Hàng chục cửa hàng xăng dầu lắp IC giả, “móc túi” khách hàng
Thanh tra Sở Khoa học & Công nghệ Nghệ An phối hợp công an tỉnh này đã bắt quả tang hàng loạt cửa hàng xăng dầu có thủ đoạn lắp đặt IC giả để lừa dối, bớt xén xăng dầu khối lượng lớn.
Vừa qua Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) phối hợp với Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ (PA71) và Sở KH-CN Nghệ An bắt quả tang hàng chục trạm kinh doanh xăng dầu sử dụng chíp điện tử giả để lừa dối, bớt xén của khách hàng. Bình quân cứ 100 lít xăng dầu bán ra, các “thượng đế” bị móc túi từ 4 đến 11 lít.
Hành vi các chủ doanh nghiệp mua và lắp đặt chíp điện tử (IC) giả gắn vào cột bơm tại các đại lý xăng dầu, bị Ban chuyên án 114C Công an Nghệ An làm rõ, bắt quả tang.
Tại huyện Yên Thành, kiểm tra cửa hàng xăng dầu thị trấn Yên Thành (thuộc XN lương thực Đông Vĩnh, CTy CP Lương thực Thanh Nghệ Tĩnh) do Nguyễn Văn Kiều phụ trách và nhận khoán, điều chỉnh IC giả sai số cột bơm với mức 4,1%. Cửa hàng xăng dầu Thành Tin (thuộc Cty TNHH Long Thành, xã Trung Thành, Yên Thành) gian lận xăng dầu với sai số cột bơm 10%.
Tại DNTN Xăng dầu Tuấn Hải (xã Diễn Đồng, huyện Diễn Châu) do Tăng Đình Tuấn làm chủ, doanh nghiệp đã lắp IC giả, điều chỉnh sai số cột bơm 10%… Nhiều năm qua, hàng chục cây xăng tại địa bàn Nghệ An đã mua, lắp chíp điện tử giả, “ăn bẩn” một khối lượng lớn xăng dầu của khách.
Dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, PGĐ, Thủ trưởng CQCSĐT Công an tỉnh Nghệ An, Ban chuyên án 114C do Đại tá Nguyễn Xuân Thiêm chỉ huy đã mở rộng điều tra, bắt giữ các đối tượng cầm đầu ổ nhóm sản xuất, tiêu thụ IC giả.
Ngày 5/11/2014, Phòng PC46 thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp Nguyễn Sơn Hải (SN 17/10/1973, trú tại xóm 7, xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu), thu giữ 23 chiếc IC các loại nhãn hiệu SEEN. Hải khai mua thiết bị điện tử này của Lê Văn Toán (xã Quỳnh Mỹ, huyện Quỳnh Lưu), trực tiếp lắp đặt cho 6 cửa hàng trên địa bàn Diễn Châu, Yên Thành để họ bớt xén xăng dầu. Ngày 12/11/2014, Lê Văn Toán đến CQĐT tự thú, nộp laptop chạy chương trình cùng một số chíp điện tử giả.
Từ các tài liệu, chứng cứ thu thập được, ngày 15/11/2014, Ban chuyên án thực hiện lệnh bắt khẩn cấp đối với Trần Lê Đức (SN 1979, trú tại quận Tây Hồ, TP Hà Nội) khi y đang di chuyển vào TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Khám xét nhà của Đức tại quận Tây Hồ, thu giữ 1 máy, 1 bộ nạp chương trình IC sai, 112 IC giả.
Tại CQĐT, Trần Lê Đức khai chính y là người sản xuất chương trình IC giả, tiếp tay cho các cửa hàng xăng dầu trục lợi bất chính. Cùng ngày, Phòng PC46 khám xét khẩn cấp đối với Bùi Thế Aí (SN 1969, trú tại khối 12, phường Quang Trung, TP Vinh), thu giữ 78 IC giả các loại. Tại cơ quan điều tra, Ái thừa nhận mua IC giả của Trần Lê Đức và Lê Văn Toán để bán, lắp đặt cho nhiều cửa hàng xăng dầu tại Nghệ An.
