Hãng dược Moderna đề nghị Mỹ cấp phép sử dụng vaccine cho trẻ dưới 6 tuổi
Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ ngày 28/4 cho biết đã trình đề nghị cấp phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ loại vaccine ngừa COVID-19 do công ty bào chế cho trẻ em từ 6 tháng tuổi đến dưới 6 tuổi.
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Trẻ em dưới 6 tuổi hiện là nhóm duy nhất chưa được tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19 tại Mỹ và hầu hết các nước.
Giám đốc điều hành Moderna, ông Stephane Bancel cho biết: “Chúng tôi tin rằng vaccine này có thể bảo vệ an toàn nhóm trẻ nói trên trước virus SARS-CoV-2, điều đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến kéo dài của chúng ta chống dịch COVID-19″.
Tháng 3 vừa qua, Moderna thông báo kết quả cuộc thử nghiệm, cho thấy việc tiêm 2 mũi đảm bảo an toàn và tạo miễn dịch mạnh. Đặc biệt 2 mũi với lượng 25 microgram cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và trẻ trước độ tuổi đến trường cũng tạo mức kháng thể tương đương với 2 mũi lượng 100 microgram tiêm cho thanh niên từ 18-25 tuổi, chứng tỏ mức độ bảo vệ tương đương chống nguy cơ bệnh trở nặng.
Cuộc thử nghiệm trên liên quan đến 4.200 trẻ từ 2-6 tuổi và 2.500 trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Các tác dụng phụ chủ yếu ở mức nhẹ và tương tự như ở các nhóm tuổi lớn hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, công ty đã phát hiện hiệu quả tương đối thấp trong việc giảm nguy cơ nhiễm. Cuộc thử nghiệm trên diễn ra giữa làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron trong khi các thế hệ vaccine hiện được thiết kế để chống lại biến chủng gốc của SARS-CoV-2. Hiệu quả của vaccine đối với trẻ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi là 51%, hiệu quả đối với trẻ từ 2-5 tuổi là 37%. Moderna cho biết mức độ hiệu quả này tương tự như với người trưởng thành trong làn sóng Omicron, và hãng đang nghiên cứu các mũi tăng cường cho tất cả các nhóm tuổi trẻ em.
Chính việc tỷ lệ hiệu quả thấp khi tiêm 2 mũi đang khiến cơ quan chức năng ngần ngại trong việc cấp phép. Tháng 2 vừa qua, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã hoãn một cuộc họp của ủy ban xem xét cấp phép vaccine của hãng Pfizer cho trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, lý do là muốn có các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của 3 mũi tiêm trước khi xem xét vấn đề này. Khi đó, Pfizer và BioNTech cho biết dự kiến sẽ có kết quả thử nghiệm trong tháng 4, song đến nay vẫn chưa cập nhật thông tin kết quả.
Các nhà khoa học đánh giá một vaccine cho trẻ em phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa cái lợi và cái hại. Ngay cả khi không được tiêm phòng, trẻ dưới 5 tuổi cũng có rất ít nguy cơ mắc bệnh nặng. Hiện tại Mỹ có 476 ca tử vong trong nhóm tuổi này kể từ đầu dịch.
Tổ chức "tiệc Covid-19" để cố tình nhiễm virus tại Thụy Sĩ
Cơ quan Y tế Thụy Sĩ cảnh báo những người cố tình mắc Covid-19 để tạo miễn dịch tự nhiên có thể đối mặt với án tù lên tới 5 năm.
Một người biểu tình phản đối các biện pháp chống dịch Covid-19 tại Geneva, Thụy Sĩ (Ảnh: AFP).
Truyền thông Thụy Sĩ đưa tin, Văn phòng Y tế Công cộng Liên bang (FOPH) của nước này đã phát đi cảnh báo về hành vi cố tình mắc Covid-19 từ những người phản đối vaccine. FOPH cho biết những người cố tình lây nhiễm virus có thể đối mặt với án tù lên tới 5 năm.
