Hang động hàng nghìn năm tuổi với những dấu tích bàn tay kỳ bí
Những dấu tích hình bàn tay kỳ bí in dấu bên trong hang động được cho là tồn tại hàng nghìn năm trước.
La Cueva de las Manos là một hang động kỳ lạ với dấu tích những bàn tay kỳ bí, được cho là tồn tại hàng nghìn năm trước. Nằm ở tỉnh Santa Cruz, Argentina, cách thị trấn Perito Moreno chừng 163 km về phía nam, đây được xem là một trong số những hang động bí ẩn nhất thế giới.
La Cueva de las Manos tạm dịch là “Hang động của những bàn tay”. Sở dĩ có tên gọi này bởi trong hang lưu dấu nhiều bàn tay con người và những hình vẽ thời cổ đại.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, dấu tích hình bàn tay là của cộng đồng người sống bằng nghề săn bắn với niên đại chừng 9.500 năm tới 13.000 năm trước. Phía sau những bức vẽ này có vô số giả thuyết thú vị.
Những hình bàn tay còn in dấu trên hang động, có niên đại hàng nghìn năm trước
Một trong số đó là giả thuyết về hình vẽ thuộc về thổ dân bản xứ, có thể là tổ tiên của người Tehuelche. Nhóm nghiên cứu đã xác định thành phần còn sót lại từ hình vẽ trong hang. Cộng đồng người này dùng những chiếc ống làm từ xương, được dùng để phun màu lên tường.
Hầu hết các dấu in là tay trái, nên có thể thấy họ đã cầm ống phun bằng tay phải. Những nhóm người này sử dụng nhiều sắc tố khoáng khác nhau để tạo nên nhiều gam màu khác nhau, bao gồm oxit sắt cho màu đỏ và tím, kaolin tạo màu trắng, chất natrojarosite tạo màu vàng và oxit mangan cho màu đen.
Trong hang còn nhiều hình vẽ, họa tiết với niên đại trước công nguyên
Hầu hết dấu tích của các bàn tay giống với kích thước của những cậu bé mới trưởng thành. Nhóm nghiên cứu cho rằng, có thể những tác phẩm này là một phần của nghi lễ đánh dấu tuổi trưởng thành bằng cách in bàn tay vào tường của hang động linh thiêng.
Ngoài ra, trong hang còn xuất hiện những hình vẽ mô tả cảnh săn bắt, động vật, cuộc sống người xưa, với niên đại thậm chí còn lâu đời hơn dấu tích bàn tay, vào khoảng 7.300 năm trước Công nguyên.
Những người săn bắn hái lượm sống trong hang động vào thời điểm này đã tạo ra nghệ thuật miêu tả việc truy đuổi con mồi, trong đó có cả loài lạc đà không bướu hoặc loài mèo đặc trưng của vùng Nam Mỹ. Những họa tiết được khắc họa đầy sinh động.
Thông qua những hình thức nghệ thuật đa dạng trong hang động, du khách có thể hiểu thêm phần nào về cuộc sống của những người được cho là tổ tiên của người Teuelche ở sa mạc Patagonia.
Lần đầu tiên, nhóm nghiên cứu phát hiện ra hang động vào năm 1949 và tiến hành các bước khảo cổ sâu hơn vào năm 1960. Đến năm 1999, hang động La Cueva de las Manos được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Không chỉ là điểm đến quan trọng với ngành lịch sử khảo cổ và cổ sinh vật học thế giới, đến nay, hang La Cueva de las Manos còn trở thành điểm du lịch nổi tiếng.
Hang nằm trong thung lũng sông Pinturas tại vị trí biệt lập của vùng Patagonia. Du khách có thể tham quan hang động bằng xe ngựa hoặc xe jeep cỡ nhỏ, với tour diễn ra hàng ngày trong tuần.
1001 thắc mắc: Động vật nào cực lười, 10 năm không ăn, tuổi thọ vẫn 100 tuổi?
Một trong những loài động vật không ăn mà vẫn sống khỏe là manh giông. Đây là loài động vật lưỡng cư ma quái sống trong hang động dưới nước ở Ý và các nước vùng Balkans.
Chây ỳ không di chuyển chút nào trong 7 năm liền
Sâu bên trong hang động tại châu Âu có loài manh giông lười biếng với cái tên Olm (danh pháp khoa học: Proteus anguinus). Chúng có khả năng sống lâu hàng chục năm mà... chẳng cần làm gì.
Manh giông Olm thuộc loài lưỡng cư hoàn toàn sống dưới nước, ăn, ngủ và sinh sản dưới nước, không cần ánh sáng mặt trời. Lối sống này đã dẫn đến việc mắt của chúng không phát triển và bị lớp da dầy che phủ.
Mắt của manh giông không thể tiếp thu nhiều ánh sáng, bởi vậy chúng gần như bị mù. Tuy nhiên bù lại, chúng có khứu giác, thính giác dưới nước nhạy bén, có khả năng phát hiện những chuyển động trong hang của mình.
