Hàng hóa Trung Quốc không ngừng đổ về Việt Nam
Theo Tổng cục thống kê, trong 11 tháng năm 2015, hàng hóa từ Trung Quốc đổ về Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, với kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 45,1 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước.
Số liệu của Tổng cục thống kê cho biết, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 11 ước tính đạt 14,50 tỷ USD, tăng 5% so với tháng trước. Tính chung 11 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 152,5 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Tổng cục thống kê, trong 11 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất, gia công, lắp ráp trong nước tiếp tục tăng cao. Trong đó, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 25,3 tỷ USD, tăng 25,7% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 21,6 tỷ USD, tăng 27,7%; điện thoại các loại và linh kiện đạt 10,1 tỷ USD, tăng 29,7%. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu ô tô đạt 5,3 tỷ USD, tăng 60%, trong đó ô tô nguyên chiếc tăng 91% (ô tô dưới 9 chỗ ngồi tăng 46,1%).
Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ảnh minh họa
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 11 tháng, số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, với kim ngạch nhập khẩu ước tính đạt 45,1 tỷ USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Hàn Quốc; ASEAN; Nhật Bản; EU; Hoa Kỳ.
Trái với đà tăng của nhập khẩu, thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 11 lại giảm 0,1% so với tháng trước, với kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 14,30 tỷ USD. Tuy nhiên, tính chung 11 tháng năm nay, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 148,7 tỷ USD, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước.
Video đang HOT
Trong 11 tháng qua, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực đã đạt khá cao so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện đạt 28,5 tỷ USD, tăng 29,6%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 14,3 tỷ USD, tăng 38,2%…
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu trong 11 tháng, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta với kim ngạch đạt 30,6 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm 2014. Tiếp đến là thị trường EU; ASEAN; Trung Quốc; Nhật Bản; Hàn Quốc.
Như vậy, tháng 11 ước tính nhập siêu 200 triệu USD và tính chung 11 tháng ước tính nhập siêu 3,8 tỷ USD, bằng 2,5% kim ngạch xuất khẩu hàng hóa.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Dự phòng tăng mạnh, lợi nhuận quý III của Eximbank giảm 61%
Eximbank (EIB) đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh bất thường, từ 84 tỷ đồng cùng kỳ năm trước, lên 332 tỷ đồng, nên tổng lợi nhuận trước thuế quý III/2015 chỉ còn 110 tỷ đồng, giảm 61% so quý cùng kỳ.
Eximbank vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2015. Cụ thể, tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của Ngân hàng giảm 21% so với đầu năm, xuống mức 126.983 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng đạt 85.137 tỷ đồng, giảm 2,3%. Tổng vốn huy động đạt 100.037 tỷ đồng, giảm 1,3%. Thu nhập lãi thuần của Eximbank đạt 891 tỷ đồng trong quý III/2015, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, chi phí hoạt động trong kỳ tăng 11%, lên 533 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Eximbank đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tăng mạnh bất thường, từ 84 tỷ đồng cùng kỳ năm trước lên 332 tỷ đồng, nên tổng lợi nhuận trước thuế quý này chỉ còn 110 tỷ đồng, giảm 61% so quý cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2015, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của Eximbank lần lượt đạt 677 tỷ đồng và 525 tỷ đồng, đều giảm 28% so với cùng kỳ năm trước.
Sau kết luận thanh tra NHNN đưa ra ngày 22/10, tới đây, Eximbank sẽ có thay đổi về lãnh đạo. NHNN sẽ cử người đại diện vào điều hành và quản trị, cùng tham gia tái cơ cấu Eximbank, có người Vietcombank, đại diện NHNN.
Tuy nhiên, do đã mạnh tay trích dự phòng, nên tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng giảm từ 2,46% xuống 1,64%. Tổng nợ xấu giảm 35% so với đầu năm, xuống còn 1.402 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn giảm mạnh 44%, xuống còn 758 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30/9, tổng số nợ xấu Eximbank đã bán cho VAMC gần 6.374 tỷ đồng, tăng 33% so với đầu năm, trong đó dự phòng rủi ro hơn 450 tỷ đồng. Dự kiến số dự phòng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành phải trích lập thêm trong quý IV/2015 là 572,2 tỷ đồng.
Với chỉ tiêu lợi nhuận dự kiến đạt 1.000 tỷ đồng trước thuế được Eximbank đưa ra cho năm nay, CTCK HSC đưa ra nhận định, khả năng nhà băng này chỉ đạt 800 tỷ đồng do một số tác động từ những thay đổi trong tiêu chuẩn kế toán áp dụng cho dự phòng các khoản nợ xấu và dự phòng trái phiếu VAMC.
HSC dự đoán, Eximbank sẽ phải trích lập khoảng 1.000 tỷ đồng dự phòng trong 6 tháng cuối năm, nên có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Mặc dù vậy, HSC cho rằng, triển vọng 3 năm tới, lợi nhuận trước thuế của Eximbank sẽ có mức tăng trưởng gộp là 56,35%. Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) sẽ cải thiện từ mức 2,06% lên 2,37% cho năm 2015; 2,64% cho năm 2016 và 2,82% cho năm 2017.
Ngày 15/12 Eximbank sẽ tổ chức ĐHCĐ bất thường để bầu thành viên HĐQT, Bạn kiểm soát nhiệm kỳ VI (2015-2020).
Ngân hàng cho biết, số lượng thành viên dự kiến được bầu vào HĐQT nhiệm kỳ VI là 11 người. Tối thiếu 1/2 tổng số thành viên HĐQT phải là người không điều hành và thành viên độc lập trong đó ít nhất 1 thành viên HĐQT độc lập. Chủ tịch HĐQT có thể là thành viên HĐQT độc lập.
Số lượng thành viên dự kiến được bầu vào Ban kiểm soát nhiệm kỳ VI là 5 thành viên.
Sau kết luận thanh tra NHNN đưa ra ngày 22/10, tới đây, Eximbank sẽ có thay đổi về lãnh đạo. NHNN sẽ cử người đại diện vào điều hành và quản trị, cùng tham gia tái cơ cấu Eximbank, có người Vietcombank, đại diện NHNN.
Vân Linh
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Ngoảnh mặt với cây sưa "mắc hơn vàng" Giá cây sưa giống ở Tây Nguyên từ chỗ đắt đỏ và tìm đỏ mắt không ra, nay rẻ như bèo. Những năm trước bà con ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô về các trung tâm cây giống tại xã Hòa Thắng,TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk, gần Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm Tây Nguyên) để mua sưa giống về...