Trước đó, một số thông tin đã tiết lộ rằng, những người phản đối vaccine đã tổ chức các bữa tiệc Covid-19 để cố tình lây nhiễm virus, từ đó nhận được "hộ chiếu Covid-19" sau khi khỏi bệnh mà không cần tiêm chủng.
Mặc dù thông báo của FOPH không nêu cụ thể đạo luật dẫn tới quyết định phạt tù, nhưng giới chức y tế Thụy Sĩ cảnh báo việc một số người cố tình mắc Covid-19 sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus cho người khác, từ đó làm tăng số ca nhập viện và tử vong.
Bác sĩ Claude-Francois Robert ở Neuchatel tuần này đã cảnh báo người dân về việc "không nên tự lây nhiễm" Covid-19. Ông cho rằng động thái này có thể dẫn tới nguy cơ mất kiểm soát dịch bệnh, ngoài ra "nguy cơ viêm cơ tim do mắc Covid-19 tự nhiên cao hơn gấp 10 lần so với khi tiêm vaccine". Ông đảm bảo với những người hoài nghi rằng, vaccine là "sản phẩm an toàn".
Thụy Sĩ tuần trước tuyên bố rằng chỉ những người đã tiêm vaccine hoặc đã hồi phục sau khi mắc Covid-19 gần đây mới có thể đến các nhà hàng, quán bar và các cơ sở cộng đồng khác kể từ ngày 20/12.
Các nhà chức trách cho biết, các biện pháp hạn chế được đưa ra "nhằm giảm nguy cơ nhiễm bệnh đối với những người chưa được tiêm chủng vì họ có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh nặng nếu mắc Covid-19".
Tuy nhiên, động thái này dường như đã phản tác dụng với những người phản đối vaccine. Các biện pháp hạn chế của chính quyền được cho là khiến số "bữa tiệc Covid-19" tăng lên, khi những người chưa tiêm vaccine muốn dự các bữa tiệc này để được lây nhiễm và khỏi bệnh, từ đó trở lại cuộc sống bình thường.
Những người hoài nghi vaccine nhưng cần giấy chứng nhận lây nhiễm gần đây đã kêu gọi trên các nền tảng mạng xã hội để "tìm kiếm những người mắc Covid-19 truyền virus cho họ".
Nhiều người Thụy Sĩ đã tổ chức các cuộc biểu tình để phản ứng gay gắt trước các biện pháp hạn chế phòng chống dịch và yêu cầu tiêm chủng bắt buộc. Nhiều người cho rằng, việc yêu cầu phải xuất trình chứng nhận đã tiêm vaccine hoặc từng khỏi Covid-19 khi vào nhà hàng, địa điểm công cộng và khu vui chơi giải trí tạo ra sự phân biệt đối xử.
Các cuộc biểu tình gần đây đã nổ ra liên tiếp tại Thụy Sĩ do những người ủng hộ tự do đứng đầu. Khi vài cuộc biểu tình dẫn tới bạo động, cảnh sát đã phải sử dụng đạn cao su và hơi cay để kiềm chế đám đông.
Tính đến cuối tháng 11, Thụy Sĩ có 67% dân số đã tiêm phòng đầy đủ và 2% đã tiêm mũi vaccine đầu tiên. Một cuộc khảo sát của báo SonntasBlick cho thấy 53% trong số 1.300 người được hỏi ủng hộ tiêm chủng bắt buộc.
Đại sứ Trung Quốc muốn "nắn gân" Mỹ qua hàng loạt thông điệp cứng rắn Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ tuyên bố Bắc Kinh sẽ không thua cuộc nếu xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới, đồng thời cảnh báo Washington về vấn đề Đài Loan. Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương (Ảnh: Xinhua). Theo SCMP, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Tần Cương đã đưa ra thông điệp cứng rắn tại cuộc họp...