Hàng chục học sinh nhập viện vì ăn quả “thông minh hơn”
Nhầm tưởng quả ngô đồng là quả óc chó ăn vào sẽ thông minh hơn, hàng chục học sinh tiểu học phải nhập viện cấp cứu.
Có ít nhất 50 học sinh đã ăn quả ngô đồng vì tưởng là quả óc chó (ảnh H.L)
Chiều tối 20/4 thông tin từ Phòng GDĐT thị xã Cửa Lò, Nghệ An cho biết, trên địa bàn vừa mới xảy ra vụ việc hàng chục học sinh tiểu học nhập viện cấp cứu vì ăn quả ngô đồng.
Theo đó, vào cuối buổi chiều 20/4, nhiều giáo viên Trường tiểu học Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, Nghệ An phát hiện nhiều em học sinh đau bụng, nôn ói và có triệu chứng như bị ngộ độc.
Video đang HOT
Ngay sau đó, nhiều phụ huynh đã đến trường cùng với các giáo viên đưa các học sinh lên trạm y tế phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò để cấp cứu. Một số em bị nặng hơn, sau đó cũng đã được chuyển lên bệnh viện của thị xã để cấp cứu.
Tại bệnh viện, một số học sinh cho biết, trong buổi ra chơi cùng ngày nhiều bạn học sinh lớp 2 của trường đã rủ nhau ăn quả ngô đồng vì nhầm với quả óc chó, các bạn học sinh cho rằng ăn quả này sẽ thông minh hơn.
Được biết, có ít nhất 50 em học sinh đã ăn quả ngô đồng tại ngôi trường này. Hiện Phòng GDĐT thị xã Cửa Lò, cùng cơ quan chức năng đang theo dõi tình hình sức khỏe của các em học sinh tại bệnh viện và trạm xá.
Trước đó, chiều 10/4, 12 em học sinh Trường tiểu học Tân Giang, TP.Hà Tĩnh, Hà Tĩnh cũng ăn quả ngô đồng sau đó phải nhập viện cấp cứu.
Theo Danviet
Tướng công an lý giải vì sao làm thực phẩm bẩn ít bị xử tù
Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, số vụ xử lý hành chính hành vi liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) nhiều nhưng xử lý hình sự còn ít.
Thượng tướng Lê Quý Vương (ảnh VPQH).
Chiều 20.4, giải trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 -2016 của Đoàn giám sát Quốc hội, Thượng tướng Lê Quý Vương cho biết: Trong 5 năm qua ngành cơ quan chức năng đã phát hiện 13.296 vụ việc vi phạm pháp luật về ATTP, cơ quan Công an trực tiếp xử lý 8.276 vụ, xử phạt hành chính 64,942 tỷ đồng, chuyển cơ quan khác xử lý 5.020 vụ.
Thứ trưởng Bộ Công an cho biết thêm, theo thống kê của Công an các đơn vị, địa phương trong thời gian từ 2011-2016, Cơ quan điều tra các cấp trong Công an nhân dân chỉ khởi tố 1 vụ, 3 bị can về tội Vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 244 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009).
Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh khởi tố vụ án Nguyễn Duy Vường - Giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu 29 Hà Nội cùng 2 nhân viên là Trần Xuân Mạnh và Đặng Văn Cảnh có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất rượu gây ngộ độc làm chết 4 người tại Quảng Ninh (năm 2013).
Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp trong Công an nhân dân đã khởi tố, điều tra, đề nghị truy tố 90 vụ, 148 bị can có hành vi phạm tội liên quan đến ATTP theo các tội danh khác như tội Sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội sản xuất buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh với 74 vụ, 117 bị can; Tội buôn lậu (hàng hóa buôn lậu là thực phẩm) 9 vụ, 12 bị can; Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (hàng hóa vận chuyển trái phép qua biên giới là thực phẩm) 7 vụ, 19 bị can.
Giải thích về việc tại sao vấn đề vi phạm VSATTP diễn ra nhiều nhưng xử lý hình sự chưa đạt, Thứ trưởng Lê Quý Vương cho rằng, quy định hình phạt tại Điều 244 Bộ luật hình sự không phải là nhẹ (nhẹ nhất 1 năm tù, nặng nhất 15 năm tù -PV) nhưng khó nhất là việc thực hiện.
"Cái khó là Bộ luật hình sự hiện hành quy định tội vi phạm các quy định về VSATTP nhưng tình tiết gây thiệt hại nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì chưa được cụ thể, do đó việc điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ ban đầu để xử lý hết sức khó khăn. Tới đây theo Bộ luật hình sự năm 2015 sẽ cụ thể và thực hiện được" - tướng Vương nói.
Vẫn theo tướng Vương, cái khó thứ hai, đối với hành vi vi phạm quy định VSATTP gây ra hậu quả, để xử lý được đồng thời phải giám định chất đó, trường hợp chết người phải giám định nguyên nhân có phải do thức ăn, đồ uống gây ngộ độc không. "Việc này đang rất khó khăn, có khi hậu quả không xảy ra ngay, uống rượu vào có khi 2 -3 ngày sau mới bị ngộ độc" - tướng Vương nói.
Thượng tướng Lê Quý Vương đề nghị cần có danh mục sử dụng chất cấm để giải quyết thấu đáo vấn đề xử lý quy định VSATTP. Ví dụ Bộ NN&PTNT có danh mục chất cấm, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong chăn nuôi rất rõ ràng, như vậy có căn cứ khi xử lý và xem xét trách nhiệm.
Theo Danviet
Hàng trăm công nhân ngất xỉu phải nhập viện sau bữa cơm ở công ty Sau bữa cơm với thịt gà và canh cải, nhiều công nhân ở Bình Dương rơi vào trạng thái mệt mỏi, chóng mặt, nôn ói và phải nhập viện cấp cứu. Ngày 9.3, hàng trăm công nhân của Công ty Quốc tế Samil Vina (100% vốn Hàn Quốc, đóng tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (thị xã Tân Uyên, Bình Dương) phải...