Hàng hóa xa xỉ phương Tây tràn ngập thủ đô Nga bất chấp lệnh trừng phạt
Dù chịu lệnh trừng phạt nghiêm ngặt, hàng xa xỉ phương Tây vẫn xuất hiện đầy rẫy tại Moskva.
Các thương hiệu lớn như Chanel hay Dior rút lui chính thức nhưng vẫn kín đáo bán hàng qua trung gian, đáp ứng nhu cầu không hề giảm của giới nhà giàu Nga.
Một góc trong trung tâm mua sắm ở Nga. Ảnh: RIA Novosti
Theo The Kyiv Post/AFP, bất chấp các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt từ phương Tây và làn sóng rút lui của các thương hiệu nổi tiếng sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra năm 2022, người tiêu dùng giàu có tại Moskva vẫn dễ dàng tiếp cận với các mặt hàng xa xỉ từ phương Tây. Thực tế này đang đặt ra nhiều câu hỏi về hiệu quả của các biện pháp trừng phạt nhằm cô lập nền kinh tế Nga.
Cụ thể tại các khu mua sắm sang trọng của thủ đô Moskva, từ xe thể thao, đồ trang sức xa xỉ đến quần áo thiết kế cao cấp vẫn đang được bày bán rộng rãi tại các cửa hàng bách hóa và cửa hàng cao cấp. Điều này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố của phương Tây rằng các lệnh trừng phạt sẽ làm sụp đổ nền kinh tế Nga và cô lập quốc gia này với thế giới bên ngoài.
Video đang HOT
“Tôi không thấy có thay đổi cụ thể nào cả. Có lẽ chỉ có ba cửa hàng – Chanel, Dior, Hermes đã rời đi. Tất cả những cửa hàng còn lại vẫn giống như trước. Tôi thậm chí còn thấy thương hiệu Brunello Cucinelli vẫn ở đây”, Natalia, nha sĩ 51 tuổ.i chia sẻ khi đang dạo bước qua trung tâm mua sắm sang trọng GUM, đối diện với Điện Kremlin trên Quảng trường Đỏ.
Nhiều người ở Moskva – trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin – đã chế giễu điều mà họ gọi là “thất bại” của các lệnh trừng phạt nhằm cô lập Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu.
“Họ muốn cô lập chúng tôi ư? Thật là buồn cười!”, Sergei, một người về hưu 61 tuổ.i, nói khi rời khỏi một cửa hàng cao cấp.
Mặc dù Mỹ, EU và Anh đã áp dụng lệnh cấm xuất khẩu “hàng xa xỉ” sang Nga, và nhiều thương hiệu lớn như Chanel, Hermes, LVMH và Kering đã tuyên bố rút lui, nhưng logo của họ vẫn xuất hiện trên các sản phẩm tại Moskva – thành phố với khoảng 13 triệu dân và từng là thị trường sinh lời cho các thương hiệu này trước xung đột ở Ukraine.
Một doanh nhân người Pháp trong lĩnh vực hàng xa xỉ tại Moskva nhận định: “Việc họ tuyên bố rời đi hoàn toàn là tiêu chuẩn kép. Mặc dù các cửa hàng chính thức đóng cửa, những thương hiệu này vẫn tiếp tục bán sản phẩm cho người Nga thông qua các ‘chợ’ và đại lý”.
Thực tế, hàng hóa bị trừng phạt vẫn dễ dàng được đưa vào Nga qua các trung gian tại khu vực Kavkaz và Trung Á. Số liệu thống kê xuất khẩu cho thấy sự gia tăng mạnh mẽ trong hoạt động thương mại giữa các nước phương Tây với Kyrgyzstan, Kazakhstan và Azerbaijan – những quốc gia thuộc Liên Xô cũ có quan hệ chặt chẽ với Nga.
Elena, 38 tuổ.i, Giám đốc tiếp thị của một nhà thiết kế quần áo cao cấp tại Moskva cho biết: “Bằng cách này hay cách khác, mọi thứ đều được nhập khẩu. Có hơi phức tạp hơn một chút, nhưng nhìn chung mọi người đều có thể xoay xở được”.
Tại cửa hàng bách hóa TSUM, nơi vẫn quảng cáo bán sản phẩm từ Prada, Yves Saint Laurent và Alexander McQueen, một nhân viên bán hàng khẳng định: “Các thương hiệu xa xỉ vẫn còn ở đây. Khách hàng thường xuyên của chúng tôi cũng vậy, nhu cầu không hề giảm”. TSUM còn tự tin tuyên bố giá cả của họ “có tính cạnh tranh hơn so với Dubai” – nơi đã trở thành điểm đến mua sắm sầm uất cho giới nhà giàu Nga khi việc đi lại đến châu Âu gặp khó khăn.
Để đáp ứng nhu cầu, một nghề đã hồi sinh từ thập niên 1990: “Người buôn hàng” – những người chuyên đi du lịch châu Âu để mang về hàng xa xỉ cho khách hàng trong nước. Andrei, nhà tạo mẫu thời trang 52 tuổ.i có danh sách nhiều khách hàng cao cấp, tiết lộ: “Ngày nay người mua có hợp đồng trực tiếp với các cửa hàng thời trang lớn hoặc trung tâm mua sắm. Họ nhận đơn đặt hàng từ đồ nội thất, đồ dùng đến đồ trang sức, quần áo và lông thú trực tiếp từ các đại diện ở Milan (Italy), Paris (Pháp), London (Anh)”.
Hiện nhiều thương hiệu xa xỉ phương Tây vẫn giữ cơ sở tại trung tâm Moskva, dường như với hy vọng sẽ mở cửa trở lại trong tương lai. Với nhu cầu lớn về hàng xa xỉ của phương Tây, những người Nga giàu có tin rằng các thương hiệu này sẽ nhanh chóng quay trở lại ngay khi có thể.
Tất cả sân bay ở Moskva tạm thời đóng cửa
Cơ quan giám sát hàng không Nga ngày 26/12 thông báo tất cả 4 sân bay ở thủ đô Moskva và sân bay tại thành phố Kaluga, cách thủ đô Moskva khoảng 160 km về phía Tây Nam, đã tạm thời đóng cửa.
Tuy nhiên, cơ quan này không nêu rõ lý do cụ thể cho quyết định trên.
Quang cảnh bên ngoài sân bay Vnukovo tại Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tuyên bố của Cơ quan Hàng không Liên bang Nga (Rosaviatsia), các phi hành đoàn, nhân viên kiểm soát không lưu và dịch vụ sân bay đang triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn bay.
Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết về sự việc. Nhà chức trách Nga chưa công bố thời gian dự kiến mở lại hoạt động của các sân bay trên.
Năm 2025 sẽ diễn ra cuộc chiến giữa trật tự cũ và mới? Năm 2025 có thể chứng kiến một trật tự thế giới hoàn toàn mới khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump trở lại nắm quyền, trong khi các quốc gia Nam toàn cầu đang nỗ lực thách thức sự thống trị của phương Tây thông qua các sáng kiến đa phương và công cụ pháp lý quốc tế. Tay sún.g Hezbollah tấn...