“Độc chiêu” nuôi cá mùa nước nổi
Đến mùa nước nổi, nông dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nuôi cá mà chẳng hề cần thức ăn nhưng cá vẫn lớn nhanh, hiệu quả cao. Mô hình này được xem là “độc chiêu” vì tận dụng được nguồn tài nguyên thiên nhiên mà khó nơi nào có được.
Những ngày này, đi khắp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL hầu như nơi nào nước cũng ngập tràn đồng. Người dân tận dụng những cánh đồng nước bao la để rào lưới, nuôi cá mà chẳng hề cho ăn bất cứ một loại thức ăn gì.
Những con cá thu hoạch được trong mùa nước nỗi không cần tốn tiền thức ăn
Năm nào cũng vậy, gia đình ông Đặng Văn Xây ở xã Đông Hiệp (Cờ Đỏ, TP Cần Thơ) kiếm hơn chục triệu đồng. Hiện tại khu ruộng rộng khoảng 3 héc ta được ông Xây rào lưới xung quanh, thả cá giống với 25 kg cá chép và 25 kg cá mè. Ông Xây cho biết: “Vào mùa nước nổi, thức ăn nhiều vô kể nên chỉ cần thả cá giống xuống ruộng là chúng lớn rất nhanh mà khỏi cần thức ăn. Bởi vì khi nước tràn đồng thì nguồn thức ăn từ phiêu sinh vật, rơm rạ rất lớn”.
Hiện tại, sau gần 2 tháng tuổi, cá của gia đình ông Xây lớn rất nhanh. Theo ông Xây, khi lũ rút, thương lái tới tận nhà thu mua, 1ha bán được khoảng 5 đến 7 triệu đồng.
Nhiều nông dân ở các tỉnh, thành khác cũng không làm lúa vụ 3 mà chuyển hẳn sang nuôi tôm, cá không cần thức ăn. Nông dân Nguyễn Văn Lý ở xã Thông Bình (Tân Hồng, Đồng Tháp) cũng thả cá giống rồi giăng lưới xung quanh để cá lớn tự nhiên, tới khi lũ rút chỉ việc bắt cá đem bán.
Ông Lý cho biết: “Thả cá kiểu này giống như làm chơi mà ăn thiệt. Sau khoảng 4 tháng “bỏ không”, mỗi ha kiếm gần khoảng 5 triệu đồng mà chỉ mất tiền mua con giống, lưới, còn lại thức ăn thì để mùa nước nổi lo hết”.
Theo những nông dân nơi đây, với cách nuôi này, người dân chỉ cần bỏ vốn mua con giống, không phải tốn chi phí mua thức ăn, trong khi đó công chăm sóc không nhiều, dịch bệnh hầu như không xảy ra mà hiệu quả vẫn cao.
Video đang HOT
Mô hình nuôi cá trong mùa lũ không cần thức ăn nhưng cá vẫn lớn nhanh
Theo mô hình nói trên, thức ăn của cá chính là rơm rạ, lúa chét có sẵn trong ruộng. Chỉ 3 – 4 tháng, cá đã cho thu hoạch với năng suất trung bình 900 kg – 1,2 tấn/ha. Trừ các khoản chi phí, người nuôi cũng thu lãi từ 7 đến 8 triệu đồng/ha/vụ. Đặc biệt mô hình nuôi cá ruộng này sau khi thu hoạch xong, cá để lại một lớp phân hữu cơ giàu dinh dưỡng giúp cho vụ lúa Đông Xuân giảm được rất nhiều chi phí về tiền phân bón và sâu bệnh, đem lại năng suất cao cho người nông dân .
Ông Lâm Minh Trí, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, cho biết: “Với mô hình nuôi cá trên ruộng này người dân chỉ cần đầu tư con giống ban đầu, không phải tốn tiền mua thức ăn và nhiều công chăm sóc trong khi cá vẫn lớn nhanh. Sau khi vụ hè thu kết thúc, người dân không cắt hết gốc rạ mà để vậy cho lúa chét tiếp tục mọc lên để làm thức ăn cho cá sau này. Tuy nhiên cái lợi lớn nhất của mô hình này không chỉ ở thu nhập từ nuôi cá mà quan trọng là qua vụ cá này tạo cho đất màu mỡ và nhiều chất dinh dưỡng hơn nên vụ đông xuân tới rất trúng”.
Đây là mô hình chăn nuôi “độc chiêu” chỉ có ở vùng sông nước Cửu Long, đem lại cuộc sống ấm no cho hàng ngàn nông dân trong mùa nước nổi.
