Hãng dược của Nga sẵn sàng chuyển 1 triệu lọ thuốc Remdesivir tới Ấn Độ
Ngày 26/4, hãng dược phẩm Pharmasyntez của Nga cho biết công ty này đã sẵn sàng chuyển cho Ấn Độ 1 triệu lọ thuốc kháng virus Remdesivir sử dụng trong điều trị bệnh nhân mắc COVID-19.
Thuốc remdesivir được thử nghiệm tại một bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: YONHAP/TTXVN
Trong thông báo, Pharmasyntez nêu rõ hãng có thể giao lô thuốc Remdesivir cho Ấn Độ ngay trong cuối tháng 5 sau khi được Chính phủ Nga cấp phép.
Mùa Hè năm ngoái, thuốc Remdesivir từng thu hút sự chú ý trên toàn thế giới như một biệt dược hiệu quả với bệnh nhân COVID-19 sau khi các thử nghiệm ban đầu cho thấy một số hứa hẹn. Thuốc này hiện được cấp phép sử dụng điều trị bệnh nhân COVID-19 ở hơn 50 quốc gia. Đây là một trong những loại thuốc mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng dùng khi mắc COVID-19.
Ấn Độ đang trải qua giai đoạn dịch bệnh tồi tệ nhất từ trước tới nay, chủ yếu do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh hơn khiến số ca mắc mới tăng mạnh. Theo thống kê sáng 26/4 của Bộ Y tế Ấn Độ, tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này đã vượt quá 17 triệu ca sau khi ghi nhận 352.991 ca mắc mới trong 24 giờ qua. Đây là mức tăng theo ngày cao nhất từ trước đến nay, đồng thời đánh dấu ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc mới theo ngày tại quốc gia Nam Á này tăng lên mốc cao mới. Nhiều bệnh viện ở thủ đô New Delhi và trên khắp cả nước từ chối tiếp nhận bệnh nhân do thiếu giường bệnh và oxy.
Cũng trong 24 giờ qua, Ấn Độ cũng có thêm 2.812 ca tử vong do COVID-19. Giới chức y tế cho rằng số ca tử vong có thể còn cao hơn nữa. Hiện tổng số ca mắc tại Ấn Độ đã tăng lên 17,31 triệu ca, trong đó hơn 195.000 ca tử vong.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi tất cả người dân đi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng như cảnh giác, thận trọng phòng dịch. Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Anh và Pháp thông báo sẽ gửi các thiết bị y tế, máy trợ thở, đồ bảo hộ y tế và nguyên liệu để sản xuất vaccine đến Ấn Độ nhằm hỗ trợ quốc gia Nam Á này ngăn chặn đợt bùng phát hiện nay.
Video đang HOT
Vì sao nhiều nước chưa chúc mừng ông Biden sau 9 ngày?
Hơn một tuần trôi qua kể từ ngày ông Biden được các hãng tin lớn tuyên bố là người chiến thắng bầu cử Mỹ 2020, một số nước, bao gồm cả đối thủ và đồng minh của Mỹ, vẫn giữ im lặng.
Một số quốc gia vẫn phân vân về người chiến thắng bầu cử Mỹ. Ảnh: Getty
Hãng NBC News hôm 14/11 đưa tin, khi nhiều quốc gia trên thế giới đổ xô tới chúc mừng ông Biden, lãnh đạo các nước như Nga, Brazil hay Mexico vẫn kín tiếng.
Hôm 13/11, Trung Quốc cuối cùng đã đưa ra một lời chúc mừng ngắn gọn gửi tới ông Biden, khác với thông điệp hoành tráng được gửi đến ông Trump 4 năm trước.
Câu hỏi đặt ra là: Điều gì đã xảy ra với các nước này?
Các quan chức Nga, Brazil và Mexico cho biết lãnh đạo của họ đang chờ đợi mọi vấn đề liên quan đến việc kiểm phiếu được giải quyết. Bắc Kinh đã gửi lời chúc mừng nhưng nhấn mạnh, chiến thắng của ông Biden chỉ là từ tuyên bố của các hãng thông tấn lớn, cần phải chờ kết quả chính thức "được xác định theo quy trình và luật pháp Mỹ".
Ông Trump liên tục cáo buộc, dù không đưa ra bằng chứng, rằng có nhiều phiếu bầu không hợp lệ vẫn được kiểm đếm và tin vào chiến thắng của mình trong cuộc bầu cử năm nay.
Theo nhận định của các chuyên gia, lãnh đạo một số nước như Nga, Brazil hay Mexico có lẽ chưa cảm thấy có lợi từ việc sớm đưa ra lời chúc mừng với ông Biden.
