Hàng chục nghìn trường hợp chưa được cấp sổ đỏ tại Tp.HCM
Theo báo cáo của UBND TP.HCM, tính đến nay, toàn Thành phố đã cấp 1.516.956 giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân đạt tỷ lệ 99,6%, còn lại 25.560 trường hợp đủ điều kiện đang giải quyết cấp giấy chứng nhận.
Theo đó, trên địa bàn hiện còn 109.251 trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận, trong đó có 88.665 trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật đất đai và 20.586 trường hợp người dân chưa có nhu cầu.
TP.HCM cũng đã cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận cho các tổ chức đối với những trường hợp đủ điều kiện cấp giấy, trong đó đã cấp được 38.061,16 ha đối với diện tích đất có nguồn gốc nông, lâm trường (chiếm tỷ lệ 90,74% tổng diện tích đất).
Đến nay, tổng số thửa đất đăng ký trong cơ sở dữ liệu là 1.896.699 thửa (hồ sơ), tổng số Giấy chứng nhận quản lý trong cơ sở dữ liệu là 1.818.495 thửa (hồ sơ) và tổng số hồ sơ scan (quét) liên kết trong cơ sở dữ liệu là 1.732.119 thửa (hồ sơ).
Cũng theo UBND TP.HCM, công tác rà soát tiến độ, xử lý dự án chuyển mục đích sử dụng đất chậm triển khai: Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, UBND thành phố đã thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất của 91 dự án với tổng diện tích 1.657 ha ( Giai đoạn 2003 đến 2010 UBND thành phố đã thu hồi, hủy bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất của 87 dự án với tổng diện tích 1.159 ha).
Đã tổ chức 90 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 130 tổ chức cá nhân trong việc thi hành pháp luật về đất đai giai đoạn 2013 – 2017 trên địa bàn thành phố, qua đó phát hiện 21 trường hợp vi phạm (chiếm 16,15% số tổ chức cá nhân được thanh tra), chủ yếu là sử dụng đất không đúng mục đích, chậm đưa đất vào sử dụng, tự ý cho thuê tài sản gắn liền với đất được Nhà nước cho thuê thu tiền sử dụng đất hàng năm…
Riêng đối với tổ chức sử dụng đất do Nhà nước trực tiếp quản lý trong giai đoạn 2013 – 2017 đã thanh tra, kiểm tra 21 trường hợp, trong đó có 13 trường hợp vi phạm (chiếm 61,19% số tổ chức cá nhân được thanh tra).
Video đang HOT
Thanh tra đã kiến nghị thu hồi 201.110,1 m2 đất, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 11.628.351.000 đồng và truy thu từ nguồn thu bất hợp pháp (do cho thuê lại) là 3.623.724.049 đồng. Qua thanh tra đã kiến nghị thu hồi 52.550,1 m2 đất, xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 325.000.000 đồng và truy thu từ nguồn thu bất chính là 4.047.740.000 đồng.
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Đánh thuế nhà trên 700 triệu: thu được 2.900 tỷ và 70.000 tỷ đồng nợ đọng thuế
"Thuế nhà theo phương án Bộ Tài chính tính toán, với mức đánh thuế trên 700 triệu dự kiến cả nước thu được 2.900 tỷ, nếu lấy ngưỡng là 1 tỷ thì số thu còn có 1.500 tỷ thôi. Tôi bảo với mọi người số thu 1.500 tỷ đồng của sắc thuế này chỉ bằng một phần bao nhiêu của số nợ đọng thuế 70.000 tỷ đồng" Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến sơ kết công tác tài chính NSNN 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách 6 tháng cuối năm 2018 do Bộ Tài chính tổ chức sáng 18.7, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, thuế tài sản thực chất chỉ là thuế nhà và đất hiện được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Về thuế đất, chúng ta đã có thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, giờ xem xét tăng thuế suất này lên.
"Thuế nhà theo phương án Bộ Tài chính tính toán, với mức đánh thuế trên 700 triệu dự kiến cả nước thu được 2.900 tỷ, nếu lấy ngưỡng là 1 tỷ thì số thu còn có 1.500 tỷ thôi. Tôi bảo với mọi người số thu 1.500 tỷ đồng của sắc thuế này chỉ bằng một phần bao nhiêu của số nợ đọng thuế 70.000 tỷ đồng", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Chi phí quản lý thuế nhà, trên thế giới, có những nơi là 2 đồng chi phí quản lý thuế mới thu được 1 đồng thuế cho Nhà nước. Vậy nên, chúng ta phải cân nhắc giữa chống thất thu và chống lạm phát thuế rất nhiều.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chia sẻ: "Đương nhiên, thuế cá nhân, chúng ta phải nghiên cứu, nhất là với những thành phố lớn vì đây là nguồn thu của địa phương, có liên quan tới nghĩa vụ kết cấu hạ tầng. Nhiều thành phố lớn ở các nước phát triển, đây là một khoản thu lớn của chính quyền địa phương để họ tăng cường khả năng phục vụ công tác hạ tầng cho các hộ gia đình.
