Hàng chục ha rau hành, kiệu bị chết hàng loạt ở Bình Định
Hàng chục hộ dân trồng cây hành, kiệu trên địa bàn huyện Phù Mỹ (Bình Định) đang rất bức xúc và lo lắng khi các diện tích cây hành, kiệu của họ tự dưng chết hàng loạt sau khi bơm thuốc chống vàng lá.
Bà Nguyễn Thị Liên, huyện Phù Mỹ bên luống kiệu bị chết.
Nhiều hộ rơi vào cảnh trắng tay khi những “củ hành, củ kiệu” chuẩn bị cho Tết Nguyên đán sắp tới bỗng dưng bị thối củ và không thể cứu vãn được. Thiệt hại ước tính ban đầu lên tới nhiều tỉ đồng.
Ngay sau khi nghe phóng viên có mặt tại những vùng trồng ở xã Mỹ Thành, Mỹ Thắng, nơi được xem là thủ phủ trồng cây hành, kiệu của huyện Phù Mỹ, hàng chục người nông dân đến để “tố cáo” nguyên nhân dẫn đến chết cây.
Qua quan sát, thấy nhiều cây rau kiệu, rau hành hơn một tháng tuổi bị vàng lá, các hộ nông dân đã mua một số thuốc bảo vệ thực vật về để phun phòng chống bệnh. Tuy nhiên, không giống như mọi năm, chỉ vài ngày sau khi phun thì toàn bộ cây hành, kiệu bị chết. Khi nhổ lên thì bộ củ, rễ cây bị thối và có hiện tượng bị dập nát. Toàn bộ hành kiệu sau khi phun đều không thể hồi phục.
Ông Nguyễn Văn Năm, ở thôn Vĩnh Lợi 1, xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ cho biết, mới đây, khi thấy một số diện tích cây hành có biểu hiện vàng lá, cũng như mọi vụ mùa khác, ông Năm đã ra đại lý Thành Đồng chuyên về phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại ở xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ để mua một số loại thuốc bảo vệ thực vật về phun. Tuy nhiên, sau khi phun thuốc này thì cây hành chết hàng loạt.
Để kiểm tra, trên 4 sào này, ông Năm chừa lại 1 luống hành không phu thuốc thì đến nay toàn bộ cây đều phát triển tốt, không bị chết như các luống bị phun thuốc.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Năm nói: “Tôi xuống giống hết mấy chục triệu. Ban đầu xuống mua thuốc vàng lá khô bom rất ít hư, nhưng đến bơm phun thuốc lần thứ 3 thì cây hành bị rụi luôn, lần thứ 4 thì coi như bỏ hết 4 sào đất. Chỗ nào không bơm thuốc lại càng tốt chứ không khô, thối gốc”.
Ngoài hộ ông Năm, các hộ gia đình khác khi mua thuốc ở đại lý Thành Đồng và về sử dụng phun chữa bệnh cho cây hành, cây kiệu đều gặp trường hợp tương tự.
Cây hành bị chết có hiện tượng củ bị dập, bấy.
Trước thông tin trên, ông Hồ Ngọc Chánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ cho biết, UBND huyện Phù Mỹ đã giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện và Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Phù Mỹ kiểm tra diện tích cây hành chết hàng loạt; đồng thời, phối hợp với các đơn vị chức năng của tỉnh Bình Định xác minh nguồn gốc và đơn vị cung cấp thuốc trừ sâu. Qua kiểm tra sơ bộ, khoảng 22 ha hành, kiệu của người dân ở các xã Mỹ Thắng, Mỹ Thọ, Mỹ Thành bị chết.
Đoàn kiểm tra cũng đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản làm việc với đại diện đại lý Thành Đồng; đồng thời, yêu cầu chủ cơ sở Thành Đồng tạm dừng bán thuốc Nofara; kiểm tra thu hồi toàn bộ loại thuốc Nofara đã bán cho nông dân.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Công ty Cổ phần hóa sinh Nam Mỹ đóng tại phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh, đơn vị cung cấp loại thuốc Nofara cho đại lý Thành Đồng cho biết: Công ty đã cử đại diện ra gặp trực tiếp người dân để lấy mẫu hành, kiệu, mẫu thuốc để kiểm tra.