Các đối tượng bị bắt giữ cũng thừa nhận tại nhiều địa phương như Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa… không ít cửa hàng xăng dầu đã gắn chíp điện tử giả để móc túi khách hàng.
Để động viên cho chuyên án, chiều ngày 17/11, tại văn phòng CQĐT Công an Nghệ An, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường thay mặt lãnh đạo tỉnh biểu dương, khen thưởng Ban chuyên án 114C đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong đấu tranh, trấn áp tội phạm. Tỉnh Nghệ An thưởng Ban chuyên án 80 triệu đồng.
Một số hình ảnh tại các cửa hàng xăng dầu lắp đặt IC giả do Thanh tra Sở KH-CN Nghệ An thực hiện:
Từ ngày 9/10 – 7/11, Thanh tra Sở KHCN Nghệ An, Phòng PC46, CA Nghệ An cùng phối hợp lập đoàn kiểm tra đã bắt quả tang 11 trạm kinh doanh xăng dầu đang sử dụng IC giả để lừa dối khách hàng. Các trạm bị phát hiện, bắt quả tang rải rác tại 8 huyện, thị xã trên địa bàn Nghệ An.
Video đang HOT
Ngày 4/11, đoàn kiểm tra đã bắt quả tang cửa hàng xăng dầu Cường Hòa (xã Kỳ Tân, huyện Tân Kỳ) do Nguyễn Thế Cường làm giám đốc đã lắp IC giả điều chỉnh sai số cột bơm với mức sai số 5,5%.
Các cửa hàng đã dùng thủ đoạn lắp đặt IC giả trong các bàn phím rất tinh vi, khó phân biệt với IC thật.
Mỗi IC thật chỉ điều khiển chạy được chương trình đúng, còn IC giả do chủ cửa hàng lắp vào có thể chạy được cả 2 chương trình sai và đúng.
Muốn chương trình chạy chương trình sai thì vào mật khẩu là ấn phím P dãy số có 6 con số (do đối tượng bán IC giả ngầm định với chủ doanh nghiệp xăng dầu), sau đó ấn phím E hai lần. Muốn IC trở về chạy chương trình đúng thì chỉ cần ngắt nguồn điện cung cấp cho bàn phím cột bơm hoặc bấm phím số ngầm định.
Cây xăng sau khi kiểm tra phát hiện sai phạm tạm đình chỉ.
Ngày 17/11, Chủ tịch tỉnh Nghệ An Nguyễn Xuân Đường thay mặt lãnh đạo tỉnh thưởng “ nóng” cho ban chuyên án.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Không "quyết" Long Thành, ai gánh được trách nhiệm bỏ lỡ cơ hội?
"Lùi lại 10-20 năm cũng không phải quá dài cho "giấc mơ Long Thành"; "Chậm lại 15-10 năm là cơ hội không còn, ai gánh nổi trách nhiệm đó?"... Những quan điểm đối lập, căng như dây đàn làm nóng phiên thảo luận về việc xây sân bay Long Thành tại Quốc hội chiều 14/11.
"Quyết" Long Thành - cần bản lĩnh, trách nhiệm
Quốc hội trong phiên họp toàn thể tại hội trường. Ảnh: Minh Thanh
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) tâm tư, không thể không băn khoăn khi đã từng đến Nội Bài, Tân Sơn Nhất vì không gian nhỏ hẹp, quá tải, hạn chế và chất lượng phục vụ còn là "một thực tế đáng xấu hổ". Làm một sân bay quy mô xứng tầm chính là mong muốn cho một niềm tự hào sâu xa của mỗi người Việt Nam.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng yêu cầu làm Long Thành dù cần thiết nhưng chưa bức thiết, vẫn với băn khoăn lớn nhất, số tiền "khủng" 7,8 tỷ USD lấy đâu ra. Đồng tình với những phương án huy động vốn Bộ GTVT đề ra nhưng đại biểu nhận định, bối cảnh nợ công hiện nay đã căng, mỗi người dân gánh trên vai hơn 900 USD tiền nợ, áp lực nợ sẽ còn gia tăng thế nào nếu thêm những khoản vay lớn?
