Hàng chục hộ dân gần nửa thế kỷ “ở tạm” giữa lòng thành phố

Theo dõi VGT trên

Không nước sạch, không hệ thống thoát nước thải, không được xây dựng hay cơi nới nhà cửa dù đã xuống cấp trầm trọng và luôn thấp thỏm chờ được di dời tái định cư. 26 hộ dân với gần 100 con người đã “ở tạm” gần nửa thế kỷ ngay giữa trung tâm Tp Vinh.

Thiếu nước sạch, thừa nước thải

Khu nhà ở xập xệ bé như “mắt muỗi” ở khối 13, phường Trường Thi (TP Vinh, Nghệ An) vốn là khu tập thể của Nhà máy điện Vinh (cũ). Theo người dân ở đây thì khu tập thể này đã có từng những năm 70 của thế kỷ trước sau đó được bán hóa giá cho cán bộ, công nhân viên của Nhà máy điện. Sau gần nửa thế kỷ tồn tại, khu tập thể với 26 hộ dân cùng gần 100 con người đã trở nên quá cũ nát, xuống cấp trầm trọng.

Chị Nguyễn Thị Loan gần như kéo tôi xềnh xệch vào nhà để “tố khố”. Chỉ vào căn bếp bé tin hin, ẩm thấp, những tấm giấy dầu chèn trên mái như chuẩn bị sập xuống chị Loan than thở: “Đấy em xem, cái gì cũng xuống cấp, cũng hư hỏng trầm trọng rồi. Người thì “nở” ra mà nhà cửa thì ngày càng chật chội. Không phải người dân không đủ khả năng xây mới nhưng mà phường không cho xây vì bảo là đất đã bị thu hồi để làm dự án, chuẩn bị được đi đến vùng tái định cư. Họ chỉ cho sữa chữa nguyên trạng chứ không cho xây mới hay cơi nới nhà cửa. Nhà chị chịu cái cảnh sống khổ sống sở như thế này hàng chục năm rồi”.

Hàng chục hộ dân gần nửa thế kỷ ở tạm giữa lòng thành phố - Hình 1

Chị Nguyễn Thị Loan và căn nhà xệp xệ, chật chội.

Đi hết đoạn đường đất đang bị đào xới để lắp ống dẫn nước thải là đến căn nhà của chị Hoàng Thị Hòa. Đến cái dây phơi quần áo cũng chẳng biết chăng ở đâu thành ra quần áo cứ treo hết lên hiên, mùi ẩm mốc bốc sực mũi. Căn nhà tối thui, chỗ nấu ăn chỉ rộng chừng 2m2, khu vực vệ sinh nước lép nhép. “Ở đây buổi ngày cũng phải bật điện thì mới sáng được. Ở chật mãi cũng quen, khổ mãi cũng quen, kể cả cái việc không có nước sạch để dùng, dân ở đây sáng sáng xách xô đi mua cũng đã quen. Nhưng cái khổ nhất là nước thải không biết đổ đi đâu. Ở đây thấp trũng, “cóc đái cũng ngập”. Mưa, chưa chỗ nào ngập thì ở đây nước bẩn đã tống vào nhà”.

Khu vực nhà của bà Trần Thị Lý thấp trũng hơn những nhà khác trong khu. Cả khu dân cư lại không có hệ thống nước thải, nên cứ nhà trên đổ về nhà ở dưới, thành thử ra nhà bà Lý trở thành cái “túi” đựng nước thải của mấy chục con người. Về vấn đề hệ thống nước thải của khu tập thể, kêu mãi lên phường nhưng chẳng thấy giải quyết, các hộ dân đành ngậm ngùi đầu tư mỗi hộ 6 triệu đồng thuê người lắp hệ thống đường ống nhựa vòng vèo ra tận đường lớn.

