Hàng chục mật vụ Mỹ nhiễm nCoV
Hàng chục nhân viên Mật vụ Mỹ làm nhiệm vụ bảo vệ Tổng thống Trump được cho là đã nhiễm nCoV, khi ổ dịch Covid-19 Nhà Trắng lan rộng.
Hai nguồn thạo tin của chính phủ Mỹ xác nhận rằng nhiều nhân viên của Cơ quan Mật vụ dương tính với nCoV, nhưng không cung cấp con số cụ thể. Một nguồn cho hay một lượng lớn nhân viên mật vụ không nhiễm virus nhưng phải cách ly để đề phòng.
Washington Post cũng đăng thông tin trên hôm 13/11 nhưng không cho biết cụ thể có bao nhiêu mật vụ dương tính hay bao nhiêu người phải cách ly vì tiếp xúc với đồng nghiệp nhiễm nCoV. Tuy nhiên, tờ này nói rằng khoảng 10% nhóm an ninh chủ chốt bảo vệ Tổng thống đang phải tạm nghỉ việc.
Nhân viên Mật vụ Mỹ bảo vệ Tổng thống Trump khi ông phát biểu từ ban công Phòng Xanh, Nhà Trắng, hôm 10/10. Ảnh: Washington Post.
New York Times đưa tin rằng ít nhất 30 nhân viên Mật vụ gần đây có kết quả dương tính với nCoV và khoảng 60 người đã được yêu cầu tự cách ly.
Đại diện của Mật vụ Mỹ từ chối cung cấp thông tin về số lượng nhân viên nhiễm nCoV. Phát ngôn viên Nhà Trắng Judd Deere từ chối bình luận, nhưng khẳng định chính quyền xem xét nghiêm túc mọi trường hợp nhiễm nCoV.
Ổ dịch Nhà Trắng được cho là có nguồn gốc một phần từ hàng loạt cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Donald Trump trước ngày bầu cử 3/11. Cách đây một tháng, Trump cũng mắc Covid-19 và trải qua 4 ngày điều trị tại một bệnh viện quân y.
Nhiều quan chức cấp cao của Nhà Trắng, quan chức chính quyền hàng đầu, trợ lý chiến dịch của Trump cũng nhiễm nCoV. Đệ nhất phu nhân Melania Trump, con trai út Barron, trợ lý hàng đầu Hope Hicks, cố vấn an ninh quốc gia Robert O’Brien và thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany đều từng mắc Covid-19 nhưng đã hồi phục.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, người thường xuyên chỉ trích Nhà Trắng và Tổng thống Trump về cách ứng phó với đại dịch, cho rằng ổ dịch Nhà Trắng là một bằng chứng nữa cho thấy “lịch trình tranh cử liều lĩnh của Trump”.
Video đang HOT
Ca nCoV toàn cầu đã tăng lên gần 54 triệu
Hơn 620.000 ca nhiễm nCoV mới đã được báo cáo trên toàn cầu trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm lên gần 54 triệu, trong đó hơn 1,3 triệu người chết.
Thế giới ghi nhận thêm 623.783 ca nhiễm nCoV hôm 13/10, nâng số người nhiễm loại virus chết người này lên 53.699.511. Tổng số ca tử vong do Covid-19 hiện là 1.308.295, tăng 9.668 trong 24 giờ qua, trong khi 37.469.105 người đã bình phục.
Nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục trải qua một ngày tồi tệ vì Covid-19 khi ghi nhận số ca nhiễm và tử vong tăng mạnh.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 11.041.846 ca nhiễm và 249.823 ca tử vong sau khi báo cáo thêm lần lượt 161.310 và 1.239.
Giới chức Chicago, thành phố lớn thứ ba của Mỹ, kêu gọi cư dân ở nhà từ ngày 15/11 tới, thay vì đi làm hoặc đến trường, để ngăn dịch. Trước đó, New York, California và một số bang Trung Tây cũng thông báo áp đặt hạn chế mới để phòng chống Covid-19.
Corey Lewandowski, trợ lý cấp cao trong chiến dịch tranh cử và hiện tham gia vào nỗ lực tranh chấp pháp lý về kết quả bầu cử của Tổng thống Donald Trump, được xác nhận dương tính với nCoV vào ngày 12/11. Kể từ sau ngày bầu cử, có ít nhất 5 quan chức Nhà Trắng nhiễm nCoV, gồm Lewandowski, Chánh Văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows, Bộ trưởng Nhà ở và Phát triển đô thị Ben Carson, Giám đốc chính trị của Nhà Trắng Brian Jack và cố vấn David Bossie.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 45.343 ca nhiễm và 539 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.773.243 và 129.225.
Đại dịch đã lây lan rộng khắp đất nước 1,3 tỷ dân, từ các thành phố lớn như thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai, đến những vùng nông thôn và địa phương khác. Nhiều quan chức cấp cao nước này cũng nhiễm virus, như Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah hay Thống đốc Ngân hàng Trung ương Shaktikanta Das.
