Hàng chục năm mỏi mòn chờ “ánh sáng”
Từ ngày dự án điện được khởi công, hàng trăm hộ dân thuộc hai xóm Bản Mát và Bản Kè khấp khởi vui mừng. Nhưng đã gần 1 năm trôi qua, họ vẫn mỏi mòn chờ đợi “ánh sáng” trong khi dự án vẫn dẫm chân tại chỗ.
Cột điện được dựng lên nhưng đã lâu lắm rồi vẫn chưa thể mắc điện.
Nằm cách trung tâm xã Đồng Hợp (Qùy Hợp, Nghệ An) và mặt đường quốc lộ 48 chỉ chừng 4 km, hàng chục năm qua, hàng trăm hộ dân thuộc hai xóm Bản Mát và Bản Kè vẫn sống trong “bóng đêm”. Việc được sử dụng điện lưới tại các nơi khác đã có từ hàng chục năm nay nhưng đối với bà con ở đây đó như một điều quá xa xỉ.
Không có điện lưới, mọi sinh hoạt của người dân chủ yếu bằng thủ công. Một gia đình muốn xay lúa, cần dùng đến điện đều phải chở hàng hóa vượt qua con đường gập ghềnh để ra tận trung tâm xã. Mỗi khi màn đêm xuống cả xóm như chìm trong bóng tối, thi thoảng mới có những ánh đèn đèn dầu héo hắt ảm đảm, hoặc để có nguồn sáng người dân phải chấp nhận nguy hiểm sử dụng điện cù, ắc quy.
Dự án kéo điện cho xã Đồng Hợp được triển khai từ tháng 10/2012 với tổng kinh phí trên 10 tỷ đồng. Nhưng sau khi xây dựng xong hệ thống cọc cho 2 đường dây và đã chậm tiến độ gần 1 năm nay nhưng tới bây giờ dự án vẫn dậm chân tại chỗ.
Anh Lò Văn Thanh cho biết: “Ở đây người dân chủ yếu thắp sáng bằng đèn dầu, ắc quy, hoặc dùng điện cù. Nhưng dùng điện cù từ suối nguy hiểm lắm mỗi lần sửa không cận thận là bị điện giật ngay. Buổi tối trẻ con không có đủ ánh sáng để học bài. Có khi 2 đứa phải dùng chung một cái đèn dầu tối om”.
Thấy được những điều bức thiết của người dân, tháng 10/2012 dự án xây dựng hệ thống điện cho xã Đồng Hợp được UBND huyện Qùy Hợp chính thức khởi công, với tổng vốn đầu tư hơn 10.144.000.000 đồng và dự kiến đến tháng 6/2013 sẽ đi vào hoạt động. Chủ đầu tư dự án là UBND huyện Qùy hợp.
Video đang HOT
Máy biến thế được đưa về bỏ chỏng chơ trong bản, trong khi người dân mòn mỏi chờ ánh sáng.
Ngày khởi công dự án người dân vui mừng chờ đợi giây phút điện lưới về với thôn bản. Anh Lò Văn Biêu một người dân ở xóm Bản Mát tâm sự: “Khi đó họ nói sắp có điện rồi! Bà con ở đây ai cũng vui mừng vì không phải mang thóc lúa ra tận trung tâm xã để xay nữa. Chúng tôi cũng được xem ti vi ở nhà mà không phải đi xa. Rồi không phải dùng đèn dầu, điện cù nữa. Nhưng lâu quá rồi điện vẫn chưa thấy đến, chúng tôi lo lắm”.
Tuy nhiên, sau khi khởi công và tiến hành xây dựng xong hai hệ thống cọc cho đường dây 35KV và 0,4KV cùng hai trạm điện áp tại hai xóm thì bỗng dưng dừng lại. Hàng trăm hộ dân lại phải chờ đợi “ánh sáng” trong mòn mỏi.
Một người dân sửa mô tơ điện cù để tìm nguồn chiếu sáng dù rất nguy hiểm và bất tiện.
Người dân bản Mát phải dùng ắc quy để tìm nguồn sáng.