Hơn 40 năm sinh sống, thế hệ thứ 2, rồi thứ 3 ra đời, vẫn nhồi nhét trong căn nhà chỉ rộng từ 60-70m2 vì không có đất cho con “ra riêng”. Căn nhà bé đến nỗi chỉ có thể đặt 1 chiếc giường. Con còn nhỏ thì bố mẹ, con cái “chét” hết lên một giường. Con lớn thì bố mẹ trải chiếu ra nền nhà, nhường chỗ nằm cho con. Đến khi dựng vợ gả chồng cho con mới thấm thía hết cái khổ sở của nhà chật chội. Vậy là phải để con ra thuê nhà trọ sinh sống.

Hàng chục hộ dân gần nửa thế kỷ ở tạm giữa lòng thành phố - Hình 2

Những căn nhà có tuổi thọ gần nửa thế kỷ đã quá chật chội so với nhu cầu của người sử dụng nhưng không được xây dựng hay cơi nới do vướng quy hoạch và trong giai đoạn chờ di dời tái định cư đến nơi ở mới.

Vợ chồng ông Phan Văn Ngũ sinh được ba người con trai. Các con lập gia đình, do điều kiện kinh tế gia đình còn hạn hẹp nên không cho các con ở riêng mà sinh sống trong ngôi nhà tập thể chừng 80m2. Ông Ngũ cho biết: “Có thời điểm trong gia đình hai vợ chồng tôi với ba cặp vợ chồng của ba đứa con là 8 người, mỗi vợ chồng đẻ thêm một đứa cháu. Ra chập nhau, vô cũng đụng đầu nhau, muốn cơi nới sửa chữa để cho mỗi đứa cái phòng ở nhưng không được vì vướng quy hoạch, người ta không cho làm. Mùa mưa bão đến, chúng tôi thấp thỏm ngay trong chính ngôi nhà của mình bởi nó đã quá cũ kỹ, xuống cấp”.

Chờ đến bao giờ?

Video đang HOT

Khu dân cư khối 13 này nằm trong diện thu hồi để mở rộng Trường Tiểu học Trường Thi. Theo kế hoạch, 26 hộ gia đình sẽ được di dời đến nơi ở mới để nhường đất cho dự án. Tuy nhiên, kế hoạch di dời đã được thông báo 10 năm nay nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn “dẫm chân tại chỗ.

“10 năm nay chúng tôi luôn sống trong tâm trạng thấp thỏm. Nhà cửa không được cơi nới, xây dựng, nước sạch không có. Năm nào cũng nghe chuẩn bị di dời, nghe mãi đến mòn cả tai mà có thấy họ động tĩnh gì đâu. Đi hay ở, chúng tôi chỉ mong các cấp chính quyền sớm giải quyết để bà con yên tâm sinh sống”, bà Lê Thị Châu kiến nghị .

Hàng chục hộ dân gần nửa thế kỷ ở tạm giữa lòng thành phố - Hình 3

Không có nước sạch để sử dụng là nỗi khổ mà 26 hộ dân nơi đây phải tìm cách khắc phục trong suốt mấy chục năm qua.

Trao đổi với chúng tôi về những bức xúc của 26 hộ dân thuộc khu tập thể Nhà máy điện Vinh (cũ), ông Mai Ngọc Lương – Phó Chủ tịch UBND phường Trường Thi cho biết: Dự án tái định cư cho 26 hộ dân chậm được triển khai là do phải điều chỉnh nhiều lần cho hợp lý, phù hợp với quy hoạch.

“Hiện nay UBND phường đã có tờ trình xin UBND thành phố Vinh phê duyệt kế hoạch đấu thầu xây dựng công trình hạ tầng khu quy hoạch tái định cư khu đất trường Tiểu học Trường Thi 2 (cũ) tại khối 3. Song song với việc xây dựng hạ tầng UBND phường đã có công văn đề nghị Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố phối hợp lập phương án bồi thường, GPMB, tái định cư cho người dân”, ông Mai Ngọc Lương cho hay.

Ông Phó Chủ tịch cũng cho biết, phường Trường Thi đã làm việc với Công ty MTV cấp nước Nghệ An, các hộ dân có nhu cầu bắt nước máy thì làm các thủ tục theo quy định. Toàn bộ kinh phí đầu tư các hộ phải chịu hoàn toàn vì khu tập thể này nằm trong quy hoạch khả năng di chuyển đi nơi ở mới trong thời gian sắp tới.

