Hàng giả, hàng lậu: Phát hiện 7 vụ, chỉ khởi tố được 1 vụ
Do quá nhiều lực lượng tham gia phòng chống và hệ thống văn bản pháp luật còn chồng chéo nên hàng giả, hàng lậu vẫn là một vấn nạn nhức nhối của xã hội.
Thuốc lá là một trong những mặt hàng bị buôn lậu nhiều nhất
Phát biểu tại hội nghị: “Chống hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và vai trò doanh nghiệp” diễn ra hôm nay (25-5), Đại tá Hoàng Văn Trực- Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và tham nhũng (Bộ Công an) cho hay, hiện nay cứ 7 vụ phát hiện vi phạm hàng lậu, hàng giả, lực lượng chức năng mới khởi tố hình sự được 1 vụ, 6 vụ còn lại phải chuyển xử lý xử phạt hành chính.
Phân tích rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, Đại tá Hoàng Văn Trực nói: “Chúng ta có đủ các chính sách, đủ các lực lượng nhưng cơ chế xử lý và chế tài yếu và thiếu. Chính sách chồng chéo khiến phải viện dẫn nhiều luật mới xử lý được vi phạm. Đáng nói, mối liên hệ giữa các cơ quan hiện nay rất yếu. Bộ nào cũng muốn giữ bí mật để điều tra. Nhiều vụ việc khi cơ quan công an thông tin đến các lực lượng chức năng khác để triển khai lệnh bắt giữ thì chưa được 5 phút, đối tượng đã biết và tẩu tán tài sản”. Và vì khó áp dụng chế tài xử phạt thích đáng nên hàng giả, hàng lậu vẫn tung hoành.
Theo ông Nguyễn Trọng Tín- Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), năm 2015, Cục Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra 38.059 vụ, phát hiện 25.123 vụ vi phạm, xử phạt hành chính trên 68 tỷ đồng. Riêng quý I-2016, lực lượng này phát hiện và xử lý 1.269 vụ sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Video đang HOT
Trong khi việc sản xuất, vận chuyển, kinh doanh hàng giả, hàng nhái vẫn diễn biến phức tạp thì gần đây, buôn bán hàng giả qua internet ngày càng có diễn biến phức tạp. Có thể thấy được điều này trên mạng xã hội như facebook, thông qua việc lập các fanpage bán hàng, trang facebook cá nhân để bán hàng… Qua đây, hàng giả được tiêu thụ công khai. Các mặt hàng thường được bán công khai trên các trang mạng xã hội này là: tân dược, thực phẩm chức năng xách tay có yếu tố nước ngoài nhưng bị làm giả tem, mẫu mã và vỏ bao bì; hàng điện tử, công nghệ.
Sắp tới, lực lượng quản lý thị trường các địa phương sẽ kiểm tra hàng hóa bán trên mạng như trên. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng khác để quyết liệt đấu tranh với hàng giả, hàng lậu.
Theo_An ninh thủ đô
Bắt giữ gần 1.700 vụ buôn bán vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng cấm
Ban Chỉ đạo phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389) tỉnh Bắc Giang cho biết, 7 tháng đầu năm nay, các lực lượng chức năng tỉnh Bắc Giang đã bắt giữ 1.694 vụ vi phạm.
Trong đó, cơ quan chức năng phát hiện 293 vụ vi phạm buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; 12 vụ vi phạm buôn bán hàng giả; 1.389 vụ gian lận thương mại), với tổng số tiền thu phạt hơn 25 tỷ đồng.
Nhiều vụ bắt giữ hàng nhập lậu đã bị thiêu hủy
Các mặt hàng vi phạm đa dạng, phong phú, trong đó chủ yếu là gia cầm và sản phẩm chế biến từ gia cầm, động vật và sản phẩm động vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; thuốc bảo vệ thực vật không có trong danh mục được phép sử dụng; mỹ phẩm nhập lậu, nguồn gốc nước ngoài, xuất xứ; quần áo may sẵn; đồ chơi trẻ em; đồ điện gia dụng, điện tử, điện lạnh...
Vụ mỹ phẩm nhập lậu bị bắt gần đây nhất xảy ra vào khoảng 17h30 ngày 16/7, tại Km 122 200 Quốc lộ 1A đoạn qua tỉnh Bắc Giang, tổ tuần tra Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Bắc Giang đã phát hiện trên xe ô tô chở khách, do lái xe Ngô Hoàng Cương điều khiển BKS 29B - 080.54 chở 1.600 hộp mỹ phẩm nhập lậu trị giá 19 triệu đồng, sau đó đã bàn giao số tang vật này cho Đội Chống buôn lậu- Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang kiểm tra, xử lý. Toàn bộ số hàng hóa trên có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, giấy tờ liên quan đến lô hàng.
Chủ sở hữu của số hàng hóa trên là Bà Lê Thị Minh Châu ở Tổ 7, Việt Hưng, Lệ Mật, Gia Lâm, Hà Nội. Đội Chống buôn lậu- Chi Cục quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Châu số tiền là 7 triệu 500 nghìn đồng về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa trên.
Tiếp đó, khoảng 12h30 trưa nay (17/7), tại Quốc lộ 1A địa phận phường Dĩnh Kế, thành phố Bắc Giang, Đội Chống buôn lậu - Chi cục Quản lý thị trưởng tỉnh Bắc Giang phối hợp cùng Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh Bắc Giang) tiến hành kiểm tra xe ô tô khách mang biển kiểm soát 29B-12357, do lái xe Lê Văn Quý (sinh năm 1982 trú tại Ngô Gia Tự, phường Đức Giang, Long Biên, Hà Nội) điều khiển. Chủ hàng là Nguyễn Thị Hiền (sinh năm 1972, ở ngõ 6 đường Lê Đại Hành, phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện hơn 600 lọ dầu gội, gần 100 hộp dầu hấp tóc, gần 2000 tuýp thuốc nhuộm tóc cùng nhiều loại mỹ phẩm khác và một số mặt hàng thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ từ nước ngoài. Số hàng này trị giá gần 60 triệu đồng. Chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, giấy tờ liên quan đến lô hàng.
Chi Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã quyết định phạt hành chính chủ hàng 17 triệu đồng, đồng thời tiến hành tiêu hủy toàn bộ số hàng trên trước sự chứng kiến của chủ hàng và các cơ quan chức năng.
Từ nay đến cuối năm, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Giang tập trung đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Lực lượng quản lý thị trường tỉnh đặc biệt chú trọng kiểm tra, ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm và sản phẩm từ gia súc, gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng nhưng vẫn có hành vi vi phạm.
Bá Đoàn
Theo dantri
Thu giữ thêm 5 tấn mỹ phẩm Trung Quốc dán mác ngoại Hôm qua 16.7, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM cho biết trinh sát Đội 7 (PC46) đã khám xét 1 kho hàng khác của Công ty mỹ phẩm Huyền Trang (trên đường Phạm Văn Chí, P.7, Q.6), thu giữ thêm 5 tấn mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Nhiều tấn mỹ...