Hàng chục ngàn lô đất diện tích 25 – 45m2, cấp phép xây dựng ra sao?
Câu chuyện bức thiết này đã được nêu ra tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng vừa qua. Đại biểu Vũ Quang Hùng – bí thư Quận ủy Hải Châu – chất vấn Sở Xây dựng TP về vấn đề trên.
TP Đà Nẵng đang đưa ra giải pháp về quy hoạch và cấp phép xây dựng nhà ở đối với các thửa đất nhỏ tại các tuyến đường, kiệt hẻm – Ảnh: Đ.C.
Theo ông Hùng, hiện tại quận Hải Châu, các khu dân cư trong kiệt hẻm vẫn tồn tại các thửa đất có diện tích nhỏ hơn 25m2, các thửa đất từ 25 – 45m2 và một trong các cạnh đó có kích thước nhỏ hơn 3m.
Đây là những thửa đất có “sổ đỏ” và nhiều người dân có nhu cầu bức thiết về chỗ ở, trong khi theo quy định của thành phố về xây dựng thì các lô đất có diện tích nhỏ như trên không còn phù hợp với một số tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Vậy nếu người dân muốn xây nhà ở thì phải làm sao? Giải pháp nào để tháo gỡ vấn đề này?
Hàng chục ngàn lô đất có diện tích nhỏ
Theo thống kê sơ bộ, hai quận trung tâm của Đà Nẵng là Hải Châu và Thanh Khê hiện có hàng chục ngàn thửa đất có diện tích nhỏ dưới 45m2. Nhiều người dân sở hữu những lô đất nhỏ này gặp “vướng” khi xin phép xây dựng nhà cửa.
Và để giải quyết các trường hợp này, lãnh đạo UBND các quận phải tổ chức tiếp công dân và nghe ý kiến của nhiều phòng, ban như thanh tra, quản lý đô thị, môi trường, quy tắc… để có quyết định phù hợp.
Bà N.T.M.N. (trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng) là trường hợp như vậy. Theo trình bày, bà N. có ngôi nhà trên thửa đất có diện tích 35,1m2, cạnh mặt tiền là 2,47m. Căn nhà đã xuống cấp nên gia đình có nhu cầu xin phép xây dựng, xây mới lại căn nhà với quy mô 3 tầng. Nhưng ngặt nỗi theo quy định thì không được giải quyết vì thửa đất của gia đình bà có cạnh tối thiểu không đủ 3m.
Video đang HOT
Sau cuộc tiếp dân, UBND quận đồng ý cấp phép xây dựng cho bà N. với quy mô 2 tầng và ô cầu thang.
Theo quy định về quản lý kiến trúc trong khu vực trung tâm TP ban hành kèm theo quyết định 2089 ngày 15-6-2020 của UBND TP Đà Nẵng, các trường hợp trên chỉ được phép cải tạo nguyên trạng, không được phép nâng tầng và khi giải tỏa đền bù thì được giải quyết đi hẳn.
Tuy nhiên, chủ các thửa đất nêu trên đều có nguyện vọng xây dựng ngôi nhà với quy mô từ 2-4 tầng để giải quyết nhu cầu bức xúc về chỗ ở và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của gia đình. Theo thống kê sơ bộ, chỉ riêng quận Hải Châu đã có 7.500 lô đất có diện tích nhỏ hơn 45m2 và tất cả các trường hợp này đều có “sổ đỏ”.
“Đề nghị Sở Xây dựng tham mưu, trình UBND TP điều chỉnh quyết định 2089. Cụ thể, đối với lô đất có diện tích nhỏ hơn 25m2 và thửa đất có diện tích từ 25 – 45m2 chiều rộng mặt tiền, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng và một trong các cạnh có kích thước từ 2-3m thì được phép xây dựng với quy mô số tầng và chiều cao không vượt quá quy mô của các công trình nhà ở riêng lẻ lân cận, trên cơ sở đảm bảo mỹ quan công trình và kiến trúc cảnh quan chung tại khu vực” – ông Hùng nêu.
