Hàng chục rắn hổ mang nằm trong xe taxi
Hàng chục con rắn hổ mang chúa và rắn hổ trâu nằm cuộn tròn trong cốp xe taxi đã được phát hiện tại Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) trưa nay (16/5).
Vụ việc đang được Đội phòng chống tội phạm trong lĩnh vực y tế và an toàn thực phẩm (Đội 6 – Phòng Cảnh sát môi trường – Công an TP. Hà Nội) phối hợp với Công an huyện Từ Liêm làm rõ.
Theo đó, trưa nay, những con rắn hổ mang vừa được chất lên cốp xe taxi mang BKS 30K-0215 (hãng taxi Mỹ Đình), bất ngờ bị lực lượng chức năng ập đến bắt giữ.
Bước đầu xác định, số rắn này được đưa từ miền Nam ra, định tiêu thụ tại Hà Nội. Lái xe taxi khai rằng, vừa được một người thuê chở nhưng chưa biết là sẽ mang đi đâu. Hàng vừa chất lên xe đã bị phát hiện.
Hàng chục rắn hổ mang nằm trong xe taxi bị bắt
Một số rắn hổ mang được đựng trong bao với nhiều quả trứng rắn. Nhiều con rắn đã chết do thời tiết quá nóng.
Video đang HOT
Hiện vẫn chưa xác định được chủ lô hàng này. Giải thích lý do nhận chở, lái xe nói rằng, người thuê bảo với anh ta “rắn đã chết, không sao đâu”.
Đây là loại động vật quý hiếm, thuộc danh mục các loài nghiêm cấm khai thác, sử dụng với mục đích thương mại.
Điều 190. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm 1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm; đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ hai triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Theo 24h
Nghề săn bắt rắn độc
Dễ dàng kiếm tiền triệu nhưng chỉ cần sơ sảy, người săn rắn độc có thể mất mạng. Nếu bị rắn hổ đất cắn phải mổ bụng lấy mật rắn nuốt, rồi dùng lưỡi hái khoét vết thương hút máu độc và nhanh chóng đi viện cấp cứu.
6h sáng, nhóm bắt rắn của Mười Hiền (xã Long Hưng, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã khởi hành, qua hết đồng này đến đồng khác. Đồ nghề mà nhóm của Mười Hiền mang theo gồm hai lưỡi hái (liềm), một cây cuốc, một túi vải đựng rắn.
Sau hai giờ luồn lách kênh rạch, nhóm bắt rắn mới đến được cánh đồng Tam An (huyện Long Thành). Ghe vừa cập vào bãi dừa nước, các anh đã cầm đồ nghề nhảy tót lên bờ và bắt tay vào công việc.
Cả hai liên tục lùng sục bờ ruộng, bờ ao để tìm dấu vết rắn đi ăn. Mắt chăm chú, tay liên tục dùng lưỡi hái hoặc cuốc soi móc các vết đất nứt, hang chuột khi nghi ngờ có rắn ở. Có những lỗ hang, cả hai anh phải hì hục đào sới, lấy mẫu đất thăm dò dấu vết đến 10 phút rồi mới chịu bỏ đi.
"Rắn bây giờ tinh khôn lắm. Có lẽ bị chúng tôi săn bắt nhiều nên ẩn mình rất kỹ. Do chúng không phải là loài tự đào hang để ở, mà là kẻ mượn hang chuột để trú ẩn khi no mồi, lột xác, sinh nở. Vì vậy, tụi tui cứ bám vào hang chuột mà lần tìm", Mười Hiền nói.
Miệt mài tìm hang bắt rắn. Ảnh: PLVN
Trước khi đào, anh và Công Bình phải dò tìm dấu vết rắn bò để lại trên đất. "Dấu mới thì láng bóng, ẩm ướt, dấu cũ thì khô hơn. Chứ đào tung tung thì sức đâu mà đào", Mười Hiền nói.
Sau hơn giờ lòng vòng, Mười Hiền, Công Bình tiếp tục công việc tìm dấu vết rắn. "Cái nghề này, có khi đi cả tuần tốn bao nhiêu tiền dầu, ăn uống vẫn không bắt được con nào. Nhưng chỉ cần bắt được một con rắn hổ mang, hổ hành, hổ vện khoảng 1 kg là tụi tui kiếm được 350.000 - 800.000 đồng đó", Công Bình bày tỏ.
Trời ngả chiều, các anh quần thảo mãi vẫn chưa bắt được con rắn nào. Mười Hiền kể rằng, tháng rồi cũng tại cánh đồng Bà Ký (xã Long Phước) anh bắt được một con hổ bành nặng gần 3 ký, bán được trên một triệu đồng (giá 350.000 đồng/kg).
Riêng Công Bình thì tóm được chú hổ đất trên 1 kg bán được 800.000 đồng. "Chỉ cần sơ sảy do cẩu thả thì mất mạng như chơi. Người bị rắn hổ đất cắn phải mổ bụng lấy mật nó nuốt, rồi dùng lưỡi hái khoét vết thương hút máu độc và nhanh chóng chở đi bệnh viện cấp cứu may ra mới thoát chết", Mười Hiền kể.
Thợ săn lão luyện này cho hay, hơn 10 năm trước rắn nhiều nên ngày nào xuất quân cũng bắt được chí ít một hoặc hai con. Còn giờ, có khi cả tuần không được con nào là chuyện thường. "Mỗi loại rắn có cách bắt khác nhau và luôn phụ thuộc vào mức độ chết người của từng loại mà bắt cho an toàn. Với các loại rắn độc như hổ đất, cạp nia khi bắt được phải cà răng chúng cho nhẵn rồi mới bỏ vào túi vải", anh nói.
Công Bình cho biết thêm, ở xã Long Hưng đã xảy ra hai trường hợp "sinh nghề tử nghiệp". Riêng chuyện bị rắn cắn suýt chết thì đã làm nghề rất khó tránh. Trên đường xuôi ghe máy về nhà, hai anh truyền lại một số bí quyết của cái nghề nguy hiểm này. Đó là khi tiết trời hanh lạnh loài rắn đổ xô về sông suối, nơi có nguồn nước để tìm thức ăn, còn mùa nước nổi chúng tìm các gò đất cao để ẩn mình.
Loại rắn có giá nhất hiện nay là hổ chúa, giá cả triệu đồng một kg; hổ mang, hổ đất trên 800.000 đồng một kg; hổ hành, hổ vện tầm tầm 400.000 đồng một kg. Còn các loại rắn khác các thợ rắn chỉ chọn bắt những con to hoặc bỏ đi.
"Khi bắt được con rắn bán cho các quán đặc sản cầm tiền triệu ai cũng ham. Nhưng không phải lúc nào cũng bắt được. Chẳng hạn như hôm nay, tốn cả trăm ngàn tiền dầu vẫn về tay không đó", Công Bình buồn bã nói.
Theo VNE
Rắn "đẻ" ra vàng Từ một nông dân vốn chỉ nhờ cậy vào cây cói, sau 10 năm vật lộn nuôi rắn hổ mang, anh đã trở nên giàu có. Tuy chưa nhiều tiền như những người bán vàng, hay buôn hàng ngoại quốc, nhưng đã có của ăn của để, của dành cho các con lúc lấy vợ gả chồng. Trong khi dân làng say sưa...