Hàng chục hộ dân gần nửa thế kỷ ở tạm giữa lòng thành phố - Hình 4

Nhà chật chội nhưng phải nhường chỗ cho những can nước sạch phải đi xách hàng ngày để về sử dụng.

Về mương thoát nước thải sinh hoạt các hộ gia đình không đầu tư được vì thuộc khu quy hoạch GPMB di dời tái định cư nơi ở mới nhưng phải có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh chung. Nếu các hộ gia đình có nhu cầu sữa chữa thì phải thực hiện các thủ tục hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở tạm.

“Mặc dù phải chịu đựng sống trong điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nhiều năm qua, nhưng các hộ dân vẫn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương. Để đảm bảo cho người dân sớm được di dời đến nơi ở mới, sớm ổn định cuộc sống, đề nghị UBND tỉnh, thành phố tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để dự án sớm hoàn thành”, ông Phó Chủ tịch phường kiến nghị.

Hàng chục hộ dân gần nửa thế kỷ ở tạm giữa lòng thành phố - Hình 5

Mỗi hộ dân phải góp 6 triệu đồng đề xây dựng hệ thống thoát nước, tránh tình trạng ngập úng trong mùa mưa bão.

Như vậy có nghĩa là 26 hộ dân nơi đây vẫn đang tiếp tục phải chờ đợi để được di dời đến nơi ở mới. Trong lúc chờ đợi thị họ vẫn phải tiếp tục “ở tạm” trong những ngôi nhà tối tăm, chật chội và xuống cấp trầm trọng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi mùa mưa bão đang tới gần.

Hoàng Lam

Theo Dantri

Đầu tư hàng nghìn tỷ, phố vẫn thành sông

Trước tình trạng cứ mưa lớn phố thành sông, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan lên phương án thoát nước cho từng địa điểm thường xuyên ngập úng. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ cũng như đánh giá lại hiệu quả của các dự án thoát nước hiện nay.

Đầu tư hàng nghìn tỷ, phố vẫn thành sông - Hình 1

Công nhân xí nghiệp thoát nước số 2 thu gom rác và túi nilon tại miệng cống thoát nước sáng 17/7 trên đường Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội (ảnh lớn). CSGT đang phân luồng giao thông (ảnh nhỏ). Ảnh: Ngọc Châu

Ngập vẫn hoàn ngập

Cơn mưa lớn sáng 17/7 là minh chứng về tính hiệu quả của dự án thoát nước, cũng như các phương án chống ngập úng hiện nay của Hà Nội.

Báo cáo của Cty Thoát nước Hà Nội cho thấy, dù lượng mưa sáng qua tập trung trong thời gian ngắn, nhưng hàng loạt khu vực bị ngập úng.

Các phố Phạm Văn Đồng, Trần Bình, Phan Văn Trường đã xảy ra úng ngập với mức độ 0,1 đến 0,2m; các vị trí khác như Hoàng Quốc Việt (trước ĐH Điện lực), Trần Đăng Ninh, nút Mai Dịch... ngập từ 0,1 đến 0,3m. Ở các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm đã xảy ra úng ngập nhiều khu vực như ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Thợ Nhuộm, ngã tư Hàng Bài - Hai Bà Trưng, Tôn Đản, Đinh Liệt - Gia Ngư... với mức độ từ 0,2 đến 0,3m.

Đầu tư hàng nghìn tỷ, phố vẫn thành sông - Hình 2

Ngã tư Hồ Tùng Mậu - Xuân Thủy - Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng sáng 17/7. Ảnh: Ngọc Châu

Theo lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội, khi năng lực hệ thống thoát nước còn hạn chế, phương án ứng phó, chống ngập úng phải thiết lập thật chi tiết. Thế nhưng thực tế lại khác, ngay cả con số các điểm đen ngập úng trên địa bàn, lãnh đạo thành phố cho rằng, đang có sự thống kê khác nhau, thậm chí vênh nhau.