Trao đổi về vấn đề này, ông Kiều Văn Cang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt – bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định cho biết: Qua bước đầu kiểm tra thì nghi ngờ hiện tượng hành chết là do ngộ độc thuốc, tuy nhiên, để có cơ sở xác định thuốc nào gây ngộ độc thì hiện nay chi cục đang phối hợp với các cơ quan chức năng cũng như người dân để xác minh.
Ông Cang cũng khuyến cáo người dân cũng như các đại lý bán cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc, đặc biệt là đăng ký thuốc phải sử dụng đúng đối tượng, đúng cây trồng theo khuyến cáo của nhãn thuốc. Khi thực hiện phun phải đảm bảo liều lượng, nồng độ hướng dẫn và đảm bảo được thời gian cách ly, tránh tình trạng thuốc gây ngộ độc cây trồng cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Heo chết sau khi tiêm vắc xin, rà soát tình hình ở nhiều tỉnh
Sau khi phát sinh hiện tượng heo sốt, heo chết, Cục Thú Y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã lập đoàn giám sát việc sử dụng vắc xin phòng bệnh dịch tả heo châu Phi (vắc xin NAVET-ASFVAC) tại tỉnh Bình Định.
Heo sau tiêm vắc xin NAVET-ASFVAC của gia đình bà Trần Thị Thuận (xã Hòa Định Đông, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) đang trong tình trạng "ngắc ngứ" - Ảnh: DUY THANH
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 24-8, ông Nguyễn Văn Long - quyền cục trưởng Cục Thú y - cho biết đơn vị đã lập đoàn công tác giám sát sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC (do Công ty cổ phần Thuốc thú y trung ương Navetco sản xuất) tại Bình Định.
Theo ông Long, đoàn đi kiểm tra thực tế tình hình triển khai tiêm vắc xin NAVET-ASFVAC của địa phương, tìm hiểu những khó khăn, tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện và đề xuất cụ thể các giải pháp khắc phục của địa phương.
Đồng thời đoàn công tác kiểm tra trực tiếp tại các địa điểm đã tiêm vắc xin NAVET-ASFVAC để tìm hiểu, xác minh việc heo sốt, heo chết sau khi tiêm để thông tin tới báo chí.
Ông Long cũng cho biết Cục Thú y đã có văn bản đề nghị sở nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh thành Lào Cai, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Bình Định, Tây Ninh, Bình Dương, Tiền Giang, Bến Tre, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Đồng Tháp và TP.HCM báo cáo tiến độ giám sát sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC.
Đồng thời, Cục Thú y cũng đề nghị các địa phương báo cáo những khó khăn, tồn tại, bất cập trong quá trình thực hiện việc sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC, đưa ra những đề xuất cụ thể và các giải pháp khắc phục.
Trước đó, từ ngày 19-8, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định thông báo tạm dừng tiêm loại vắc xin NAVET-ASFVAC trên cho heo đến khi có thông báo mới.
Bình Định là 1 trong số các tỉnh được chọn triển khai tiêm phòng vắc xin NEVET-ASFVAC giai đoạn 1 cho heo. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai đã phát sinh một số vấn đề tại thực địa, cần tiếp tục theo dõi.
Không chỉ Bình Định, tại Phú Yên cũng đã ghi nhận hiện tượng heo sốt, heo chết sau khi tiêm vắc xin NAVET-ASFVAC.
Trước đó vào tháng 6-2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố kết quả nghiên cứu, sản xuất thành công vắc xin phòng bệnh dịch tả heo châu Phi (vắc xin NAVET-ASFVAC do Công ty cổ phần Thuốc thú y trung ương Navetco sản xuất).
Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức giám sát việc sử dụng vắc xin NAVET-ASFVAC theo 2 giai đoạn.
Giai đoạn 1 sử dụng 600.000 liều ở diện hẹp, được giám sát chặt chẽ, lấy mẫu đánh giá lưu hành virus vắc xin và đáp ứng miễn dịch bảo hộ.
Giai đoạn 2, sau khi có báo cáo đánh giá kết quả sử dụng 600.000 liều, bộ sẽ xem xét chỉ đạo sử dụng ở phạm vi toàn quốc.
Cá voi xuất hiện ở Bình Định là loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng Ngày 20.8, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Trong 4 ngày vừa qua, các chuyên gia, nhà khoa học từ TP.HCM đã về địa phương này để khảo sát và đưa ra báo cáo chi tiết về sự xuất hiện cá voi ở biển Đề Gi. Theo đó, các chuyên gia, nhà khoa học của Trung tâm...