Hàng Đào
Phố Hàng Đào dài 260 mét, đi từ phố Hàng Ngang đến phố Hàng Gai. Trong ghi chép về câu ca dao 36 phố phường của Dương Quảng Hàm có nhắc đến “ Hàng The” (bán the, lụa…), hiện nay chúng tôi hầu như không thấy tài liệu nói về “Hàng The”, không biết Hàng Đào và Hàng The có liên quan đến nhau không???
Phường Đại Lợi tập trung người làng Đan Loan chuyên nghề nhuộm tơ lụa có từ thời Trần – Hồ, qua thời hậu Lê thì đã sầm uất (theo địa dư chí của Nguyễn Trãi). Phố Hàng Đào tất nhiên cũng hình thành rất sớm dọc trên con đê gần Hồ Gươm. Những biến cố chính trị cuối thế kỷ 18 đã ảnh hưởng đến khu phố này.
Theo sách “Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ có kể đến quang cảnh phồn hoa của mấy phố Hàng đào – Hàng Bạc buôn bán giàu có, đồng thời cũng là nơi bày ra những thói nhũng nhiễu của bọn có quyền thế và thủ đoạn lừa lọc của bọn lưu manh. Sau ngót năm mươi năm phục hồi ở nửa đầu thế kỷ 19, lại đến những sự biến của những năm 1873 và 1882 làm dân cư phải thất tán, buôn bán đình trệ, để rồi chờ tình hình tạm yên lại trở về làm ăn.
Cho đến thế kỷ 20, phố Hàng Đào vẫn thua kém phố Hàng Ngang (Phố của người Minh Hương và khách trú Quảng Đông), mặc dù Hàng Đào là phố giàu nhất Việt Nam. Tại đây không có nhà nào xây dựng to lớn, nhà ngói vẫn còn lẫn nhà tranh. Một số ít nhà có gác thấp, cửa sổ nhỏ trông xuống phố kín đáo. Một phố dài chừng hai trăm năm mươi mét mà hai bên mặt phố có tới dăm chục nóc nhà, tức là đổ đồng bè rộng của mỗi cửa hàng trung bình chỉ có dăm thước. Bên phía Tây là dãy số chẵn, bên phía Đông là dãy số lẻ, cửa ngoài thì ngang với mặt đường, nhưng càng đi sâu vào trong nhà, mặt đất càng thấp xuống, lý do là phía bên đó nguyên là giải hồ rộng cũ được lấp đi, mặt hồ so với mặt đê, tất nhiên thấp hơn. Phía bên phải (số chẵn) không có cống thoát nước thải, hay bị ứ đọng nước.
Video đang HOT
Cũng như tất cả các phố thời ấy, trên cao thì có những mái nhà nhấp nhô mái cao, mái thấp không đều, phía ngoài cửa thì so le, nhà nhô ra thụt vào; phố chưa có vỉa hè, lát đá lổn nhổn. Nhiều nhà cổ vẫn còn sót lại đến ngày nay. Hàng Đào vẫn được coi là phố chính của Hà Nội. Phố Hàng Đào là nơi buôn bán lụa là vóc nhiễu với nhiều màu sắc đẹp đẽ, và người Hàng Đào vẫn được tiếng là người thanh lịch, con người của “kinh kỳ” kiểu cách đến thành cầu kỳ hào nhoáng.
Là phố buôn bán có từ lâu đời và buôn bán những thứ hàng đắt tiền, Phố Hàng Đào có nhiều nhà giàu, vốn liếng to. Có những gia đình sinh sống qua nhiều thế hệ ở phố Hàng Đào, số đông là người gốc làng Đan Loan (họ Phạm, họ Lê), làng Đình Loan (họ Nguyễn), làng Đông Cao (Bắc Ninh); họ Vũ Đông Cao ít ra cũng đã có tới bốn năm đời. Những gia đình nhà nho quan lại quý tộc thường thông gia với nhau; nhà giàu kén rể làm quan để thêm danh giá, cũng như người ta đã có danh vị muốn có vợ nhà giàu. Cho cả mãi đến những năm thập niên 30 – 40 mới đây, con gái Hàng Đào còn truyền nhau khẩu hiệu: “Phi cao đẳng bất thành phu phụ”, con gái Hàng Đào khá đông trở thành bà Phủ bà huyện, vợ bác sĩ kỹ sư, dược sĩ, xoàng thì cũng là bà tham bà phán. Mà con gái Hàng Đào vẫn được tiếng là xinh đẹp, ăn mặc lịch sự, thêm là con nhà gia thế.
Hàng Đào thời kỳ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 còn là phố chỉ buôn tơ bán hàng tấm. Nghề buôn tơ sống cốt tinh mắt đánh giá được chất lượng khi tơ chưa khô, mua thế nào để có lãi; các bà mới giàu kinh nghiệm. Những nhà buôn thuần tơ không mở cửa hàng. Hàng mua cất trong nhà, người các làng Hà Đông mua về dệt, vào tận trong nhà xem hàng ăn giá. Cửa hàng tấm cũng đơn giản: ngả cánh cửa lùa kê lên mễ, bên ngoài bày vài cái thạp chè cũ, trên treo những giải lụa màu sặc sỡ. Bên trên cửa có chiếc màn vải che nắng. Quanh tường là tủ đựng hàng, trong xếp những cuốn vác nhiễu giả (chỉ có lượt ngoài trong là lõi giấy) làm quản cáo, còn hàng thật thì đựng trong những bao sơn để ở trong cùng, có khách hỏi mua mới lấy ra. Các bà các cô bán hàng ngồi trên bục bên trong; cạnh cửa là “cô ngồi hàng”, tức là những cô gái làm công chào khách, ngày đến làm, tối về nhà mình.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Bồ
Hàng Bồ là một đường phố độ dài trung bình: 272 mét, đi từ phố Hàng Ngang đến phố Hàng Thiếc.