Phạm Tâm
Theo Dantri
Chợ nổi Cái Răng lọt tốp những chợ nổi đẹp nhất châu Á
Chợ nổi có lẽ là một trong những điểm đến thú vị nhất của du lịch miền sông nước. Ở châu Á có nhiều khu chợ nổi khiến du khách đến một lần rồi nhớ mãi, trong đó phải kể đến chợ nổi Cái Răng của Việt Nam.
Những khu chợ nổi ở châu Á dù ở Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar hay Việt Nam đều có điểm chung là cảnh mua bán tấp nập, nhộn nhịp trên sông nước. Những phiên chợ nổi cũng bày bán hàng hóa phong phú như trên bờ, chỉ có điểm khác biệt là các gian hàng chính là những con thuyền nhỏ; mọi người đều đi thuyền để giao dịch bán mua...
Trên chợ nổi cũng có những nhà hàng phục vụ ẩm thực vùng miền cho khách với nhiều món ăn đa dạng, hấp dẫn thực khách.
Dưới đây là một số khu chợ nổi được trang du lịch Youramazingplaces bình chọn nằm trong số những chợ nổi đẹp nhất châu Á:
Chợ nổi Cái Răng, Việt Nam
Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm, ăn uống và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.
Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hòa mình vào không khí nhộn nhịp của buổi chợ, du khách có thể quan sát, tìm hiểu sinh hoạt của nhiều gia đình thương hồ với nhiều thế hệ chung sống trên ghe. Có những chiếc ghe như "căn hộ di động" trên sông nước với những chậu hoa kiểng, các loài vật nuôi, các tiện nghi đầy đủ như ti-vi màu, đầu dĩa, dàn âm thanh... có cả xe gắn máy đậu trên ghe.
Chợ nổi Damnoen Saduak, Thái Lan
Đây là chợ nổi không họp trên sông mà họp trên các kênh rạch chằng chịt thuộc huyện Damnoen Saduak, tỉnh Ratchaburi cách Bangkok 105 km về phía Tây Nam. Đây được xem là ngôi chợ khá sầm uất và đa dạng hàng hóa. Chợ là địa điểm thu hút khách du lịch và là chợ du khách có thể mua hàng lưu niệm cũng như khám phá nét đẹp của cuộc sống người dân Thái trên kênh rạch rõ nét nhất.
Khu chợ bắt đầu hoạt động vào năm 1967 và ngày nay nó phát triển, cuốn hút khách du lịch trên toàn thế giới. Ở đây có tất cả mọi thứ để thu hút khách du lịch, từ hàng thủ công mỹ nghệ đến nông sản, trái cây, gia vị, hoa và ngay cả massage Thái cổ truyền tại chợ.
Chợ nổi trên hồ Dal- Srinagar, Ấn Độ
Đây là chợ rau củ nổi tiếng của Ấn Độ và rau củ gần như là mặt hàng duy nhất được buôn bán ở khu chợ này. Đến đây, du khách sẽ bắt gặp một hình ảnh tấp nập, nhộn nhịp của các hàng quán, các mũi ghe lại gần nhau, va chạm vào nhau; tiếng người mua, kẻ bán mặc cả, thỏa thuận giá...
Chợ nổi Nam Pan Market, Myanmar
Khu chợ nổi này nằm trên hồ Inle, Myanmar, bày bán rất nhiều mặt hàng, từ hoa quả, nước uống đến bát đũa, đồ gia dụng. Địa điểm họp của chợ thường không cố định, mỗi lần họp chợ sẽ ngẫu nhiên chọn một địa điểm ở một khu khác nhau trên hồ. Tuy nhiên, gần đây chợ đã họp cố định hơn để tạo điều kiện cho khách tham quan.
Chợ nổi Taling Chan, Bangkok, Thailand
Nằm ở phía tây Bangkok, khu chợ hấp dẫn du khách với món cá nước, cua hấp ngay trên thuyền. Những người bán hàng, thương nhân thường họp từ 9h-16h, bán các món ăn truyền thống của Thái Lan, món tráng miệng và trái cây trên chính chiếc thuyền của họ.
Phương Nam
Tổng hợp
Theo Dantri
Kỳ lạ ngôi làng liên tục bị "trời đánh" Chưa có thống kê đầy đủ nhưng chuyện sét đánh ở ngôi làng này nhiều "như cơm bữa", từ nhiều năm qua đã làm hàng chục người thương vong. Người dân Tân Hiệp (xã Ninh Thượng, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) sợ "thiên lôi" đến ám ảnh! Căn nhà kho phơi lúa - nơi 12 người dân Tân Hiệp bị sét đánh...