Hãng dược phẩm Roche phát triển xét nghiệm PCR bệnh đậu mùa khỉ
Hãng dược phẩm Roche của Thụy Sĩ ngày 25/5 thông báo đã phát triển các bộ xét nghiệm PCR có khả năng phát hiện bệnh đậu mùa khỉ.
Biểu tượng hãng dược phẩm Roche tại trụ sở ở Basel, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Roche, bộ xét nghiệm đầu tiên có thể phát hiện virus thuộc chủng Orthopoxvirus. Bộ xét nghiệm thứ 2 có thể phát hiện riêng virus đậu mùa khỉ, trong khi bộ xét nghiệm thứ 3 có thể phát hiện đồng thời cả 2 loại virus.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng xét nghiệm PCR cần được ưu tiên bởi phương pháp xét nghiệm này cho độ chính xác cao.
Trước việc số ca mắc đậu mùa khỉ đang ngày một gia tăng, Tây Ban Nha dự định mua vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ Imvanex và thuốc kháng virus Tecovirimat thông qua cơ chế mua sắm của Liên minh châu Âu (EU) nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.Vaccine Imvanex do công ty công nghệ sinh học Bavarian Nordic của Đan Mạch phát triển. Cơ quan Dược phẩm châu Âu đã cấp chứng nhận cho vaccine Imvanex bảo đảm hiệu quả trong việc phòng bệnh đậu mùa.
Tại Mỹ, loại vaccine này được Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) cấp phép bán trên thị trường với tên gọi “Jynneos”, chống lại cả bệnh đậu mùa và bệnh đậu mùa khỉ.
Video đang HOT
Đậu mùa khỉ lan ra 19 nước, Bộ Y tế hướng dẫn phòng bệnh
Bộ Y tế đưa ra các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa khỉ trong bối cảnh bệnh này lan ra nhiều nước trên thế giới.
Các biện pháp gồm:
- Tránh tiếp xúc gần gũi với người mắc bệnh đậu mùa, tránh tiếp xúc trực tiếp với vết thương, dịch cơ thể, giọt bắn và các vật dụng, đồ dùng bị nhiễm mầm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay sạch bằng xà phòng và các dung dịch sát khuẩn thông thường.
- Che miệng khi ho, hắt hơi.
- Người có triệu chứng của trường hợp nghi ngờ, cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời.
- Người có các triệu chứng của trường hợp nghi ngờ cần chủ động tự cách ly và tránh quan hệ tình dục; người xác định mắc bệnh phải được cách ly y tế đến khi điều trị khỏi bệnh.
Bệnh đầu mùa khỉ đang lan ra nhiều nước trên thế giới. (Ảnh minh họa: CDC Mỹ)
- Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú bị bệnh như: động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng (chết hoặc sống) có thể chứa virus đậu mùa khỉ, không nên ăn hoặc tiếp xúc với động vật hoang dã, không ăn thịt động vật chưa nấu chín kỹ hoặc ăn các sản phẩm của động vật bị nhiễm bệnh.
Bộ Y tế cũng cho biết, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa các ca bệnh về đậu mùa khỉ.
Trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ: là người ở mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu mùa khỉ, bị phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân, xuất hiện một hoặc nhiều dấu hiệu, triệu chứng sau kể từ ngày 15/3/2022 (đau đầu, sốt (> 38,5oC), nổi hạch (sưng hạch bạch huyết), đau cơ, đau lưng, suy nhược).
Trường hợp có thể mắc đậu mùa khỉ: là trường hợp nghi ngờ và xuất hiện một hoặc nhiều yếu tố dịch tễ như tiếp xúc trực tiếp với người mắc, tiếp xúc vật lý trực tiếp với da hoặc tổn thương da, bao gồm cả quan hệ tình dục hoặc tiếp xúc với các vật dụng bị ô nhiễm như quần áo, giường, đồ dùng của ca bệnh có thể hoặc ca bệnh xác định mắc đậu mùa khỉ trong 21 ngày trước khi bắt đầu có triệu chứng.
Bên cạnh đó, trường hợp có thể mắc còn có tiền sử đi du lịch đến các quốc gia có lưu hành bệnh đậu mùa khỉ trong vòng 21 ngày trước khi khởi phát triệu chứng, có nhiều bạn tình trong 21 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng; kết quả xét nghiệm huyết thanh dương tính với virus orthopoxvirus (trong trường hợp chưa tiêm phòng bệnh đậu mùa hoặc chưa tiếp xúc với các chủng virus orthopoxvirus đã biết khác) và có các triệu chứng nêu trên đến mức phải nhập viện.
Trường hợp xác định mắc đậu mùa khỉ: là trường hợp nghi ngờ hoặc có thể mắc có kết quả xét nghiệm Realtime PCR dương tính với virus đậu mùa khỉ.
Trường hợp loại trừ: là trường hợp nghi ngờ hoặc có thể mắc nhưng có kết quả xét nghiệm Realtime PCR âm tính với virus đậu mùa khỉ. Theo khuyến cáo của WHO, các trường hợp bị nghi ngờ mắc bệnh đậu mùa khỉ đều phải được điều tra và nếu được chẩn đoán xác định phải cách ly cho đến khi các tổn thương trên da của người mắc khô, bong vảy và lành hẳn.
Tính đến 25/5, thế giới ghi nhận hơn 158 ca bệnh đậu mùa khỉ, 117 trường hợp nghi ngờ tại 19 quốc gia và chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Bệnh đậu mùa khỉ: Các triệu chứng để xác định mắc bệnh là gì? Theo Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa đưa ra định nghĩa các ca bệnh về đậu mùa khỉ, gồm ca nghi ngờ, ca có thể, ca xác định và trường hợp loại trừ. Trường hợp nghi ngờ mắc đậu mùa khỉ: là người ở mọi lứa tuổi, đang sinh sống tại quốc gia không lưu hành bệnh đậu...