Nhóm nhà khoa học đứng đầu là tiến sĩ Gergely Balázs ở Đại học Etvs Loránd tại Hungary nghiên cứu một quần thể manh giông hiếm sinh sống trong hang động ngập nước ở miền đông Bosnia và Herzegovina. Đội lặn sử dụng kỹ thuật "bắt - đánh dấu - bắt lại" để theo dõi chuyển động của các cá thể manh giông trong 8 năm. Theo Balázs, chúng chỉ ở quanh quẩn, gần như không làm gì.
Balázs và cộng sự nhận thấy suốt gần thập kỷ, những con manh giông di chuyển tổng cộng chưa đến 10 m. Đặc biệt, một cá thể vô cùng chây ỳ không di chuyển chút nào trong 7 năm liền.
Manh giông không tập trung đông theo đàn, không có động vật ăn thịt và có khả năng nhịn đói tốt. Chúng có thể sống sót mà không cần thức ăn trong vài năm. Loài vật này bị mù và sống trong bóng tối hoàn toàn dưới lòng đất và dưới nước. Chúng chỉ di chuyển để giao phối 12,5 năm một lần. Trong hang động nơi chúng cư trú, thức ăn thường rất khan hiếm. Manh giông chủ yếu ăn loài giáp xác nhỏ như tôm, ốc sên và đôi khi săn côn trùng.
Tuổi thọ lên tới 100 năm
Những chú manh giông nhỏ bé có tuổi thọ lên tới 100 năm. Chúng rất nhỏ, chỉ nặng khoảng 20 gram và dài 30cm. Balázs chia sẻ với tờ New Scientist: "Chúng chỉ lảng vảng xung quanh và hầu như không làm gì".
Ít vận động và di chuyển có lẽ là chiến lược sống tối ưu cho loài manh giông, kể từ khi chúng di cư và sống trong hang động vào khoảng 20 triệu năm trước.
Manh giông có khả năng đạt tới "đỉnh cao của sự lười biếng" vì chúng có hoạt động trao đổi chất rất thấp. Thức ăn của chúng là ốc sên và động vật giác xác. Tuy trong hang không có nhiều những động vật này nhưng chúng có thể sống sót qua nhiều năm mà không cần thức ăn.
Bởi trong hang không có động vật săn mồi lại không cần hấp thụ nhiều thức ăn, nên manh giông ít phải di chuyển, chúng sống rất thoải mái và an toàn trong hang động. Thêm vào đó, chúng chỉ sinh sản 12 năm một lần, mỗi lứa đẻ khoảng 35 trứng. Điều này cũng cho thấy lối sống "siêu lười" của loài động vật này.
Balázs và đồng nghiệp phát hiện nhóm manh giông này có sự đa dạng di truyền rất thấp, điều này cho thấy số lượng manh giông đang giảm xuống hoặc có mức độ cận huyết cao.
Sự thiếu đa dạng di truyền này không được phát hiện ở các quần thể manh giông ở Slovenia. Bởi vậy các nhà nghiên cứu cần tìm hiểu thêm liệu lối sống siêu chậm này của manh giông có phải là đặc điểm chung của loài động vật này không.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ chỉ có thể suy đoán đây là loài vật cần rất ít thức ăn, sinh sản lẻ tẻ và sống cả cuộc đời mình với rất ít năng lượng. Ngoài ra mức độ di chuyển của chúng cũng được giảm đến tối thiểu.
Top những động vật có khả năng nhịn ăn vô địch
Cá mập trắng lớn có thể bơi lội tung tăng trong nhiều tuần mà không cần ăn. Điều thú vị là nếu chúng không được ăn trong thời gian càng dài thì kỹ năng săn mồi của chúng càng được cải thiện.
Chim cánh cụt. Không hề quá lời khi nói rằng chim cánh cụt sống trong môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất. Trong thời gian ấp trứng và nuôi con, khi chim cái ra ngoài săn mồi, chim đực phải ngồi canh tổ từ 2-4 tháng mà không hề có thức ăn dự trữ.
Loài ếch. Khi điều kiện tự nhiên không thuận lợi, một số loài ếch có thể ngủ đông tới 16 tháng. Những loài sống ở các khu vực lạnh hơn thậm chí còn có thể không ăn uống trong khoảng thời gian dài hơn.
Cá thòi lòi không chỉ gây ấn tượng bởi ngoại hình quái đản mà còn có khả năng leo cây nên còn được gọi là cá leo cây. Ngoài ra, trong một số trường hợp chúng có thể nhịn ăn trong một năm mà vẫn sống khỏe mạnh.
Hang động pha lê lớn nhất thế giới nằm ở nước nào? Một trong những kiệt tác được hình thành do sự bay hơi cô đặc một lượng muối canxi trong nước, đó là hang động pha lê Naica thuộc núi Naica. ây là hang động có pha lê tự nhiên lớn nhất thế giới. Hang động này nằm ở nước nào? 1. Động băng Kamchatka thuộc nước nào? A. Nga Câu trả lời đúng...