Phía Cty Thoát nước đưa ra khoảng 12 điểm ngập đối với các trận mưa có lưu lượng 100mm trở lên, trong khi phía Thanh tra GTVT và CSGT lại thống kê được 32 điểm ngập. "Phải có con số chính xác về các điểm đen và phương án xử lý cho từng khu vực, từng điểm đen này", Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh.

Về phương án xử lý từng điểm đen, ở các quận nội thành nằm trong lưu vực tả sông Tô Lịch, lãnh đạo thành phố yêu cầu phải đảm bảo chống úng ngập một cách tốt nhất để khi mưa với cường độ 100 mm trong 3 giờ thì mức độ úng ngập thấp nhất.

"Trong khoảng 20 điểm úng ngập còn lại ở khu vực nội thành, yêu cầu các đơn vị liên quan tập trung duy tu thường xuyên, hằng ngày túc trực kể cả khi không có mưa. Tăng cường các hố ga gom nước, các máy bơm tăng áp để đẩy nhanh dòng chảy khi mưa lớn xảy ra", lãnh đạo thành phố yêu cầu.

Đối với khu vực tả sông Nhuệ, bao gồm một phần của hai quận Nam, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân và 3 xã của huyện Thanh Trì do hiện nay khu vực này thoát nước chủ yếu qua hệ thống cống, trạm bơm Cầu Bươu thoát ra sông Nhuệ, nên TP yêu cầu Sở Xây dựng phối hợp Sở GTVT tổ chức nạo vét trên khu vành đai 3 để đảm bao tiêu thoát nước khu vực như Cổ Nhuế, Mỹ Đình, Mễ Trì... Đồng thời, đề nghị Sở Xây dựng tiếp nhận tạm thời hệ thống thoát nước ở các khu đô thị đưa vào quản lý khai thác hiệu quả tối đa việc tiêu thoát.

Xốc lại dự án thoát nước

Năng lực hệ thống thoát nước của Hà Nội, đặc biệt khu vực nội thành hiện trông chờ vào dự án thoát nước giai đoạn II. Tuy nhiên, dù sắp tới hạn phải hoàn thành (trong năm 2014) song tới nay, dự án với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng này còn chưa xong giải phóng mặt bằng (GPMB). Thậm chí, việc thi công dở dang nhiều hạng mục của dự án đang cản trở dòng chảy, gây ngập úng ở nhiều khu vực khi mưa lớn.

Theo ông Phạm Văn Cường, Giám đốc Ban Quản lý dự án thoát nước Hà Nội, đây là dự án lớn, kéo dài trên địa bàn 8 quận, huyện và trên 60 phường, xã với tổng diện tích thu hồi GPMB khoảng 311,19ha.

Đầu tư hàng nghìn tỷ, phố vẫn thành sông - Hình 3

Công nhân Xí nghiệp Thoát nước số 2 đang phải mò rác và túi nilon ở miệng cống thoát nước để tránh tắc cống

Đến nay, các quận, huyện đã GPMB hơn 38/48 ha (trên 80%). Phần GPMB do Ban quản lý dự án thoát nước triển khai đã xong 91,5%. Song, số phương án bồi thường còn tồn rất lớn, khoảng 1.211 phương án, trong đó, có 657 phương án đất công trình nhà ở.

Nhiều phần diện tích đã bàn giao lại trong tình trạng "xôi đỗ", nên các nhà thầu không thể triển khai máy móc vào thi công, ảnh hưởng tiến độ dự án. Thời gian càng kéo dài, tổng mức đầu tư của dự án càng bị "đội" lên khiến người dân bức xúc. Theo dự toán ban đầu, dự án tốn khoảng 6.500 tỷ đồng, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tổng giá trị đã lên tới hơn 8.000 tỷ đồng.

