Hàng chục rể Hàn về thăm mẹ vợ Việt Nam
25 chú rể Hàn Quốc cùng gia đình đang có khoảng thời gian trải nghiệm thú vị tại quê ngoại Việt Nam. Chuyến đi là cơ hội để họ yêu thương thêm gia đình Việt, để những đứa trẻ mang trong mình hai dòng máu Việt – Hàn thêm tự hào về đất mẹ. Chương trình do Quỹ phụ nữ Hàn Quốc thực hiện.
Yêu thương hai tiếng “mẹ chồng”
Chị Hà và chồng là anh Lim Dea Sig quen nhau qua sự giới thiệu của anh rể (anh rể chị Hà lao động ở Hàn Quốc cùng với em trai anh). Chị quyết định theo anh sang Hàn Quốc làm dâu sau một năm tìm hiểu.
Trải qua 6 năm, chị đã xây dựng được cuộc sống gia đình hạnh phúc với hai đứa con nhỏ. Đây là lần thứ 2, chị cùng chồng về Việt Nam thăm quê ngoại. Đứng trước đám đông chia sẻ về cuộc sống hiện tại của mình, chị Lưu Thị Hà, SN 1982, Yên Phong (Bắc Ninh) xúc động không cầm được nước mắt.
Trong câu chuyện kể về cuộc sống làm dâu xa xứ của mình, người được chị nhắc đến nhiều nhất là mẹ chồng. Những ngày đầu mới sang Hàn Quốc, mẹ chồng chị là người gần gũi, động viên, an ủi chị, giúp chị bước qua những bỡ ngỡ ban đầu.
“Mẹ kiên trì chỉ dẫn cho tôi biết từng món đồ nhỏ trong nhà, dạy tôi nấu ăn, giặt giũ, giao tiếp”, chị Hà chia sẻ. Lúc mới sang, mỗi lần được giao nấu ăn, chị Hà chỉ nấu món ăn Việt Nam, nhiều lúc không hợp khẩu vị nhưng mẹ chồng khuyến khích cả nhà ăn ngon lành. Điều đó khiến chị Hà cảm thấy ấm áp và có thêm động lực vượt qua những khó khăn.
Em dâu Hà cũng là người Việt Nam. Nhờ đó, chỉ sau một năm, chị đã nói được tiếng Hàn thành thạo. “Cả hai chúng tôi được mẹ chồng yêu quý, gọi chúng tôi là con gái. Mẹ chồng tôi bảo, chúng tôi không thuộc túyp người khéo ăn nói, nhưng chính sự chân thật, chịu khó, vun vén, chăm sóc gia đình luôn khiến mẹ hài lòng”, chị Hà cho hay. Lần về thăm Việt Nam này, Hà tranh thủ đưa chồng và con đi thăm hết ông bà, họ hàng nội ngoại để tạo cơ hội cho anh gần gũi hơn với gia đình mình.
Khác với chị Hà, chị Nguyễn Thị Lý, SN 1986, An Dương (Hải Phòng) đến với chồng mình là anh Sung Jean Young, SN 1964 qua dịch vụ mai mối. “Em hay xem phim Hàn Quốc, thấy con trai rất đẹp nên em đăng ký dự tuyển chồng. Nhưng không ngờ khi đến gặp chồng, em hoàn toàn thất vọng vì anh ấy vừa già, vừa xấu. Định bỏ cuộc nhưng nhà mối đòi phạt 20 triệu đồng. Không có tiền nộp, em đành nhắm mắt đưa chân”, Lý kể.
Cuộc sống hôn nhân những ngày đầu rất nặng nề. Phải mất một năm sau khi sinh con trai đầu lòng, chị mới dần lấy lại được niềm vui. Chồng chị và gia đình chồng luôn, động viên, an ủi chị hòa nhập với cuộc sống mới. Gia đình chồng còn mời cả cô giáo về tận nhà dạy tiếng Hàn, văn hóa Hàn cho con dâu. Chính những tình cảm đó đã dần thắp lên tình yêu trong chị Lý. Cuộc sống hiện tại dù không dư dả vật chất nhưng chị Lý luôn thấy hạnh phúc vì tình yêu thương của chồng và gia đình chồng.
Video đang HOT
Gia đình hạnh phúc của chị Nguyễn Thị Lý
Thắp lên tình yêu gia đình
Với những chú rể Hàn và những đứa trẻ mang trong mình hai dòng máu Việt – Hàn, chuyến về thăm Việt Nam lần này là một sự trải nghiệm đầy thú vị. Sung Jean Young cho hay, khi về quê vợ, anh được cả đại gia đình đón tiếp rất nồng nhiệt. Mẹ vợ còn làm cơm mời họ hàng hai bên đến gặp mặt con rể.
“Sự vui vẻ, chân thành của nhà vợ khiến tôi cảm thấy mình là một thành viên thực sự của gia đình nhà vợ, xóa bỏ hết mọi rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, không gian địa lý. Điều này, khiến tôi càng thấu hiểu hơn nỗi khổ của vợ trong những ngày đầu sang Hàn Quốc”, anh Sung Jean Young nói.
Nhiều đứa trẻ mang trong mình hai dòng máu Việt – Hàn lần đầu tiên được về thăm quê ngoại, được bà ngoại thơm lên má, chạy nhảy tung tăng trên đường làng.
Bà Park Gi Nam, Giám đốc điều hành Quỹ Phụ nữ Hàn Quốc cho hay, đây là năm thứ 7 tổ chức chương trình đưa rể Hàn về Việt Nam thăm quê ngoại. Chương trình lần này, được thực hiện theo hướng phát huy lòng tự hào về đất nước mẹ, thử nghiệm những văn hóa mới từ đất mẹ, định hướng và phát triển về tính tự tin.
