Hàng khô tăng giá, tiểu thương lo ế ẩm
Gần Tết, giá nhập đội lên 10-20%, trong khi sức mua thấp hơn nhiều so với mọi năm khiến các tiểu thương như “ngồi trên đống lửa” vì đã trót ôm nhiều hàng.
Chị Lâm, một tiểu thương tại chợ Đồng Xuân cho biết giá các mặt hàng thực phẩm khô đã tăng lên từ cuối tháng 11 âm lịch. Theo khảo sát của VnExpress.net, măng lưỡi lợn giá từ 220.000-240.000 đồng một kg, măng vầu búp 220.000 đồng, măng mầm 280.000-340.000 đồng, măng rối 220.000 đồng, nấm hương 330.000 – 450.000 đồng, mộc nhĩ 200.000 đồng. Các loại miến cũng khá phong phú về chủng loại, mức giá dao động từ 45.000 đến 58.000 đồng một kg. Riêng loại miến dong Mỏ Thiếc Cao Bằng có giá bán tới 120.000-130.000 đồng.
Một số loại nâm hương, môc nhĩ, miên… được đóng gói và có thông tin về nhà sản xuất có giá cao gấp rưỡi các sản phâm khác.
Chị Lâm cho biết, so với khoảng giữa tháng 11, mặt hàng măng khô, nấm hương tăng từ 20.000 đến 40.000 đồng một kg, mộc nhĩ tăng 20.000 đồng, miến tăng 5.000-10.000 đồng… Theo nhận định của tiểu thương này, đây là mức tăng trung bình so với những năm trước. “Từ nay đến Tết có thể tăng thêm 10.000-20.000 đồng nữa”, chị Lâm cho hay.
Các mặt hàng khô tăng giá từ 10 đến 20% so với hồi giữa tháng 11 âm lịch. Ảnh: Ngọc Minh
Bên cạnh đó, các loại gia vị như hồ tiêu, lạc, thảo quả… cũng tăng 5.000 đến 10.000 đồng mỗi kg. Hiện hồ tiêu hạt có giá 220.000 đồng; lạc nhân 50.000-55.000 đồng; thảo quả 160.000-170.000 đồng…
Bà Duyên, tiểu thương ở chợ Nghĩa Tân cho biết, các loại hàng khô bắt đầu bán chạy hơn từ khoảng đầu tháng Chạp. Những thực phẩm này để được lâu nên một số người mua sớm vì đến gần Tết hay tăng giá. Tuy nhiên, bà Duyên cho hay, so với những năm trước, tình hình bán hàng năm nay chỉ bằng nửa, khách chủ yếu mua số lượng ít.
Video đang HOT
Một tiểu thương ở chợ Mỹ Đình, chị Tân nhận định, khác với mọi năm, những ngày đầu tháng 12, sức mua của người dân tăng không đáng kể. “Vì thế, năm nay tôi cũng không dám bỏ vốn nhiều để lấy hàng, trước mắt chỉ nhập bằng nửa năm trước”, chị Tân nói.
Chị Hoa, chợ Cầu Giấy cũng đang trong tâm trạng như “ngồi trên đống lửa” khi chỉ còn ba tuần nữa là Tết nhưng tình hình bán hàng vẫn chậm. “Mọi năm, khách mua vài kg nhưng năm nay họ mua rất lắt nhắt. Cứ tình hình bán hàng thế này, có khi phải nghĩ ra mặt hàng gì để bán thêm”, tiểu thương này thở dài.
Theo chị Lâm, để có được hàng đẹp và giá rẻ, các tiểu thương ở chợ Đồng Xuân hầu hết đều phải gom tiền đặt hàng các thương lái từ giữa năm. “Đến cuối năm họ chuyển hàng về bán thì mới có lãi, chứ đến giờ mới nhập hàng thì giá lên cao, lãi chẳng ăn thua”, chị Lâm nói. Tuy nhiên, năm nay dự đoán sức mua giảm nên chị Lâm chẳng dám ôm hàng nhiều, chỉ bằng hai phần ba năm ngoái.
Tình hình tiêu thụ chậm nên chị Lâm cũng như các đầu mối chuyên bán buôn trên chợ Đồng Xuân tỏ ra rất lo lắng. Chị cho biết, mọi năm tầm này, các tiểu thương quanh địa bàn Hà Nội về “khuân” 70-80% kho hàng. Tuy nhiên, năm nay nhà chị vẫn đang tồn một nửa kho.
“May mà không phải mặt hàng dễ hỏng nên bán đợt Tết này chưa hết thì để ra Giêng vẫn được, chẳng đến nỗi lỗ. Tuy nhiên, vài bữa nữa nếu mặt hàng này tiếp tục bán chậm lại phải kinh doanh thêm loại khác để bù vào vì năm nay làm ăn kém, chỉ biết trông vào ngày Tết”, chị Lâm tính toán.
Theo VNE
"Không để tình trạng một xô nước rửa hàng trăm cái bát"
"Rõ ràng không thể để tồn tại những hiện tượng như quán cóc nằm ngay trên cống thoát nước, một xô nước rửa hàng trăm cái bát, hàng trăm đôi đũa. Phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về an toàn vệ sinh" - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trao đổi.