Trao đổi về việc chậm tiến độ tại dự án điện cho xã Đồng Hợp, ông Trương Hải Nam – Phó phòng Công thương huyện Qùy Hợp cho biết: “Dự án chậm tiến độ là do công tác giải phóng mặt bằng hành lang lưới điện chưa được bàn giao. Hiện tại chúng tôi đang phối hợp cùng chính quyền xã tiến hành vận động sớm bàn giao mặt bằng cho nhà thầu hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất”.
Mặc dù chỉ cách quốc lộ 48 chừng 4 km, nhưng hàng chục năm nay hàng trăm hộ dân ở hai Bản Mát và Bản Ke thuộc xã Đồng Hợp (Qùy Hợp, Nghệ An) vẫn phải dùng đèn dầu để sinh hoạt. 2 em học sinh phải dùng chung 1 chiếc đèn dầu để học bài.
Trước những vấn đề bức thiết của người dân kính mong UBND huyện Qùy Hợp sớm có phương án giải quyết. Nhanh chóng tiếp tục triển khai dự án để ánh sáng sớm về với bà con dân bản, không để những công trình đã được xây dựng bị hư hỏng lãng phí.
Nguyễn Phê – Nguyễn Tình
Theo Dantri
Khánh thành cầu treo nơi học sinh phải chui túi nilon để vượt suối
Cầu treo dân sinh Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ đã hoàn thành - chấm dứt hoàn toàn cảnh qua suối bằng túi nilon của học sinh và người dân vùng dân tộc thiểu số tại đây. Bộ GTVT và UBND tỉnh Điện Biên đã khánh thành cầu sáng nay, 5/5.
Đây là cây cầu treo dân sinh đầu tiên trong chương trình xây dựng 186 cầu trên địa bàn 28 tỉnh miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên được Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chủ trì và triển khai.
Cầu treo Sam Lang tại xã Nậm Pồ đã hoàn thành
Dự án cầu treo Sam Lang bắc qua suối Sam Lang bắt đầu được Bộ GTVT duyệt triển khai từ cuối tháng 3/2014, sau khi thông tin học sinh và người dân bản này hàng ngày phải qua suối bằng cách độc nhất vô nhị là chui vào túi nilon được đăng tải trên báo chí. Cách qua suối bằng túi nilon rình rập những nguy nhiểm và đặc biệt đe dọa đến tính mạng người vượt suối trong mùa mưa lũ.
Trong khi đó, đường vào Bản Sam Lang chưa được đầu tư xây dựng. Hiện tại, việc đi lại của người dân nhờ vào đường cắm mốc biên giới, đặc biệt trên đường vào bản phải vượt qua suối Nậm Pồ với lưu lượng nước lớn. Về mùa mưa, giao thông đi lại bị đình trệ, ảnh trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân hai bản Lai Khoang và Sam Lang.
Trước thực trạng mùa mưa lũ đang đến gần để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân khi đi lại qua suối Nậm Pồ, dự án cầu treo Sam Lang được Bộ GTVT phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và giao cho Sở GTVT tỉnh Điện Biên làm chủ đầu tư Dự án. Theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Trưởng GTVT Đinh La Thăng, việc xây dựng cầu treo Sam Lang phải được thực hiện nhanh chóng để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đi lại của học sinh và bà con đồng bào tại đây. Vì thế Bộ trưởng Thăng yêu cầu đơn vị thi công phải đảm bảo kịp thời đúng tiến độ và chất lượng công trình xong trước ngày 7/5.
Sam Lang là cầu treo dây võng, chiều dài toàn cầu 100,4m, bao gồm một nhịp cầu treo dây võng bằng thép 70,4m. Khoảng cách từ trụ tháp đến mố neo là 15m; độ vồng 0,5m, chiều cao đường tên 5,3m; trụ tháp dạng chữ "H" bằng thép ống tổ hợp, chiều cao trụ tháp 7,0m. Bề rộng toàn cầu là 1,5m, bề rộng phần người đi lòng cầu là 1,3m.
