Hàng chục người chết vì thủy điện xả lũ mà không ai chịu trách nhiệm?
“Cần điều tra, xử lý kỷ luật, thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự chủ các thủy điện vi phạm việc xả lũ. Phải làm cho nghiêm, không thể để hàng chục người chết mà không ai chịu trách nhiệm” – Đại biểu Nguyễn Văn Phúc đặt vấn đề.
Mở đầu phiên chất vấn sáng 19/11, các đại biểu Quốc hội thảo luận về việc thực hiện Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn qua 3 kỳ họp gần đây, nhất là vấn đề thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng đã đăng đàn từ đầu nhiệm kỳ.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) nêu thực tế, cơ bản các Bộ trưởng, trưởng ngành đã thực hiện nghiêm túc các nội dung được Quốc hội giao trong Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn. Tuy nhiên vẫn còn những nội dung dù Nghị quyết của Quốc hội đã xác định cụ thể qua nhiều kỳ họp mà không được đề cập.
Ông Học dẫn chứng vấn đề xem xét hỗ trợ người nghèo ở các vùng thủy điện đã được nhiều đại biểu đặt ra trong nhiều kỳ họp khi vùng thủy điện vào mùa khô thì cạn kiệt nguồn nước, mùa mưa thì lũ lụt, như tình trạng miền Trung hiện nay. Ở khu vực này tỷ lệ người nghèo, hộ nghèo rất cao.
Đại biểu Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) hiện là Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội.
Dẫn lại nguyên tắc, người dân sau tái định cư nhường đất cho thủy điện phải có cuộc sống tốt hơn hoặc bằng như cũ, cũng như gợi ý của Chủ tịch Quốc hội kỳ trước là trích 1 phần lợi nhuận của thủy điện cho những người dân mất đất, đại biểu nhắc lại, Bộ trưởng Công thương khi đó đã hứa sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng để sớm ban hành chính sách về việc này.
“Cả 2 kỳ họp thứ 3 và thứ 4, Quốc hội đều ra Nghị quyết về chính sách cho đồng bào nghèo vùng thủy điện. Bộ Công thương xác định năm 2013 sẽ ra chính sách nhưng đến giờ vẫn chưa có. Đáng tiếc vừa rồi trả lời thắc mắc về việc này, Bộ trưởng Công thương lại cho là trách nhiệm thuộc Bộ NN&PTNT” – ông Học bày tỏ bức xúc vì đến lần thứ 2 gửi văn bản chất vấn, Bộ trưởng Công thương vẫn “đẩy” trách nhiệm qua Bộ NN&PTNT.
Ông Học nêu rõ, vấn đề được đưa ra nhiều kỳ họp vì các đại bểu ghi nhận ý kiến cử tri để chuyển đến cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước, từ đó Quốc hội đã có Nghị quyết, người dân đã phấn khởi chờ thực hiện. Nhưng diễn biến vấn đề như này, đại biểu trăn trở vì không biết sẽ phải trả lời, báo cáo với cử tri thế nào.
Đại biểu yêu cầu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời lại việc này trước Quốc hội để cử tri nắm được, đồng thời đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của người đứng đầu ngành công thương trong việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (TPHCM) xót xa, khi Quốc hội ngồi họp thì đồng bào miền Trung ngập tràn trong lũ, được cho là do thủy điện gây ra. Ông Đương cũng mong chờ câu trả lời từ Bộ trưởng Công thương.
Video đang HOT
Đáng ra trước bão phải xả hết nước để đón lũ về, tăng sức chứa của hồ. Không thể vì lợi ích nhỏ mà hi sinh lợi ích lớn của nhân dân vùng hạ du như vậy. Còn không thực hiện đúng nguyên tắc, phải truy cứu trách nhiệm hình sự một cách nghiêm khắc như “quy tội” cố ý làm trái.
Tuy nhiên, yêu cầu nhắm đến địa chủ cụ thể của các đại biểu không được đáp ứng vì như Phó Chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn thông tin, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đang công du nước ngoài.
Được điều động nói về vấn đề chính sách cho người dân nghèo vùng thủy điện, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định, thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội, Bộ NN&PTNT đã cùng Bộ Công thương tiến hành khảo sát, đánh giá tình hình di dân tái định cư các công trình thủy lợi, thủy điện gửi tới Quốc hội. Bộ cũng đang lập thống kê, xây dựng chính sách để ổn định cuộc sống người dân. Dự kiến cuối 2013 (tháng 12) đề án xây dựng chính sách này sẽ nghiệm thu, trình Chính phủ để sớm khắc phục khó khăn tồn tại trong lĩnh vực công tác này. Trên cơ sở khảo sát tình hình, Bộ cũng đang chuẩn bị dự thảo để trình Chính phủ thông qua quy định sửa đổi về chính sách di dân tái định cư thủy điện, thủy lợi.
