Hàng chục ngàn người Pháp xuống đường phản đối ‘phải có giấy chứng nhận tiêm vắc xin’
Hàng chục ngàn người đã xuống đường trên khắp nước Pháp trong ngày 17-7 để phản đối các quy định mới nhằm chống dịch COVID-19 mà chính phủ công bố vào đầu tuần.
Người biểu tình phản đối các biện pháp kiểm soát COVID-19 mới được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông qua – Ảnh: REUTERS
Các biện pháp gây tranh cãi bao gồm quy định nhân viên y tế bắt buộc phải tiêm vắc xin COVID-19 và từ ngày 21-7, người dân phải có giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin hoặc xét nghiệm âm tính cấp trong vòng 48 giờ để có thể ra vào hầu hết các nơi công cộng.
Theo kênh truyền hình Euronews, từ sáng sớm, quảng trường Palais Royal ở Quận 1 của thủ đô Paris đã chật kín người biểu tình. Họ hát ca và kêu gọi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từ chức.
Một người biểu tình mặc áo blouse trắng mang theo biểu ngữ: “Nói không với bắt buộc tiêm vắc xin. Vi phạm tự do”. Ước tính có khoảng 1.500 người đã biểu tình tại Paris.
Tại hai thành phố ở miền nam là Montpellier và Marseille, nhà chức trách cho biết số người biểu tình lần lượt là 5.000 và 4.250 người. Ở Marseille, người biểu tình mang theo các biểu ngữ có hình vẽ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron có thêm bộ ria mép của nhà độc tài Hitler.
Video đang HOT
Người biểu tình cũng xuống đường ở Toulouse, Nice, Lille, Strasbourg, Metz và nhiều thành phố khác trên cả nước.
Aurélie và Tiphaine, hai người biểu tình trả lời phỏng vấn Hãng tin AFP, cho biết: “Chúng tôi muốn quyền tự quyết định có tiêm vắc xin hay không của mọi người được tôn trọng. Có thể chỉ cần xét nghiệm PRC là đủ và chính phủ phải miễn phí xét nghiệm này”.
Trước đó ngày 12-7, Tổng thống Emmanuel Macron thông báo trên truyền hình về nguy cơ bùng phát làn sóng dịch COVID-19 thứ tư do biến thể Delta và các giải pháp kiềm chế dịch bệnh sẽ áp dụng trong thời gian tới.
Theo đó, những ai muốn đến quán bar, nhà hàng, trung tâm thương mại, sử dụng phương tiện công cộng… sẽ phải trình giấy tờ chứng minh đã tiêm vắc xin, hoặc xét nghiệm PCR âm tính với virus, bắt đầu từ tháng 8-2021.
Ngoài ra từ ngày 21-7, người dân phải xuất trình các giấy tờ này nếu muốn tham dự các sự kiện văn hóa, biểu diễn hoặc lễ hội.
Chính phủ Pháp cho biết các biện pháp mới là cần thiết để hạn chế biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, đang thúc đẩy làn sóng lây nhiễm mới ở nước này.
Theo trang web worldometers.info, số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua ở Pháp trong ngày 17-7 là 10.949 và 16 người tử vong. Từ đầu dịch đến nay, Pháp có hơn 5,8 triệu ca nhiễm và 111.467 người tử vong do COVID-19.
Sau thông báo của Tổng thống Macron, số người đi tiêm vắc xin COVID-19 ở Pháp đã tăng lên rõ rệt so với những tuần trước đó.
Tranh cãi về hình ảnh Paris ngập rác
Từ khóa "Paris ngập rác" phổ biến trên Twitter gần đây với loạt ảnh thành phố đầy rác thải, song giới chức cho rằng đây là chiến dịch bôi nhọ.
Từ khóa #saccageparis (Paris ngập rác) trên Twitter gần đây được rất nhiều người hưởng ứng bằng cách đăng hình ảnh những góc phố, địa điểm công cộng trong thành phố chất đầy rác. Nhiều người coi đây là cách thể hiện sự phẫn nộ với thành phố "bẩn thỉu không thể chấp nhận nổi", khác xa với hình ảnh về thủ đô nước Pháp lung linh, lãng mạn trên phim ảnh và sách vở.
Loạt ảnh về các góc phố đầy rác hay những dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng đã thổi bùng sự phẫn nộ của người dân với chính quyền Paris. Tài khoản Twitter ẩn danh @PanamePropre, người tạo ra trào lưu đăng ảnh Paris ngập trong rác thải, cho biết người dân thành phố "không còn chấp nhận nổi một Paris xấu xí, bẩn thỉu".
Một góc phố ở Paris, Pháp, ngập trong rác thải hôm 3/4. Ảnh: Twitter/@SteveP4435.
Tài khoản @PanamePropre cũng nói không nghĩ từ khóa #saccageparis có thể tạo ra mức độ ảnh hưởng lớn như hiện nay. "Tuy nhiên, tôi cũng không quá ngạc nhiên. Thảm họa hiện nay sẽ tiếp diễn nếu không có phản ứng quyết liệt hơn. Chúng ta phải kêu gọi ngăn chặn điều này. Đằng sau từ khóa 'Paris ngập rác' chỉ là những người dân bình thường", PanamePropre viết.
Thị trưởng Paris Anne Hidalgo trong khi đó gọi chiến dịch đăng ảnh thành phố ngập rác là hành vi cố ý bôi nhọ. "Giống các thành phố khác ở Pháp, Paris phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quản lý không gian công cộng", văn phòng Thị trưởng Hidalgo cho biết, đồng thời tố người dùng Twitter đã cố ý đăng những bức ảnh trước khi nhân viên môi trường tới xử lý rác thải.
Giới chức Paris cũng lưu ý một số khó khăn như số lượng nhân viên môi trường của thành phố đã giảm khoảng 10% do ảnh hưởng từ Covid-19. "Paris rõ ràng là mục tiêu của chiến dịch bôi nhọ thông qua từ khóa #saccageparis", quan chức Paris nhấn mạnh.
Một dòng sông ở Paris ngập rác hôm 3/4. Ảnh: Twitter/@SteveP4435.
Tuy nhiên, các đối thủ chính trị của Thị trưởng Hidalgo vẫn tiếp tục tranh luận về tình trạng rác thải ở Paris và kêu gọi mở phiên họp đặc biệt để thảo luận về vấn đề này.
Cựu bộ trưởng tư pháp Rachida Dati cho rằng đã tới lúc Thị trưởng Hidalgo và các đồng minh của bà "phải thức tỉnh trước sự suy tàn của Paris". Lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen trong khi đó nhận định "sự xuống cấp của thủ đô xinh đẹp dưới chính quyền Hidalgo là nỗi đau quốc gia khiến không người Pháp nào có thể làm ngơ"
Hàng trăm cựu lãnh đạo thúc giục G7 hỗ trợ vaccine Covid-19 Hàng trăm cựu lãnh đạo thế giới viết thư kêu gọi G7 hỗ trợ chi phí tiêm chủng vaccine Covid-19 toàn cầu, đặc biệt với các nước nghèo. "Sự hỗ trợ từ G7 và G20 giúp các nước thu nhập thấp và trung bình dễ dàng tiếp cận vaccine Covid-19 không phải một hành động từ thiện, mà vì lợi ích chiến lược...