Hàng chục xe chết máy vì đổ phải xăng có lẫn nước ở Sài Gòn
Tối 13/4, nhiều người đã tập trung tại cây xăng Đông Dương trên đường Âu Cơ, quận Tân Phú, TP HCM đòi bồi thường vì đổ phải xăng có lẫn nước làm hỏng xe.
Khoảng 18h30, nhiều xe máy đổ xăng tại cây xăng Dông Dương Petro, sau khi nổ máy chạy được hơn 100 m thì bị tắt máy.
Nghi ngờ xăng có vấn đề, nhiều người đã dẫn xe quay lại cây xăng để kiểm tra. Lo sợ chủ cửa hàng gian lận nên một số người làm lớn chuyện, to tiếng với người của cây xăng. Chủ doanh nghiệp phải nhờ đến công an để ổn định trật tự.
Một chiếc xe máy sau khi vào tiệm kiểm tra phát hiện trong xăng có nước. Ảnh: NVCC.
Anh Toàn, một nạn nhân cho biết, anh vẫn thường đổ xăng ở đây. Các ngày khác, anh không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, ngày 13/4, sau khi đổ xăng, anh chạy xe được một đoạn thì xe chết máy.
Tưởng xe bị hỏng, anh Toàn dắt vào tiệm kiểm tra mới biết trong xăng có lẫn nước. “Xe bị hỏng bộ phun xăng điện tử, chi phí sửa hết 500.000 đồng. Đến giờ tôi vẫn chưa biết vì sao trong xăng lại có nước như vậy”, anh chia sẻ. Sau khi khách hàng này quay lại khiếu nại, chủ cửa hàng đã đã trả lại toàn bộ tiền sửa và đền bù cả tiền xăng.
Sau khi xuất hiện nhiều xe bị “sặc nước”, khoảng 1 giờ sau, chủ doanh nghiệp quyết định đóng của cây xăng để tìm hiểu nguyên nhân vụ việc. Mặt khác, doanh nghiệp này tập trung nạn nhân để sửa xe, đền bù.
Hơn 20 xe đã được đền bù, số còn lại đang sửa. Sáng 14/4, các khách hàng này cho biết sẽ đến làm việc với cây xăng. Trong số này, 2 xe SH đang sửa chữa, chủ xe đã thông báo thiệt hại hơn 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Sau khi phát hiện có nước trong xăng, cửa hàng đã đóng cửa để tìm hiểu nguyên nhân. Ảnh: Zen Nguyễn.
Bà Trần Thụy Thùy Trâm – Phó giám đốc Công ty Đoan Việt, chủ đầu tư cửa hàng Đông Dương Petro cho biết, cây xăng mới hoạt động được 7 tháng. Ngày 13/4, đơn vị này nhập 20 m3 xăng, bán đến chiều tối thì xảy ra sự việc. Toàn bộ bể chứa xăng A92, A95 đều bị ngập nước.
Theo dự đoán của bà Trâm, có thể, trận mưa lớn vào lúc 17h khiến nước tràn vào bồn. Nhân viên không phát hiện được nên vô tình bán cho khách.
“Sự cố khách quan nhưng công ty chân thành xin lỗi khách hàng. Chúng tôi sẽ trả lại số tiền xăng và thanh toán tiền sửa xe cho khách. Cửa hàng có trang bị camera an ninh 24/24, nên công ty sẽ căn cứ vào băng ghi hình vào khung giờ xảy ra sự cố để đền bù”, bà chia sẻ.
Nhiều nước đã được múc ra từ hầm chứa xăng. Ảnh: Zen Nguyễn.
Đại diện cửa hàng cho biết thêm, toàn bộ số xăng bị nước tràn vào ước tính hơn 300 triệu đồng sẽ được bơm lên niêm phong đưa về kho để điều tra. Đồng thời, công ty sẽ cho súc rửa bồn, bịt lại tất cả các lổ hổng khiến nước tràn vào.
“Sáng 14/4, chúng tôi sẽ nhập hàng mới về để tiếp tục bán cho khách” , bà Trâm nói.
Theo_2Sao
Germanwings có thể bị kiện vì để cơ phó một mình trong buồng lái
Hãng hàng không Germanwings có thể sẽ phải trả hơn 22 triệu USD bồi thường cho gia đình hành khách chuyến bay 4U9525. Thậm chí, hãng này có thể bị kiện, dù với khả năng không cao, về quy trình kiểm tra phi công và chính sách phải có ít nhất 2 người trong buồng lái.
Hãng hàng không Germanwings có thể sẽ phải trả hơn 22 triệu USD bồi thường cho gia đình hành khách. (Ảnh: Express.co)
Theo Công ước Montreal 1999, một hãng hàng không sẽ không thể trốn tránh được nghĩa vụ bồi thường khi các hành khách thiệt mạng trong các tai nạn. Công ước này quy định các hãng hàng không sẽ chỉ phải bồi thường tối đa 157.400 USD cho một hành khách thiệt mạng trong tai nạn máy bay, nếu thân nhân của họ không khởi kiện. Tuy nhiên, nếu muốn đòi bồi thường nhiều hơn, người thân các nạn nhân có thể đưa vụ việc ra trước tòa án.