Đối với 2 thủy điện lớn trên bậc thang Sông Đà là thủy điện Sơn La và Lai Châu, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang tiến hành đánh giá vấn đề di dân.
Cũng về việc thủy điện xả lũ gây khốn đốn người dân hạ du, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế Nguyễn Văn Phúc đánh giá cao chỉ đạo khẩn trương của Chính phủ, Thủ tướng khi đã trực tiếp cử 2 Phó Thủ tướng vào miền Trung để đối phó với bão lũ. Tuy nhiên, theo ông Phúc, vấn đề cần nhất là phải có giải pháp căn cơ để hạn chế tối đa hậu quả của bão lũ.
“Nếu không có giải pháp căn cơ thì có chỉ đạo quyết liệt việc phòng chống, cứu trợ người dân nhưng khu vực miền Trung năm nào cũng mấy tháng bão lũ, các Phó Thủ tướng vừa đi thì lũ mới lại về, đời sống của bà con chỉ ngày càng khó khăn, nghèo khó hơn” – ông Phúc day dứt.
Ông Phúc dẫn chứng, theo đánh giá của Bộ TN-MT, mỗi năm cả nước thiệt hại do bão lũ thiên tai đến 1,5% GDP. Cả vùng sau một thời gian nỗ lực khá lên đôi chút thì sau 1 trận bão lũ lại quay lại đói nghèo.
Đại biểu đề nghị trao đổi lại địa phương quy hoạch lại khu vực thường xuyên bão lũ gắn với đề án xây dựng nông thông mới. Ngoài ra, cần rát soát lại thủy lợi, thủy điện vì không thể chấp nhận việc thủy điện xả lũ mà chính quyền địa phương, người dân không biết.
Cùng quan điểm như ông Đương, Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế cho rằng cần điều tra và xử lý kỷ luật, thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự chủ các thủy điện vi phạm. “Phải làm vài vụ cho nghiêm chứ không thể để như hiện nay, hàng chục người chết, bao nhiêu người bị thương, tài sản thiệt hại khó kể hết mà không ai chịu trách nhiệm” – ông Phúc nhấn mạnh.
P.Thảo
Theo Dantri
Bộ trưởng Công thương bị truy về quy hoạch thủy điện
Dù đang đi công tác nước ngoài nhưng Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng vẫn nhận được nhiều chất vấn của đại biểu về quy hoạch thủy điện. Có đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của vị "tư lệnh ngành" này.
Mở đầu phiên chất vấn sáng nay, 19/11, đại biểu Nguyễn Thái Học cho biết, ở kỳ họp thứ 3 và 4, Nghị quyết của Quốc hội đều yêu cầu Bộ Công thương ban hành chính sách cho đồng bào nghèo vùng tái định cư thủy điện trong năm 2013, tuy nhiên, Bộ vẫn chưa có chính sách nào cho người dân.
"Đáng buồn hơn, tại kỳ họp này, khi tôi chất vấn bằng văn bản, Bộ Công thương lại cho rằng đây là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp. Không hài lòng, lần thứ hai tôi gửi chất vấn tới Bộ trưởng Công thương, và câu trả lời vẫn là trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp. Đề nghị Quốc hội xem xét trách nhiệm của Bộ Công thương", đại biểu Học nêu kiến nghị.
Đại biểu Nguyễn Thái Học chất vấn về trách nhiệm của Bộ trưởng Công thương.
Chia sẻ khó khăn với người dân vùng lũ, đại biểu Nguyễn Văn Phúc nhắc lại thực tế, khi kỳ họp khai mạc, người dân miền Trung đang phải đối phó với bão lũ và giờ phút này "bà con ở Nam Trung Bộ đang khốn khổ vì ngập lụt". Rồi ông kiến nghị Quốc hội cần có giải pháp căn cơ để giảm thiệt hại về người và tài sản bởi năm nào các vùng này cũng xảy ra bão lũ làm cho đời sống người dân nghèo đi.
Dẫn lại thống kê của Bộ Nông nghiệp rằng mỗi năm bão lũ làm thiệt hại 1/5 GDP, ông Phúc thay mặt cử tri kiến nghị cần quy hoạch lại vùng nông thôn, miền núi thường xuyên bị bão lũ, quy hoạch lại hệ thống thủy điện, thủy lợi.
"Không thể chấp nhận được việc xả lũ mà chính quyền địa phương và người dân không biết. Phải điều tra, xử lý hình sự, không thể để hàng chục người chết như thế, bao nhiêu tài sản bị thiệt hại mà không ai bị xử lý", ông Phúc thẳng thắn và đề nghị cần điều tra, xử lý nghiêm các vụ phá rừng và làm nhà tránh lũ cho người dân.
Bức xúc trước thực trạng "chúng ta ngồi đây, đồng bào miền Trung đang sống trong lũ", đại biểu Đỗ Văn Đương khẳng định, nguyên nhân là do thủy điện.