Bất chấp tình hình dịch bệnh, đám đông đổ tới chật kín các khu chợ ở New Delhi trước lễ hội ánh sáng Diwali, ngày lễ lớn nhất của đất nước, và nói rằng họ đã chán ngấy với việc bị phong tỏa.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho tài xế tại trung tâm xét nghiệm ở thành phố Los Angeles, bang California. Ảnh: AFP.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 614 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 164.946. Số người nhiễm nCoV tăng 35.849 trong 24 giờ qua, lên 5.819.496.
Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro cho biết xử lý đại dịch sẽ dễ dàng và bớt tốn kém hơn nếu đầu tư vào thuốc chữa thay vì vaccine, đồng thời tiếp tục quảng bá thuốc chống sốt rét chloroquine, bất chấp nhiều bằng chứng cho thấy nó không hiệu quả.
Pháp báo cáo 1.922.504 ca nhiễm và 43.892 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 23.794 ca nhiễm và 932 ca tử vong.
Thủ tướng Pháp Jean Castex cho biết số người nhập viện vì Covid-19 ở Pháp hiện cao hơn các đợt đỉnh điểm hồi tháng 4, khi cứ 30 giây có một ca mới nhập viện.
Một cuộc khảo sát cho thấy hơn một nửa dân số đã vi phạm các quy định phong tỏa một phần hiện tại. 60% người dân vi phạm các quy tắc ít nhất một lần, bằng cách đưa ra một lý do sai để đi ra ngoài theo giấy phép tự ký của họ hoặc gặp gỡ gia đình và bạn bè.
Công ty Airbnb thừa nhận 30.000 người đã cố thuê các căn hộ để bí mật tổ chức tiệc ở Pháp trong tháng 8 và 9, bất chấp đại dịch.
Anh báo cáo thêm 27.301 ca nhiễm và 376 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.317.496 và 51.304.
Anh hôm 31/10 tái áp đặt phong tỏa toàn quốc. Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do nhất định như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.
Tại Italy , quốc gia ghi nhận 1.107.303 ca nhiễm và 44.139 ca tử vong, tăng ca lần lượt 40.902 và 550 ca nhiễm và chết. Chính phủ nước này tuần trước áp đặt lệnh giới nghiêm ban đêm trên toàn quốc cũng như các biện pháp cứng rắn hơn ở 4 khu vực, đóng cửa hầu hết các cửa hàng, quán bar, nhà hàng và hạn chế việc đi lại của người dân.
Tại thành phố Rome, hơn 15 khách sạn đã được trưng dụng làm nơi điều trị cho bệnh nhân Covid-19, khi nhiều bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải vì đợt bùng phát thứ hai, theo giới chức địa phương.
Đức ghi nhận 21.444 ca nhiễm mới và 212 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 771.082 và 12.488.
Thủ tướng Angela Merkel dự kiến hội đàm với lãnh đạo các bang vào ngày 15/11 về Covid-19, khi quốc gia này ghi nhận số ca nhiễm trong ngày tăng mạnh.
Đức bắt đầu đóng cửa một phần 4 tuần kể từ ngày 2/11, nhằm ngăn chặn đợt bùng phát mới. Nhà hàng, quán bar, cơ sở thể thao và giải trí đều được yêu cầu đóng cửa, nhưng trường học và các cửa hàng không thiết yếu vẫn được hoạt động. Giới chức nói còn quá sớm để nói liệu các biện pháp mới có mang lại hiệu quả như kỳ vọng.
Bà Merkel cũng cảnh báo Đức có thể phải đối mặt "những tháng mùa đông khó khăn". Bộ trưởng Y tế Jens Spahn nói không có nhiều khả năng người Đức được tổ chức tiệc Giáng sinh với hơn 10 hoặc 15 người tham dự.
Nam Phi là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 746.945 ca nhiễm và 20.153 ca tử vong, tăng lần lượt 2.213 và 77 ca.
Nền kinh tế phát triển nhất châu Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.
Iran , vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 40.582 người chết, tăng 461, trong tổng số 738.322 ca nhiễm, tăng 11.737. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 457.735 ca nhiễm, tăng 5.444 so với hôm trước, trong đó 15.037 người chết, tăng 104 ca. Philippines báo cáo 404.713 ca nhiễm và 7.752 ca tử vong, tăng lần lượt 1.902 và 31 ca.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Tedros Ghebreyesus, trong phiên họp về Covid-19 ngày 13/11 đánh giá cao tiến bộ nhanh chóng của quá trình phát triển vaccine.
"Vaccine sẽ là công cụ quan trọng để kiểm soát đại dịch, và chúng tôi được khích lệ với những kết quả sơ bộ của các quá trình thử nghiệm trong tuần này", ông nói nhưng nhấn mạnh điều quan trọng là mọi quốc gia đều được hưởng lợi từ thành tựu này.
Vaccine Pfizer hiệu quả như thế nào? Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia dịch tễ, giải thích vaccine hiệu quả 90% không có nghĩa 10 người tiêm thì 9 người sẽ không nhiễm nCoV. Sau khi hãng Pfizer công bố vaccine có hiệu quả 90%, nhiều chuyên gia về dịch tễ đã phân tích về chỉ số này. Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia dịch tễ thuộc Viện...