Cáp chủ mỗi bên gồm 1 bó cáp phi 36mm lõi thép. Hai đầu cáp được liên kết với hệ tăng đơ, tăng đơ liên kết với mố neo thông qua chốt ắc cường độ cao và hệ neo giữ. Cáp chủ là cáp cường độ cao chuyên dùng cho cầu treo dây võng. Thanh treo thẳng đứng bằng thép tròn phi 14mm liên kết với cáp chủ bằng cụm chi tiết gồm khóa cáp, kẹp cáp, bu lông liên kết với hệ dầm thông qua tăng đơ cường độ cao. Dầm ngang bằng thép, mặt cắt hộp, kích thước 140x80x6mm, dầm dọc bằng thép, mặt cắt hộp kích thước 120x80x6mm, bố trí hệ giằng chéo bằng thép ống phi 50mm tăng ổn định cho hệ dầm. Mặt cầu bằng tôn nhám chống trượt dày 3mm. Lan can bằng thép tổ hợp từ thép ống và thép tấm. Tải trọng người đi bộ và xe thô sơ 2Kn/m2.
Nói về vấn đề chất lượng cầu treo Sam Lang, ông Nguyễn Đình Giang - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên - khẳng định, trong quá trình thi công xây dựng, Sở GTVT tuyệt đối không cho phép đưa sản phẩm không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vào công trình. Tổ chức giám sát chặt chẽ quá trình thi công, lắp đặt các cấu kiện đảm bảo độ chính xác theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Cầu treo được xây dựng đã chấm dứt cảnh các em học sinh và người dân phải qua suối bằng túi nilon
Được biết, nhà thầu thi công Dự án cầu treo Sam Lang là Xí nghiệp cơ khí Quang Trung, cùng các nhà thầu phụ khác tập trung thi công, gồm công ty CPĐT và XD Thành Phát vận chuyển vật liệu từ Nà Hỳ vào công trình và thi công mố neo, móng trụ tháp. Công ty CPĐTXD và Quản lý đường bộ II thực hiện vận chuyển vật liệu từ mỏ vào Nà Hỳ và bố trí máy móc thực hiện và túc trực đảm bảo giao thông. Công ty CPĐTXD và Thương mại Huy Hoàng cung cấp đá xây dựng. Xí nghiệp cơ khí Quang Trung vận chuyển và lắp đặt kết cấu phần trên của cầu.
Tại lễ khánh thành cầu treo Sam Lang, Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ ghi nhận những nỗ lực cố gắng của các đơn vị thực hiện dự án, giúp bà con dân tộc nơi đây có được cây cầu tốt, đảm bảo cho việc đi lại an toàn.
Thứ trưởng Thọ cho biết, công trình cầu treo dân sinh tại bản Sam Lang là công trình thuộc đề án được Bộ GTVT triển khai đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng sớm nhất giúp cho sự đi lại thuận lợi của hơn 100 hộ dân, đồng thời tạo sự phát triển kinh tế xã hội. Trong thời gian tới, một số công trình cầu dân sinh khác trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được Bộ GTVT tiếp tục triển khai xây dựng theo tiến độ thực hiện của đề án.
Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 và giao nhiệm vụ Bộ GTVT lập đề án xây dựng các cầu dân sinh, trong đó có các công trình cầu treo dân sinh, thực hiện ngay trong năm 2014 và hoàn thành trước năm 2020, với cơ chế nguồn vốn được huy động từ nhiều nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ODA, vốn hỗ trợ của các doanh nghiệp, vốn đóng góp của nhân dân...
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Dự án trung tâm thương mại "đắp chiếu" vắt xuyên 2 thế kỷ Dự án xây dựng Trung tâm dịch vụ thương mại Cống Vị (Ba Đình - Hà Nội) do Cty CP Đông Đô làm chủ đầu tư, khởi công từ năm 1999 nhưng đến nay sau gần 20 năm, trên khu "đất vàng" chỉ là một khung công trình 5 tầng cũ nát, "đắp chiếu". Ngày 23.3.1998, UBND quận Ba Đình có QĐ số...