lợi nhuận tốt hơn nhưng nếu quản lý không tốt, một khi đã lỗ thì lỗ hơn thị trường nội địa rất nhiều”.
Theo TNO
Bến xe miền Tây thưa khách mua vé Tết
Từ ngày 21/1, bến xe miền Tây bắt đầu bán vé cho người dân có nhu cầu về các tỉnh miền Tây ăn Tết, song lượng khách không đông hơn ngày thường.
Bến xe miền Tây dự báo lượng hành khách đi các tỉnh miền Tây trong dịp Tết Nguyên đán 2013 có thể tăng khoảng 5-10% so với năm ngoái. Dự kiến vào ngày cao điểm là 7-8/2 (ngày 27 và 28 tháng chạp) có thể đạt 61.000-63.000 khách mỗi ngày.
Tuyến có lượng hành khách tăng cao là từ TP HCM đi các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau. Để kịp thời giải tỏa hành khách khi xảy ra ùn ứ, bến đã đề nghị Sở Giao thông Vận tải hỗ trợ tăng cường cho bến 70 xe buýt loại xe 40 ghế.
Ngược lại với cảnh chen chúc mua vé Tết ở bến xe miền Đông, bến xe miền Tây khá thưa thớt. Ảnh: V.P.
Theo ông Trần Văn Phương, Phó giám đốc bến xe miền Tây, hiện các hãng xe tư nhân vẫn chưa bán vé Tết vì thông thường chỉ mở bán trước Tết khoảng 15 ngày. Đối với các hãng xe ủy thác, bến tổ chức bán vé trước từ ngày 21/1 đến 5/2 (mùng 10 đến 25 tháng chạp) cho hành khách đi lẻ và tập thể, thời gian bán từ 7h30 đến 16h30. Giá vé dự kiến không tăng vượt quá 60% so với ngày thường.
Ngoài ra, bến còn tổ chức rước khách theo yêu cầu đối với các trường hợp đặt mua vé tập thể từ 25 người trở lên trong cùng một tuyến đường
Ghi nhận của VnExpress.net trong ngày đầu tiên bán vé xe Tết tại bến xe miền Tây, số người đến mua vé không đông hơn so với ngày thường. "Do khoảng cách các tuyến về miền Tây ngắn, tuyến dài nhất từ TP HCM đi Hà Tiên cũng khoảng 370 km nên người dân thường có tâm lý đến cận Tết mới ra mua vé", một nhân viên giải thích.
Theo VNE
Bến xe Miền Tây thông báo bán vé tết Công ty CP Bến xe Miền Tây dự báo lượng hành khách trong dịp tết năm nay có thể tăng khoảng 5-10% so với tết năm trước. Cụ thể, ngày 4 và 5.2.2013 (24 và 25 tháng chạp), bến xe sẽ bán vé từ 3 giờ 30 đến 22 giờ trong ngày. Từ ngày 6-9.2.2013 (26-29 tháng chạp) sẽ bán vé liên tục...