Nhưng rõ ràng dư địa để thu so với phần chúng ta để thất thu thực tế vẫn chênh lệch rất nhiều".
Ngoài ra, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính cần nghiên cứu thuế tài sản sao cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam, trên tinh thần đúng bản chất sắc thuế.
"Hiện chúng ta còn nghiên cứu sửa đổi một loạt sắc thuế khác. Trên tinh thần đúng với chiến lược cải cách thuế và đúng với bản chất các sắc thuế, không làm méo mó chính sách thuế. VAT là VAT chứ không phải thuế doanh thu. Thế nào là thuế TTĐB, thuế TNCN? Tất cả những điều này chúng tôi yêu cầu Bộ Tài chính cần nghiên cứu kỹ và nếu trình sớm được, Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp cuối năm", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng đồng tình với Bộ trưởng Bộ Tài chính là chúng ta phải nuôi dưỡng nguồn thu, đôi khi giảm thuế nhưng tại tăng được tổng mức đóng góp. Nhắc lại trường hợp thuế TNCN, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, khi tăng mức giảm trừ gia cảnh lên, ai cũng lo ngại khoản này thất thu nhiều, giảm nhiều nhưng đến nay tăng rất nhiều lần, đó là một bài học.
"Cứ tri cả nước đánh giá cao tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Tài chính tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi là không điều chỉnh tăng thuế VAT, ít nhất trong giai đoạn hiện nay. Đây là tin tốt tác động tới thị trường, nhà đầu tư", Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Theo Phó Thủ tướng, trách nhiệm của Bộ Tài chính là phải cân đối về ngân sách, tăng trưởng quan trọng nhưng ngân sách phải cân bằng. Trong điều kiện thuế quan giảm do các Hiệp định Thương mại tự do, chỉ có một cách là cơ cấu lại thu nội địa.
Luật quản lý thuế tới đây có nhiều sửa đổi bổ sung cũng phải cần thiết. Như tăng thuế TTĐB với thuốc lá, ai cũng ủng hộ, đề xuất của Bộ Tài chính còn thấp hơn đề xuất của Bộ y tế đưa ra. Tăng thuế TTĐB bà con ủng hộ, chống được buôn lậu, vì mặt bằng thuế thấp khiến hàng lậu từ các nước khác tràn sang Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng và ý kiến đóng góp của các đại biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thay mặt toàn thể cán bộ, công chức ngành Tài chính xin hứa phấn đấu hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2018, trên tinh thần chủ đề chỉ đạo, điều hành năm 2018 của Chính phủ là "Kỷ cương, liêm chính, hành động, sáng tạo, hiệu quả".
Trong đó, Bộ Tài chính sẽ tổ chức thực hiện tốt các luật thuế và nhiệm vụ thu NSNN năm 2018; quyết tâm thu đạt và vượt dự toán Quốc hội quyết định: Các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương tiêp tuc vao cuôc, chỉ đạo sat sao các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế, hải quan tăng cương công tac quan ly thu, nắm chắc nguồn thu, chủ động đề ra các giải pháp phu hơp vơi tưng linh vưc, đia ban, đôi tương thu; phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu NSNN 3% so vơi dư toan Quôc hôi giao.
Quyết liệt chống thất thu, chuyển giá, buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế. Tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế; quản lý chặt chẽ hoàn thuế giá trị gia tăng, đam bao đúng đối tượng, chính sách pháp luật thuế của nhà nước.
Tập trung xử lý, thu hồi nợ đọng thuế; phấn đấu số nợ thuế đến ngày 31.12.2018 giảm xuống dưới 5% so với số thực thu NSNN năm 2018. Đôn đốc thu kịp thời các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, kết luận của cơ quan thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Theo Dantri
Góp vốn bằng đất: Nếu đúng quy định thì nhiều người trắng tay Hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất được các doanh nghiệp có quỹ đất sử dụng để hợp tác với các đơn vị có năng lực tài chính, nhằm thành lập một công ty mới để làm chủ đầu tư dự án. Tưởng như đó là câu chuyện kinh doanh bình thường, nhưng nếu chiếu theo quy định hiện hành thì...