Đối với ý kiến của đại biểu Hùng, Sở Xây dựng hoàn toàn ủng hộ vì đây là bài toán tạo dựng lại cảnh quan và bộ mặt của kiệt, hẻm…
Tạo thuận lợi về nhu cầu chỗ ở
Vào ngày 5-8, Sở Xây dựng Đà Nẵng đã có công văn gửi UBND các quận liên quan đến cấp phép xây dựng nhà ở đối với các thửa đất có diện tích nhỏ.
Theo đó, triển khai nghị quyết số 26 của HĐND TP về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 7 HĐND TP khóa X có nội dung: Nghiên cứu các quy định hiện hành để xem xét, đề xuất liên quan đến việc cấp phép xây dựng đối với các thửa đất có diện tích nhỏ hơn 25m2 và các thửa đất có diện tích từ 25 – 45m2 nhằm giải quyết nhu cầu của nhân dân và đảm bảo hài hòa trong quản lý đô thị, báo cáo thường trực HĐND TP trong tháng 10-2022.
Sở Xây dựng cho biết quyết định 2089 của UBND TP có quy định về chỉ tiêu đối với công trình có diện tích đất xây dựng nhỏ.
Cụ thể, các trường hợp dưới đây chỉ được phép cải tạo nguyên trạng, không được phép nâng tầng và khi giải tỏa đền bù thì được giải quyết đi hẳn: diện tích đất xây dựng (không tính diện tích trong khoảng lùi bắt buộc) nhỏ hơn 25m2; diện tích đất xây dựng (không tính diện tích trong khoảng lùi bắt buộc) từ 25 – 45m2, chiều rộng mặt tiền và chiều sâu so với chỉ giới xây dựng và một trong các cạnh lô đất có kích thước nhỏ hơn 3m.
Các trường hợp có diện tích đất xây dựng từ 25 – 45m2: Có chiều rộng mặt tiền từ 3m trở lên, chiều sâu so với chỉ giới xây dựng và kích thước cạnh lô đất từ 3m trở lên, phù hợp với các quy định về kiến trúc cảnh quan tại khu vực thì được phép xây dựng tối đa 4 tầng; có chiều rộng mặt tiền nhỏ hơn 3m thì xây dựng tối đa 2 tầng.
Theo quy định quản lý lộ giới các kiệt hẻm trên địa bàn quận, riêng đối với các trường hợp lô đất là bộ phận cấu thành của dãy nhà thuộc đường kiệt, diện tích đất từ 15 – 40m2 có chiều rộng mặt tiền trở lên chỉ được xây dựng tối đa 2 tầng.
Cũng theo Sở Xây dựng, qua rà soát quy chuẩn, tiêu chuẩn và các quy định hiện hành có liên quan, hiện các quy định của thành phố về xây dựng đối với các lô đất có diện tích nhỏ tại các đường kiệt, hẻm (theo quyết định 2089) không còn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn.
Sở đề nghị UBND các quận nghiên cứu các giải pháp về quy hoạch và cấp phép xây dựng nhà ở đối với các thửa đất nhỏ dưới 45m2 trên các tuyến đường và kiệt hẻm trong khu đô thị phù hợp với thực trạng tại địa phương theo hướng tạo thuận lợi cho người dân về nhu cầu chỗ ở và đảm bảo mỹ quan, hài hòa cảnh quan chung.
Đồng thời đề xuất nội dung điều chỉnh trong quy định quản lý kèm theo quyết định 2089 và quy định lộ giới kiệt hẻm trên địa bàn các quận gửi về sở để tổng hợp báo cáo UBND TP.
Kiến nghị cho phép chuyển giao quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng nói gì?
Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM cho phép chủ đầu tư được chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%.
Cử tri kiến nghị cho phép chủ đầu tư được chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20%
Cụ thể, cử tri kiến nghị sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP) để đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật Nhà ở 2014 quy định chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở trong dự án đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội, trên cơ sở gần như khôi phục lại một số nội dung của Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP (trước khi được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP) như sau:
"Điều 5. Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị:
Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị, không phân biệt quy mô diện tích đất tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị từ loại 3 trở lên phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong các đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật dành để xây dựng nhà ở xã hội, hoặc phải dành 20% quỹ nhà ở của dự án để làm nhà ở xã hội. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị đó có trách nhiệm trực tiếp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn vốn ngân sách và trường hợp chủ đầu tư không có nhu cầu tham gia đầu tư xây dựng nhà ở xã hội thì chuyển giao quỹ đất này cho Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có dự án.