Theo Lưu Trinh (Tiền Phong)
Thực hư chuyện 'chó lạ' cắn 100 người ở ngoại ô Hà Nội
"Số người dân ở Sóc Sơn bị chó dại cắn tăng thêm 45 người, từ 52 người lên đến 97 người", ông Nguyễn Đức Việt - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết.
Đến xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội vào những ngày gần cuối tháng 8, từ những góc chợ cho đến những quán vỉa hè, người dân nơi đây bàn tán rôm rả chuyện chó dại cắn người. Nhưng chẳng ai biết rõ con chó đó trông như thế nào? Xuất xứ từ đâu? Chỉ biết rằng con chó cắn cả người đi đường, cắn cả chó nhà, rồi cả người dân.
Cô Nguyễn Thị Lương, một người dân ở đây cho biết, chó mắc bệnh dại cắn người chưa năm nào ở xã Bắc Sơn lại nhiều đến vậy, khiến cho ai ra đường cũng phải cảnh giác, đặc biệt trẻ con không dám cho chạy lung tung chẳng may lại bị chó cắn.
Chó nhà nuôi cũng cắn người!
Để tìm hiểu thực hư, chúng tôi tìm về nhà cô Nguyễn Thị Lý (thôn Lương Đình, xã Bắc Sơn) - một trong những người dân ở xã Bắc Sơn bị chó dại cắn. Cô Lý cho biết: khoảng nửa tháng trước, khi tôi đi làm về đến sân. Chưa kịp đi vào trong nhà, đàn chó nhà nuôi đẻ được mấy con, trong đó có một con trong đàn bỗng dưng hung hãn xông ra cắn vào bắp chân. Tôi sợ quá liền chạy lên bậc đầu hè.
Bà Nguyễn Thị Luân chỉ cho chúng tôi xem vết thương bị chó cắn.
Mọi người đang chăn bò ở gần đó liền chạy tới xua đuổi, nhưng con chó hung giữ đã đuổi tấn công mọi người, rất may không ai bị làm sao. Sau đó, nó liền chạy vào cắn những con chó trong đàn, một lúc sau con chó đó chạy toán loạn, sùi bọt mép chạy đúng đến sân giếng chết. Thật sự, đến giờ tôi cảm thấy rất sợ vì chó nhà nuôi chưa bao giờ như con này. Mà tôi còn nghe người dân bảo là đang có dịch nên sáng hôm sau tôi đã đi tiêm phòng dại.
Cũng chung cảnh ngộ với cô Lý bị chó cắn, bà Nguyễn Thị Luân (thôn Lương Đình, xã Bắc Sơn) tâm sự: hôm đó, tôi đi rắc đạm cho lúa về, khi đi ngang qua nhà hàng xóm con chó ở nhà đó không như mọi khi mà liền chạy sồ ra, hung hãn lao thẳng vào người tôi, nhanh trí tôi cầm chiếc thau nhôm vung ra cho nó sợ, nhưng nó vẫn lao tới cắn một nhát vào đùi, giờ vẫn còn vết sẹo.
Người dân bị chó cắn tăng lên!
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Việt - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn cho biết: Người dân bị chó dại cắn theo thông tin xã nắm được, tình trạng này xảy ra từ đầu tháng 7 cho đến tháng 8 ở trong xã đã có 52 trường hợp bị chó dại cắn.
Theo thống kê đến ngày 20/8, số người dân bị chó dại cắn tăng thêm 45 người, từ 52 người lên đến 97 người. Hiện tại, những người dân sau khi bị chó cắn đã đi tiêm phòng đầy đủ, và sức khỏe vẫn ổn định.
Ông Nguyễn Đức Việt - Phó Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn. ảnh PLXH.
Xã cũng chỉ đạo đến từng thôn nhốt chó lại để tránh tình trạng lây lan bệnh dịch, và tổ chức tiêm phòng dại cho đàn chó, mèo. Đồng thời thành lập tổ rà soát khắp các thôn xóm nếu phát hiện chó nghi bệnh dại lập tức đập chết và tiêu hủy để tránh lây lan sang đàn chó của các hộ dân.
Tuyên truyền cho người dân cách phòng dại trên loa truyền thanh của xã. Nếu người dân nào bị chó cắn cần báo chính quyền để kịp thời xử lý. Còn những con chó cắn người dân là chó nhà khi phát hiện bị bệnh dại người dân hô hoán nhau đập chết.
Về việc chó lạ thực chất chúng tôi chưa nhìn thấy. Người dân xã Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn, Hà Nội) sống giáp danh với xã Thành Công (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) bị chó lạ cắn cũng có khả năng là chó của người dân bên đấy nhưng khi cắn người họ không dám nhận. Bởi trước đây, ở xã Thành Công (huyện Phổ Yên, Thái Nguyên) đã xảy ra tình trạng đàn chó lạ tấn công người dân.
Trong vòng 4 năm nay, xã Bắc Sơn chưa xảy ra tình trạng chó dại cắn người dân nhiều đến như vậy.
Theo VTC
'Dân chơi' chạy xe ôm phục vụ sĩ tử miễn phí Hàng trăm lượt sĩ tử và người nhà đã được nhóm dân chơi xế xứ Thanh phục vụ miễn phí khi di chuyển đến các điểm thi. Dù trong cái nắng gay gắt giữa hè nhưng các xế không chuyên vẫn luôn nở nụ cười tươi. Dịp thi đại học, cao đẳng năm nay, tại các bến xe và nhà ga ở TP...