Nữ Bộ trưởng nhận nhiều câu hỏi thẳng thắn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" tối 13/1, ngay sau chuyến "thị sát" chợ Đồng Xuân (Hà Nội) cùng Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát ngày 5/1 vừa qua.
Nói về kết quả chuyến thị sát, Bộ trưởng Kim Tiến nhận xét: "Nhìn chung các chỉ tiêu về phát hiện nhanh và chất cấm vẫn chưa phát hiện ra. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng, thực trạng an toàn thực phẩm của chúng ta đã tốt".
Nữ Bộ trưởng Y tế trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời
Trước câu hỏi "xoáy" về việc sao không chọn chợ cóc để kiểm tra mà lại chọn những nơi có điều kiện kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm tương đối tốt, những cửa hàng đã đăng ký thương hiệu, có uy tín, được kiểm định từ lâu, Bộ trưởng Y tế thừa nhận các địa điểm mà hai Bộ trưởng đích thân thị sát không đại diện hết cho các cơ sở sản xuất, phân phối thực phẩm. Bức tranh mà hai Bộ trưởng nhìn thấy không hẳn đã phản ánh đầy đủ toàn bộ thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kết quả chuyến thị sát vừa qua, theo đó, không mang tính đại diện. Bà Tiến cho rằng, phải khảo sát hàng trăm cửa hàng, lấy hàng trăm ngàn mẫu thì mới có thể phản ánh được thực trạng vấn đề của vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế khẳng định, chuyến khảo sát này sẽ mở đầu cho một cuộc thanh tra, kiểm tra toàn diện từ Trung ương đến địa phương. Đây là 1 trong 3 hoạt động chính trong tháng cao điểm an toàn thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán, được Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT phối hợp triển khai.
Theo đó, các ngành chức năng sẽ lập 8 đoàn thanh tra, kiểm tra của Trung ương đi kiểm tra tại 24 tỉnh thành có nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh thực phẩm, đồng thời tất cả các tỉnh, thành phố cũng sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra từ tỉnh cho tới các xã, phường. Các cơ quan chức năng sẽ tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra, kiểm tra với hàng trăm nghìn mẫu vật, từ đó đánh giá tương đối đầy đủ thực trạng an toàn thực phẩm, cảnh báo người dân và triển khai các giải pháp theo quy định của pháp luật để bảo đảm cho người dân có những bữa ăn an toàn trong dịp Tết.
Trong đợt cao điểm sẽ áp dụng quy định xử phạt hành chính mới, với hình thức nghiêm khắc hơn nhiều với mức phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Bà Tiến chỉ rõ, nếu mức xử phạt ấy chưa đúng mức thì sẽ thực hiện xử phạt cao gấp 7 lần số hàng hóa vi phạm. Ngoài ra có thể rút giấy phép kinh doanh, đồng thời công bố trên thông tin đại chúng những cơ sở, mặt hàng không đạt tiêu chuẩn để người dân quay lưng lại với sản phẩm "bẩn" đó.
Bộ trưởng Y tế Kim Tiến cùng Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát thị sát chợ Đồng Xuân ngày 5/1/2013.
Nói về việc "vi hành" thực sự theo hướng cải trang, lặng lẽ đi kiểm tra để nắm bắt tình hình thực tiễn, Bộ trưởng Tiến cho biết, là phụ nữ, cũng là một người dân bình thường, bà đã nhiều lần đi chợ (từ chợ đầu mối đến các chợ bán lẻ, từ chợ cóc đến các siêu thị, từ các cơ sở sản xuất đến các cửa hàng ăn) để lựa chọn những thực phẩm sạch và cũng tránh những nơi có nghi ngờ.
"Chúng ta ra chợ không biết sản phẩm nào là sạch, sản phẩm nào là an toàn, thì nói gì đến người dân" - nữ Bộ trưởng trao đổi thẳng thắn.
Một vấn đề khác đặt ra với Bộ trưởng Y tế là việc triển khai kiểm soát thức ăn đường phố khi Thông tư 30 về nội dung này cho Bộ ban hành sắp có hiệu lực (từ 20/1 tới), đang gây không ít băn khoăn về tính khả thi.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Thông tư ra đời không có nghĩa là sẽ cấm kinh doanh trên đường phố vì dịch vụ này vẫn có nhiều ưu điểm như giá cả phải chăng, dễ tiếp cận, giải quyết việc làm cho một bộ phận người dân. Tuy nhiên, hiện tượng thức ăn đường phố không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện rất phổ biến, ẩn chứa nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao và có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của người dân. Thông tư 30 sẽ là hành lang cơ bản để chúng ta tiến tới việc thức ăn đường phố phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân.
"Rõ ràng không thể để tồn tại những hiện tượng như quán cóc nằm ngay trên cống thoát nước, một xô nước rửa hàng trăm cái bát, hàng trăm đôi đũa. Phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu về an toàn vệ sinh" - Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.
Theo Dantri
Ô mai, xí muội Trung Quốc tuồn vào thủ đô Hơn 1,5 tấn hàng hóa là ô mai, xí muội, đồ chơi trẻ em và quần áo có nguồn gốc xuất xứ Trung Quốc đã bị lực lượng liên ngành thành phố Hà Nội bắt giữ. Ngày 4/1, Đội Quản lý thị trường số 4 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với cảnh sát kinh tế phát hiện và...