Chủ đầu tư dự án được lựa chọn hình thức hoặc dành quỹ đất 20% để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này, hoặc chuyển giao quỹ đất hoặc quỹ nhà ở tương đương với giá trị quỹ đất 20% tại thời điểm chuyển giao để sử dụng làm nhà ở xã hội được xác định giá đất phù hợp với giá đất trên thị trường theo quy định của pháp luật về đất đai.
Trường hợp thực hiện hoán đổi số lượng nhà ở xã hội tương đương tính theo căn hộ , hoặc diện tích sàn xây dựng căn hộ, theo hệ số điều chỉnh giá đất hàng năm tùy theo từng khu vực do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định và theo công thức tính số lượng căn hộ (hoặc diện tích sàn xây dựng) căn hộ nhà ở xã hội sau hoán đổi tương đương số lượng căn hộ (hoặc diện tích sàn xây dựng) hoán đổi nhân hệ số điều chỉnh giá đất của khu vực sau hoán đổi chia hệ số điều chỉnh giá đất của khu vực trước hoán đổi."
Quy định dành quỹ đất 20% xây NOXH trong dự án thương mại đang là "vòng kim cô" của các chủ đầu tư
Trả lời kiến nghị trên, Bộ Xây dựng cho biết thời gian qua Bộ đã nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số tồn tại, bất cập trong việc thực hiện các chính sách phát triển nhà ở xã hội, trong đó có quy định về việc dành quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội theo Điều 5 Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ, làm cơ sở nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, nhằm khắc phục một số bất cập, tồn tại này.
Tuy nhiên, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc trong quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định thuộc phạm vi thẩm quyền của Chính phủ thì còn có những nội dung tồn tại, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và cần được sửa đổi trong Luật Nhà ở năm 2014.
Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã thông tin trước đó, quy định dành quỹ đất 20% xây nhà ở xã hội trong dự án thương mại đang trở thành "vòng kim cô" của doanh nghiệp địa ốc.
Ông Nguyễn Lê Mỹ Hưng, Phó giám đốc Khối Điều hành dự án TPHCM, Tập đoàn Novaland cho rằng, việc bắt buộc dành 20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội tại một dự án sẽ khiến kiến trúc, cảnh quan, không gian chung của cả dự án không đồng bộ, thiếu mỹ quan, giảm hiệu quả đầu tư và khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích...
Ông Trần Quốc Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn HT cũng cho rằng, thực tế ở nhiều dự án, chủ đầu tư đã phải bồi thường giá cao, trong khi tiền đất được khấu trừ cho quỹ đất nhà ở xã hội theo đơn giá Nhà nước với chênh lệch rất lớn và doanh nghiệp phải gánh. "Điều này chắc chắn sẽ đội giá nhà thương mại lên cao", ông Dũng nói.
Trong văn bản gửi tới Bộ Xây dựng góp ý một số quy định của Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoREA) chỉ ra những điểm bất hợp lý của quy định trên.
HoREA cũng cho rằng nếu cho phép doanh nghiệp "chuyển giao quỹ nhà ở tương đương giá trị quỹ đất 20%", Nhà nước sẽ có nhiều nhà ở xã hội hơn ở vị trí khác với mức giá vừa túi tiền cho người dân có thu nhập thấp.
Chuyên gia tiết lộ thời điểm bất động sản sôi động trở lại Theo các chuyên gia, sang đến năm 2023, thị trường bất động sản sẽ phục hồi cục bộ, xuất hiện đầu tư lướt sóng ở một số khu vực, các nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân. 28-08-2022 Giá nhà phố, biệt thự Tp.HCM liệu còn tăng?28-08-2022 Đất nền vùng ven trầm lắng, giá bắt đầu hạ nhiệt28-08-2022 Thị trường chững,...