Hãng Johnson & Johnson công bố kế hoạch chia tách
Ngày 12/11, hãng Johnson & Johnson của Mỹ thông báo kế hoạch chia tách thành hai công ty riêng biệt để có thể tập trung phát triển tốt hơn cho các lĩnh vực mà hãng đang theo đuổi.
Biểu tượng hãng dược phẩm Johnson & Johnson tại Irvine, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Giám đốc điều hành (CEO) của Johnson & Johnson – ông Alex Gorsky – cho biết hãng này sẽ tách rời lĩnh vực chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng với lĩnh vực nghiên cứu và bào chế dược phẩm.
Tuyên bố của Johnson & Johnson nêu rõ với kế hoạch trên, hãng đặt mục tiêu trở thành hai công ty hàng đầu, được tổ chức tốt hơn, nhằm cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cải tiến rõ rệt thông qua đổi mới công nghệ và dược phẩm sinh học, cũng như các thiết bị y tế hàng đầu, cung cấp các giải pháp mới về chăm sóc sức khỏe cho mọi người, đồng thời mang lại giá trị bền vững cho các cổ đông.
Bắt đầu hoạt động từ cách đây 135 năm, hãng Johnson & Johnson nổi tiếng với các sản phẩm như băng vết thương cá nhân Band-Aid, thuốc giảm đau Tylenol, phấn rôm trẻ em Baby Powder hay vaccine ngừa COVID-19 loại một liều.
Johnson & Johnson là hãng lớn thứ 3 trong tuần này công bố kế hoạch chia tách hoạt động kinh doanh, sau General Electric và Toshiba (cùng chia thành 3 công ty). Dự kiến, Johnson & Johnson sẽ hoàn tất kế hoạch phân tách trên trong trong 18-24 tháng và tạo ra hai công ty niêm yết trên sàn chứng khoán.
Johnson & Johnson cung cấp vaccine cho các khu vực xung đột thông qua COVAX
Mỹ đã làm trung gian cho thỏa thuận giữa công ty Johnson & Johnson và cơ chế chia sẻ vaccine COVAX để phân phối vaccine ngừa COVID-19 của hãng cho các vùng xung đột.
Vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo như trên ngày 10/11 trong cuộc họp các ngoại trưởng thế giới về đại dịch COVID-19 do Washington chủ trì.
Phát biểu tại hội nghị, Ngoại trưởng Blinken nêu rõ: "Chúng ta cần đảm bảo rằng những người không thể tiếp cận chiến dịch tiêm chủng của các chính phủ sẽ không bị bỏ lại. Họ cũng cần được bảo vệ. Chúng ta phải sẵn sàng giúp những người trong các hoàn cảnh khó khăn được bảo vệ bởi vaccine càng sớm càng tốt". Tuy nhiên, ông Blinken không nêu chi tiết về số liều vaccine sẽ được cung cấp hay thời điểm và nước tiếp nhận.
Tại hội nghị thượng đỉnh thế giới được tổ chức trực tuyến ngày 22/9, do Mỹ chủ trì, Tổng thống Joe Biden đã cam kết sẽ mua thêm 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 để tài trợ cho các nước khác.
Các chuyên gia y tế hoan nghênh các thông báo tài trợ vaccine của Washington, nhưng cho rằng như vậy là chưa đủ. Theo các chuyên gia, các nước nghèo khó có thể tiếp nhận và sử dụng vaccine của hãng Pfizer với số lượng lớn do thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để bảo quản và vận chuyển loại vaccine này.
CDC Mỹ khuyến nghị tiêm tăng cường Moderna, J&J Ngày 21-10, Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ đưa ra khuyến nghị tiêm tăng cường cho những người đã tiêm vắc xin COVID-19 của Hãng Moderna và Johnson & Johnson (J&J) và cho phép tiêm trộn. Trụ sở Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ tại bang Georgia, Mỹ - Ảnh: REUTERS Theo Hãng...