"Họ nhận ra rằng ông Trump sẽ gây ảnh hưởng tới đảng Cộng hòa và họ biết ông ấy sẽ nhanh chóng tức giận. Hiện tại, các lãnh đạo này nhận thấy việc thừa nhận ông Biden chiến thắng ông Trump lúc này chưa phù hợp và không mang lại ý nghĩa cũng như lợi ích", Michael Miller, phó giáo sư tại khoa Nghiên cứu Chủ nghĩa dân tộc tại Đại học Trung Âu ở Budapest, Thổ Nhĩ Kỳ, cho hay.
Kadri Liik, nhà chính sách cấp cao chuyên tập trung nghiên cứu về Nga tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu, cho rằng một số lãnh đạo có lý do chính trị riêng của mình khi chưa vội công nhận ai là người thắng bầu cử Mỹ.
"Bạn có thể khái quát bằng cách nói rằng một số quốc gia và nhà lãnh đạo có thể thích khả năng ông Trump thắng cử hơn ông Biden, nhưng mỗi phản ứng đều có cơ sở riêng", Liik nói.
Một phát ngôn viên của điện Kremlin hồi đầu tuần cho biết việc Moscow đang chờ đợi kết luận chính thức về kết quả bầu cử là "đúng đắn". Sự im lặng năm nay của Nga cũng khác so với phản ứng của nước này khi cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 có kết quả.
Quan hệ Nga - Mỹ trở nên căng thẳng những năm gần đây do các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và lệnh trừng phạt mới của Mỹ.
Theo Liik, việc Moscow không vội chúc mừng ông Biden có thể là một phần trong hoạt động ngoại giao của Nga trước khi ông Biden nhậm chức.
"Họ làm vậy để ông Biden thấy rằng: 'Chúng tôi không vội vã chấp nhận ông. Ít nhất ông cần được công nhận chính thức trước khi chúng tôi chào đón'", nhà chính sách cấp cao tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu nhận định.
Ông Jair Bolsonaro, vị Tổng thống theo chủ nghĩa dân túy của Brazil, cũng là một trong số các lãnh đạo chưa chúc mừng ông Biden. Trước đây, Tổng thống Brazil tuyên bố sẽ là người đầu tiên chúc mừng khi ông Trump tái đắc cử.
Phó Tổng thống Brazil lý giải ông Bolsonaro đang chờ đợi việc xác minh các phiếu bầu gian lận trước khi có động thái chúc mừng người chiến thắng.
Theo Anthony Pereira, giáo sư tại Viện Brazil và Khoa Phát triển Quốc tế tại Đại học King's (Anh), việc chưa đưa ra lời chúc mừng ông Biden có thể là một động thái "câu giờ".
"Tôi nghĩ họ đang cố gắng có thêm thời gian để hoàn thiện bản thân và cứu vãn mối quan hệ với Mỹ trong trường hợp ông Biden chiến thắng", Pereira nói.
Về phía Mexico, Tổng thống Andrés Manuel López Obrador said hôm 14/11 cho biết sẽ từ chối bình luận về cuộc bầu cử cho đến khi "mọi vấn đề pháp lý" được giải quyết.
Shannon O'Neil, thành viên cấp cao, nghiên cứu về các vấn đề thuộc Mỹ Latinh, thuộc Hội đồng Quan hệ đối ngoại cho rằng, việc chưa vội chúc mừng ông Biden không phải điều gây bất ngờ khi còn 2 tháng nữa mới hết nhiệm kỳ của ông Trump.
"Ông Trump không phải là một tổng thống thích bị làm phiền", O'Neil nói.
Điểm chung của các nhà lãnh đạo chưa gửi lời chúc mừng đến ông Biden là họ nhận thấy làm việc với ông Trump dễ dàng và có thể kiếm được thỏa thuận suôn sẻ hơn khi làm việc với chính quyền của ông Biden.
Việc Trung Quốc do dự và sau đó gửi đến một lời chúc ngắn gọn với ông Biden xuất hiện trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung dưới thời ông Trump đang xấu đi đáng kể. Washington và Bắc Kinh xảy ra mâu thuẫn ở các lĩnh vực thương mại, đại dịch Covid-19, công nghệ và nhân quyền. Bất kỳ tuyên bố nào vào thời điểm chưa có kết quả bầu cử chính thức có thể gây bất lợi cho Trung Quốc.
Dù có giọng điệu bớt gay gắt hơn với Trung Quốc, nhưng ông Biden được cho là sẽ duy trì lập trường cứng rắn với Bắc Kinh.
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Nga 'xông xáo' ở Nagorno-Karabakh, Ngoại trưởng Lavrov liên tục điện đàm Ngày 15/11, Trung tâm Chỉ huy Quốc phòng Nga thông báo, nước này đã bắt đầu thiết lập một trung tâm ứng phó nhân đạo liên ngành ở Stepanakert, thủ phủ của khu vực xung đột Nagorno-Karabakh. Trung tâm Chỉ huy Quốc phòng Nga thông báo đã bắt đầu thiết lập trung tâm ứng phó nhân đạo liên ngành ở thủ phủ của...