Với các gói thầu cụ thể, tới nay, các nhà thầu đã hoàn thành thi công 5/13 gói, còn lại 8 gói thầu đang được triển khai. Chính vì số gói thầu còn dở dang khá nhiều nên hiệu quả thoát nước của dự án giai đoạn II chưa thể đánh giá được. Nhiều khả năng, dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II sẽ bị trễ hẹn, ít nhất, trong mùa mưa năm 2014.

"Vừa rồi, thành phố đã họp yêu cầu xốc lại để đẩy nhanh tiến độ dự án. Nếu không có chuyển biến, Sở Xây dựng và chủ đầu tư chủ động thay thế nhà thầu. Bởi việc thi công chậm một số nhà thầu dự án thoát nước ảnh hưởng vệ sinh môi trường, tiêu thoát nước đô thị khi có mưa lớn... gây bức xúc dư luận", đại diện Sở Xây dựng nói.

Nhiều tuyến phố ùn tắc Dù chỉ kéo dài gần một giờ, nhưng cơn mưa sáng 17/7 đã làm cho nhiều tuyến phố Hà Nội ngập nặng, nhiều người đến công sở muộn do giao thông ùn tắc. Đường vành đai 3 đoạn Linh Đàm - Nguyễn Xiển ùn tắc kéo dài hơn 1 km. Tại khu vực phố cổ, bình thường, rất ít khi xảy ra ùn tắc, nhưng thời điểm 8h30 sáng qua, do đường ngập nước nên ùn tắc giao thông diễn ra trên nhiều tuyến phố, với các tuyến phố Lương Văn Can, Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến nước ngập nửa bánh xe, giao thông đình trệ trong thời gian dài. Tại các tuyến phố Cầu Giấy - Xuân Thủy, Nguyễn Phong Sắc, Phan Văn Trường mức độ nước ngập được người đi đường đo dao động từ 50 đến 70cm.

Theo Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Động đất ở Phú Thọ, người dân Hà Nội cảm nhận rung lắc
20:15:41 09/11/2024
Biển Đông xuất hiện bão đôi, các địa phương chuẩn bị ứng phó
13:02:11 10/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Long An: 3 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Bến Lức, quốc lộ 1 ùn ứ
18:04:26 10/11/2024
Bão số 7 Yinxing còn mạnh cấp cực đại, suy yếu nhanh khi gặp không khí lạnh
22:58:25 09/11/2024
Bạn học liên tục hô "đánh lẹ đi", 2 nữ sinh lao vào đánh bạn nhập viện
21:42:16 09/11/2024
Bão Yinxing chưa qua, bão Toraji giật cấp 12 lại sắp 'nối gót' vào Biển Đông
12:25:35 10/11/2024
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng
17:40:16 10/11/2024

Tin đang nóng

Đơn nghỉ phép 2 dòng của nhân viên Gen Z khiến sếp sững người
12:37:14 11/11/2024
Bức ảnh chụp 2 mẹ con bỗng gây choáng váng: Mẹ là tượng đài nhan sắc nổi tiếng cả nước, con trai hưởng trọn gen trội
13:30:57 11/11/2024
Xemesis giảm 20kg sau 3 tháng biến cố dồn dập, tình trạng hiện tại gây lo lắng
13:10:22 11/11/2024
Kỳ Duyên tung chiêu thật rồi: Diện loạt trang phục khoe triệt để đường cong, thay đổi thái độ gây bất ngờ!
16:48:21 11/11/2024
Minh Triệu an ủi Hoa hậu Kỳ Duyên khi gặp sự cố tại Miss Universe 2024?
15:22:49 11/11/2024
1 Anh trai bị pháo bắn thẳng vào mặt, netizen bùng nổ tranh cãi: Lỗi do ai?
15:19:22 11/11/2024
Sao nữ kết thúc luôn cuộc hôn nhân 20 năm chỉ vì... cảnh nóng
13:20:54 11/11/2024
Truy tố nam thanh niên 'ăn trái cấm' cùng bạn gái 13 tuổi trong nhà nghỉ
12:34:32 11/11/2024

Tin mới nhất

Chủ động ứng phó bão chồng bão

14:21:17 11/11/2024
Dưới tác động của 2 cơn bão này, trên khu vực phía Bắc và giữa của Biển Đông trong những ngày tới sẽ liên tục xuất hiện thời tiết xấu, với gió mạnh, sóng cao và biển động mạnh.

Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn

14:18:11 11/11/2024
Tuy nhiên, do vùng biển xuất hiện sóng to, gió lớn nên công tác cứu nạn rất khó khăn và đến trưa 11/11 vẫn chưa tìm được người mất tích.

Tin bão mới nhất 11/11: 3 bão Yinxing, Toraji, Man-yi đang hoạt động

11:31:09 11/11/2024
Theo bản tin bão mới nhất của cơ quan khí tượng cho thấy, hiện nay có 3 cơn bão đang hoạt động trên Tây Bắc Thái Bình Dương.

Đi tắm sông cùng bạn, bé trai 12 tuổi đuối nước tử vong

10:44:57 11/11/2024
Sau khi tắm sông khoảng 20 phút, bé trai 12 tuổi bị đuối nước mất tích. Thi thể nạn nhân được phát hiện cách hiện trường 30m

Đã đưa xác máy bay Yak-130 ra khỏi hiện trường

18:00:10 10/11/2024
Đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để thu dọn, tháo dỡ các bộ phận máy bay cũng như mảnh vỡ di chuyển về phục vụ công tác điều tra.

Bão Toraji tăng cấp, giật tới cấp 16 và đang tiến nhanh vào Biển Đông

17:55:28 10/11/2024
Bão Toraji hiện đã tăng thêm 1 cấp - mạnh cấp 11, giật cấp 13 đang di chuyển với tốc độ nhanh, hướng vào Biển Đông

TP Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến một người tử vong

16:15:19 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, những người mắc kẹt được đưa vào bệnh viên sơ cứu đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, cụ bà trên 80 tuổi do tuổi cao,sức yếu đã không qua khỏi.

3 xe máy va chạm, 2 học sinh tử vong ở Hà Nội

09:49:24 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, thời điểm xảy ra tai nạn, 2 xe máy (chưa rõ biển kiểm soát) đi cùng chiều đã va chạm với 1 xe lưu thông hướng ngược lại, các nạn nhân bị văng ra xa, phương tiện hư hỏng nặng.

Bão số 7 đang suy yếu, giảm 8 cấp khi áp sát Quảng Trị - Quảng Ngãi

06:59:13 10/11/2024
Sau khi mạnh lên cấp 15, bão số 7 (bão Yinxing) đang bắt đầu suy yếu. Dự báo, đến ngày 12.11, bão số 7 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới khi ở trên vùng biển từ Quảng Trị - Quảng Ngãi.

Nhóm học sinh mầm non nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã ra viện

21:16:24 09/11/2024
Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu đã tiến hành lấy máu, dịch tiêu hóa của các bệnh nhi gửi về Trung ương xét nghiệm độc chất; đồng thời thực hiện các bước cấp cứu lâm sàng cần thiết, truyền dịch, xử trí theo phác đồ ngộ độc.

Kích nổ an toàn khối đá nguy hiểm trên đèo Cù Hin

21:07:47 09/11/2024
Việc xử lý kịp thời tảng đá nguy hiểm tại đèo Cù Hin góp phần bảo vệ an toàn giao thông và trật tự xã hội cho khu vực, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Khánh Hòa đang bước vào mùa mưa bão.

Bão số 7 đang suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới

21:02:39 09/11/2024
Dự báo các khu vực đêm 9, ngày 10/11: phía Tây Bắc Bộ , đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Đêm và sáng sớm trời rét. Nhiệt độ thấp nhất từ 17 - 20 độ C, có nơi dưới 17 độ C. Nhiệt độ cao nhất từ 28 - 31 độ C.