Theo Guardian, hãng hàng không Germanwings có thể sẽ phải đối mặt với khoản bồi thường cao hơn nhiều so với mức trần 157.000 USD/người (tổng cộng hơn 22,7 triệu USD cho 144 hành khách) sau khi chuyến bay 4U9525 của hãng lao xuống núi An-pơ và vỡ tan thành nhiều mảnh vào trưa ngày 24/3.
Khoản bảo hiểm này ít hay nhiều sẽ còn phụ thuộc vào việc hãng có thể tự bào chữa về lỗi bất cẩn trong tai nạn máy bay mang số hiệu 4U9525 hay không.
Giới chức tiến hành khám xét nhà của cơ phó Andreas Lubitz. (Ảnh: Daily Mail)
Theo Telegraph, các công tố viên Pháp hôm qua cho biết cơ phó người Đức Andreas Lubitz đã khóa cửa, buộc cơ trưởng ở ngoài buồng lái trước khi tự tay hạ độ cao máy bay, lao thẳng xuống núi An-pơ với tốc độ khoảng 900-1.200 m/phút, làm 150 người trên chuyến bay đều thiệt mạng.
Dựa trên các dữ liệu hộp đen, phía công tố khẳng định viên cơ phó Lubitz có một mục đích duy nhất là phá hủy chiếc máy bay chở 150 người. Theo Daily Mail, viên cơ phó này được cho là từng bị trầm cảm và mới chia tay vị hôn thê trước đó không lâu.
Các luật sư từng đại diện cho gia đình nạn nhân trong nhiều tai nạn hàng không cho biết hồ sơ kiện (nếu có) sẽ tập trung vào việc hãng Germanwings đã kiểm tra đúng mức viên cơ phó trước khi nhận anh ta và khi anh ta làm việc trong hãng hay chưa.
Ngoài ra, phía thân nhân hành khách cũng sẽ tập trung vào việc lẽ ra hãng Germanwings nên có chính sách yêu cầu luôn phải có ít nhất 2 thành viên phi hành đoàn trong buồng lái trong suốt chuyến bay.
Justin Green, một luật sư thuộc hãng luật Kreindler & Kreindler ở New York, Mỹ cho biết gia đình các hành khách sẽ cảm thấy không thỏa đáng khi cơ phó Andreas Lubitz lại được ở trong buồng lái một mình.
Luật sư Green cho biết luật pháp Đức cho phép các phi công có thể rời buồng lái trong một vài thời điểm và một vài hoàn cảnh nhất định khi phi cơ chở khách đang bay trên bầu trời.
Tuy nhiên, ngay cả khi điều này được cho phép, thì luôn "có một mối nguy hiểm mà ai cũng biết", ông Green nói. Luật sư cho biết tiền lệ phi công tự sát, chủ định cho máy bay rơi đã xảy ra khá nhiều lần và nhắc đến vụ việc máy bay 9525 của SilkAir năm 1997 rơi xuống sông Palembang tại Indonesia hay chuyến bay 990 của Egyptair lao xuống Đại Tây Dương.
"Việc một phi công có thể hại chết tất cả mọi người trên khoang và tự sát là một điều trước đây đã từng xảy ra và ai cũng biết", ông Green nói.
Tuy nhiên, các luật sư cho hay trong hầu hết các vụ tai nạn máy bay, các hãng hàng không đều chọn phương án giải quyết các yêu cầu pháp lý, do vậy các vụ việc rất ít khi được đưa ra tòa.
Hãng hàng không Lufthansa, chủ quản của Germanwings, cho biết họ sẽ tuân thủ các hiệp định quốc tế về vấn đề bồi thường. "Thật lòng mà nói, đây là một trong những điều tôi ít lo ngại nhất", Giám đốc điều hành Lufhansa, ông Carsten Spohr, cho biết.
"Chúng tôi hoàn toàn có thể đáp ứng được các bồi thường về tài chính. Ưu tiên của chúng tôi là giúp đỡ các thân nhân hành khách tối đa có thể", ông Spohr khẳng định.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Guardian, Telegraph, Daily Mail
Vì sao Nguyễn Văn Thiệu quyết định rút khỏi Tây Nguyên? Mất Tây Nguyên là mất một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng đến cục diện chiến trường nhưng thời điểm này 50 năm trước ông Nguyễn Văn Thiệu vẫn quyết định rút lui khỏi mảnh đất chiến lược này. Từ bỏ cao nguyên Trong suốt lịch sử chiến tranh xâm lược Việt Nam, cả người Pháp và người...