Phố này thuộc đất thôn Xuân Hoa (đoạn phía đông) và thôn Nhân Nội (đoạn phía tây), tổng Tiền Túc huyện Thọ Xương cũ.
Phố Hàng Bồ có hai đoạn: một đoạn ngắn ở phía đông; từ ngã tư Hàng Đào - Hàng Ngang đến ngã tư Hàng Cân - Lương Văn Can; một đoạn dài ở phía tây, đây mới là đoạn chính của phố Hàng Bồ. Đoạn ngắn giáp Hàng Đào - Hàng Ngang trước kia có tên là phố Hàng Dép.
Mặt phố bên trái, số lẻ, là những căn nhà hẹp và bé, xây áp vào tường nhà của phố Hàng Đào, lòng nhà chỉ đủ chỗ cho mấy bà bán hàng ngồi, trên tường chung quanh chỗ ngồi treo la liệt guốc dép: guốc gỗ mộc, guốc gỗ sơn, guốc Sài Gòn, dép quai ngang, déo cong, dép hạ. Chỗ này chỉ bày hàng bán, tối đóng cửa, người bán hàng về nhà riêng, phần đông ở Nội Miếu hay phía sau Hàng Bạc cạnh hồ Sao Sa. Những năm về sau guốc dép ít người mua, mấy cửa hàng nhỏ hẹp bán giày dép này có lẫn cả cửa hàng chữa đồng hồ, cắt tóc, dù là cửa hàng gì thì cũng chỉ đủ chỗ cho bày một chiếc tủ kính nhỏ của thợ đồng hồ hay chiếc ghế bành gỗ và cái gương treo tường trên một giá con bày dao kéo lược.
Mặt phố bên phải, số chẵn, có nhiều cửa hàng diện tích rộng hơn phía bên số lẻ, những căn nhà tựa lưng vào ngôi nhà phố Hàng Ngang, không đủ đất làm sân sau. Đoạn phố này có những cửa hàng bán giày, những chủ cửa hiệu làm đồ da kiểu mới phục vụ khách hàng ăn mặc theo mốt mới. Cửa hàng kê tủ kính ra trước cửa, bày bán các loại giày phụ nữ.
Ở chỗ này có cửa hàng đóng và bán giày tây da đủ loại. Xen lẫn với những cửa hàng giày dép, ở cả hai mặt phố giáp ngã tư Hàng Cân có những cửa hàng không lớn lắm, những nhà sản xuất và bán các loại hương nén, hương vòng.
Cứ đến những ngày giáp Tết, chỗ đầu Hàng Bồ này, dọc mấy bức tường cạnh của ngôi nhà Hàng Ngang, trông sang dãy cửa hàng của người Tàu sản xuất, tranh và pháo nhập của Hương Cảng. Người Việt Nam ta không chuộng tranh Tàu nên tranh chỉ bán cho người Tàu là chính, còn ta chỉ đứng xem. Do tính chất nhỏ hẹp của cửa hàng buôn bán, đoạn phố Hàng Bồ có tên Hàng Dép thời ấy không có nhiều sự thay đổi. Những cửa hàng nhỏ tồn tại mãi sau này mới có một số nhà làm lại, có gác to rộng hơn trước (đoạn gần ngã tư Hàng Cân).
Đoạn phố Hàng Bồ phần phía Tây có đặc điểm là có nhiều hiệu lớn. ở đoạn này thay đổi nhanh chóng, chỉ trong vòng vài chục năm đầu thế kỷ 20, từ một phố mang tên Hàng Bồ, tức là có nhiều nhà làm nghề đan bồ, nứa bán, một phố có nghề thủ công nhỏ như những phố cạnh đó, sau dần trở thành một phố có nhiều cửa hiệu buôn lớn. Khác với phố Hàng Cân, Thuốc Bắc, ở phố Hàng Bồ có nhiều lô đất trên là nhà cũ được người có tiền mua lại, gộp mấy mảnh với nhau để xây dựng những ngôi nhà lớn.
Khi người Pháp mới đánh chiếm Hà Nội, phố Hàng Bồ vốn có đông gia đình người Việt Nam ngụ đã lâu đời. Họ là những gia đình giàu có. Sau này có nhiều người Việt Nam ở nơi khác và thêm người Tàu gốc Thiều Châu tỉnh Phúc Kiến mua nhà mở cửa hiệu lớn và buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau. Một nét đặc biệt mà những người thường tham gia thơ trên mục Cười của 24H hẳn rất thích, đó là trước năm 1945, cứ vào dịp gần tết là các ông đồ lại bày mực tàu giấy đỏ viết chữ cho dân treo ngày tết.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Ngang Phố dài 152 mét, đi từ phố Hàng Đường đến phố Hàng Đào thuộc quận Hoàn Kiếm. Vốn là đất phường Diên Hưng cũ. Tên gọi Hàng Ngang có nhiều cách giải thích, tên là Hàng Ngang là có thể ở hai đầu phố có ngõ chắn ngang để tiện bảo vệ? Thời trước năm 1945, phố Hàng Ngang là phố người Quảng...