"Thủy điện giữ nước lại để kiếm vài tỷ đồng, trong khi lũ về thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Sao không xả nước từ trước khi bão về? Nếu thủy điện nào không làm thì có thể truy trách nhiệm. Vì lợi ích nhỏ của thủy điện mà để thiệt hại lớn thế là không được", ông Đương nhấn mạnh.
Về chính sách đồng bào nghèo tái định cư, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát trả lời ngắn gọn rằng sẽ phối hợp với Bộ Công thương để sớm ban hành chính sách. Còn những vấn đề khác, ông Phát sẽ giải trình ở phiên chất vấn chiều cùng ngày.
Do Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đang công tác nước ngoài nên Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải được chủ tọa phiên chất vấn đề nghị trả lời các vấn đề liên quan đến quy hoạch thủy điện và chính sách cho đồng bào tái định cư thủy điện.
Trước đó, thay mặt Chính phủ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội sau các kỳ họp thứ 3, 4, 5.
Theo Phó thủ tướng, đến nay, các nội dung Nghị quyết của Quốc hội đã cơ bản được thực hiện nghiêm túc, từng bước đạt kết quả quan trọng. Tuy nhiên, có nhiều nội dung cần phải có thời gian, nguồn lực và tiếp tục thực hiện kiên trì như: quản lý và sử dụng đất đai; xử lý nợ xấu, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; quản lý thủy điện; tiêu thụ nông sản; tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản; quá tải bệnh viện, y đức, an toàn vệ sinh thực phẩm; phòng chống tham nhũng, xử lý khiếu kiện đông người, trật tự an toàn giao thông...
"Chính phủ đã chỉ đạo thực hiện quyết liệt, có việc đã có kết quả bước đầu, song có việc phải tiếp tục thực hiện, Chính phủ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội và nhân dân cả nước", Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc phần báo cáo của mình.
42 nghìn tỷ nợ đọng xây dựng
Sau giải lao, các đại biểu tập trung thảo luận về tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản. Đại biểu Nguyễn Thành Tâm cho biết, kỳ họp trước, ông đã chất vấn Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư về các quy định chi ngân sách và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức để xảy ra nợ đọng song ông chưa nhận được trả lời. Ông băn khoăn liệu rằng trách nhiệm cá nhân đã bị khỏa lấp và yêu cầu làm rõ trách nhiệm tham mưu của Bộ trưởng.
Tương tự, đại biểu Đỗ Văn Đương yêu cầu Bộ Kế hoạch Đầu tư thống kê bao nhiêu dự án đầu tư bị bỏ hoang.
Trả lời các đại biểu, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết, số nợ xây dựng cơ bản luôn thay đổi vì công trình được nhà nước trả dần. Năm 2010 đã có thống kê nợ đọng xây dựng là 85.000 tỷ đồng song hiện nay đã giảm xuống còn 42.000 tỷ đồng. Đây là nỗ lực rất lớn của Chính phủ khi yêu cầu cấp thẩm quyền không ký đầu tư nếu không tìm được vốn, dự án phải thẩm định có đủ tiền mới ký quyết định. Do vậy, thời gian qua tỷ lệ dự án mới khởi công rất thấp.
Tái chất vấn, hai đại biểu Đỗ Văn Đương và Nguyễn Thành Tâm vẫn yêu cầu Bộ trưởng Bùi Quang Vinh làm rõ trách nhiệm và số các dự án đầu tư không hiệu quả.
Theo Bộ trưởng Vinh, đánh giá các công trình không hiệu quả, lãng phí là rất khó vì thường phải thanh tra và cần thời gian mới đánh giá được. Nếu có kết quả, Bộ trưởng sẽ báo cáo lại cho đại biểu.
Về trách nhiệm của cá nhân để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản, Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư cho rằng, trong tài liệu gửi đại biểu, cơ quan này có kẹp vào đó các báo cáo kiểm điểm của địa phương và các bộ, song có rất ít người nhận trách nhiệm hoặc nhận chung chung, ít trường hợp có địa chỉ cụ thể. Báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ cũng kiểm điểm trách nhiệm Chính phủ, bộ ngành, địa phương vì quyết định công trình song không căn cứ nguồn lực, không làm kế hoạch 5 năm...
"Chúng tôi sẽ làm hết mình song chuyển biến phụ thuộc các địa phương", Bộ trưởng Vinh khẳng định.
Theo VNE
Thủ tướng đồng ý mới được làm thủy điện Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã nhấn mạnh như vậy tại phiên thảo luận của Quốc hội "Quy hoạch thủy điện" chiều qua 13.11. Thủy điện xả lũ - Ảnh: Diệp Đức Minh Bộ trưởng cho biết, từ 2006 trở lại đây, theo phân cấp tất cả các thủy điện nhỏ đều giao cho các địa phương phê duyệt quy...