Có thể bạn quan tâm

Thầy Hiệu trưởng che giấu việc 1 học sinh bị 8 em đánh hội đồng

Netizen

18:10:52 11/11/2024
Sau khi sự việc một em học sinh lớp 8 bị đánh hội đồng, Hiệu trưởng Trường THCS Trung Hiếu, ông Võ Hữu Trân đã cố tình che giấu không báo cáo lên, muốn giải quyết nội bộ.

Ai Cập và Malaysia kêu gọi HĐBA xem xét đơn xin gia nhập LHQ của Palestine

Thế giới

18:05:40 11/11/2024
Hai nước lên án việc Israel liên tiếp vi phạm luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và luật nhân quyền trong các hoạt động quân sự của nước này, cũng như các hành động vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Liban.

Một thành viên phá vỡ sự im lặng, ẩn ý đáp trả cáo buộc T-ara đánh Hwayoung?

Sao châu á

17:24:19 11/11/2024
Trên trang cá nhân, nữ idol đăng ảnh mặt trăng khuyết và không kèm chú thích nào. Hình ảnh này làm dấy lên nhiều đồn đoán trên mạng xã hội.

Đúng 10 năm trước, An Tây vướng nghi vấn nhập viện vì chất cấm

Sao việt

17:17:38 11/11/2024
Câu chuyện 10 năm trước của An Tây (Andrea Aybar) gây xôn xao trở lại khi người đẹp bị tạm giữ do nghi liên quan đến chất cấm.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối có món lạ miệng nhưng cực ngon

Ẩm thực

17:03:23 11/11/2024
Bữa tối có món lạ miệng nhưng cực ngon. Một chút biến tấu mới lạ của món xào này chắc chắn sẽ khiến cả nhà thích thú khi thưởng thức.

Trơ mặt hát nhép 90%, "nhóm nữ bị ghét nhất Kpop" vẫn cứu cả lễ trao giải EMAs nhờ màn đọ sắc nóng bỏng với Tyla trên thảm đỏ

Sao âu mỹ

16:53:50 11/11/2024
Thảm đỏ MTV EMAs năm nay ảm đạm vì vắng bóng các ngôi sao danh tiếng, nhưng 1 nhóm nhạc nữ Kpop đã hâm nóng không khí tại đây.

Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 12/11/2024

Trắc nghiệm

16:17:05 11/11/2024
Con số may mắn hôm nay 12/11 theo 12 con giáp Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ... là số nào? Đâu là cặp số may mắn hôm nay của 12 con giáp chuẩn

Văn Quyết đi vào lịch sử V-League: tấm gương cho cầu thủ trẻ

Sao thể thao

15:31:32 11/11/2024
Pha lập công trong trận hòa 2-2 giữa Hà Nội FC và Hải Phòng tại vòng 7 V-League 2024-2025 giúp tiền đạo Nguyễn Văn Quyết trở thành cầu thủ Việt Nam ghi nhiều bàn thắng nhất lịch sử V-League.

Cặp đôi dành 1 một năm để biến khoảng sân 120m2 thành một khu vườn xinh đẹp và lãng mạn

Sáng tạo

15:21:08 11/11/2024
Đầu năm 2019, tôi đã mang thai nên đã quyết định nghỉ làm để ở nhà. Lý do là vì thai kì của tôi không được khỏe mạnh. Ban đầu, tôi khá buồn vì điều này. Nhưng sau đó, vợ chồng tôi quyết định dành thời gian này để cải tạo mảnh sân

Lee Young Ae trở lại với truyền hình sau 20 năm, nhận được sự quan tâm lớn

Phim châu á

15:05:23 11/11/2024
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Jewel in the Palace (Nàng Dae Jang Geum) từng đạt tỷ suất người xem cao nhất (57%), sẽ trở lại sau 20 năm cùng nữ chính Lee Young Ae.

Phim tỷ đô Inside Out 2 liệu có thể tranh giải Phim hay nhất ở Oscar 2025

Hậu trường phim

15:02:16 11/11/2024
Năm 2024 được xem là năm rất thành công của phim hoạt hình trong đó Inside Out 2 và The Wild Robot đang hi vọng sẽ tạo nên thành công đột phá ở Lễ trao giải Oscar.