"Rót tiền vào 1 dự án quá lớn, khổng lồ như này cần hết sức cân nhắc khi đất nước còn nhiều việc phải lo như tiền lương, đầu tư cho nông thôn. Khi chưa có tiền tăng lương cho những người ngày đêm làm việc vất vả như vậy thì chưa nên đầu tư Long Thành" - ông Nghĩa cho rằng, lùi lại 15-20 năm nữa không phải là quá dài cho việc chuẩn bị để đưa "giấc mơ Long Thành" thành hiện thực.
Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đi thẳng vào băn khoăn về "siêu dự án" khi nợ công ngày càng tăng, gần chạm ngưỡng mất an toàn. Ông Hùng đề nghị làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến dự án.
Vấn đề đại biểu lo hơn cả là hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chứ không băn là khoản tiền phải vay, phải huy động. Ông Hùng lo bài toán kinh tế đang được tính dựa trên dự báo lạc quan quá mức về lượng hành khách có thu hút được (20 triệu hành khách/năm khi xong giai đoạn 1 vào 2025 và 100 triệu hành khách sau giai đoạn 3 vào 2030).
Lo ngại về câu hỏi "tiền đâu" được đại biểu xếp thứ 2 vì con số 164.000 tỷ đồng cần huy động cho giai đoạn 1, trong đó có 24.000 tỷ đồng vốn ngân sách. Nhưng theo ông Hùng, phần vốn ODA mà Chính phủ cho doanh nghiệp vay lại thì vẫn buộc phải tính vào nợ công và nợ quốc gia.
Dẫn lại 2 ví dụ về các quyết định đặt ra ở tầm quốc gia là việc Quốc hội quyết định không thông qua dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam năm 2010, việc Chính phủ quyết định rút đăng cai ASIAD đều được dư luận hoan nghênh, đánh giá cao, ông Hùng cho rằng, "quyết" Long Thành cũng cần đứng trên tinh thần trách nhiệm, bản lĩnh như vậy.
Long Thành đứng trước cơ hội của Tân Sơn Nhất mấy chục năm trước
Đối lại những quan điểm can gián, hướng ý kiến "bạo tay" lại đánh giá Long Thành là một cơ hội lớn không thể buông tay, không thể chậm hơn.
Đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) xác nhận, "bấm nút" cho Long Thành sẽ là một quyết định khó khăn vì áp lực nợ công đang rất khó khăn hiện nay, sẽ phải trả giá nếu đầu tư mà không hiệu quả nhưng không làm thì khi sân bay Tân Sơn Nhất quá tải trong một tương lai "nhãn tiền" mà lại kéo lùi, làm Long Thành chậm lại 10-20 năm thì cũng không ai gánh nổi trách nhiệm đó.
Là một người tham gia xây dựng quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía nam từ những năm 1990, ông Lịch cho biết, khi đó, nhận định khu vực này cần thêm một sân bay quốc tế thứ 2 với quy mô xứng đáng đã đặt ra. Vì vậy, UBND TPHCM đã có cả văn bản ủng hộ chủ trương xây dựng sân bay Long thành vì Tân Sơn Nhất đã đến lúc không chịu nổi áp lực.
Câu hỏi cần giải đáp, theo ông Lịch là có khả năng cải tạo để Tân Sơn Nhất nâng công suất được lên lên 40-45 triệu khách/năm (cao gấp 1,5-2 lần công suất thiết kế) hay không. Công thức chung là với diện tích 1000ha như Tân Sơn Nhất, có thể chịu tải đến 30 triệu khách nhưng thực tế địa hình tại sân bay này hiện đã "bó tay", nhất là với yêu cầu làm thêm đường băng với khoảng cách đủ rộng để đảm bảo có 2 làn đường cất, hạ cánh có thể khai thác song song.
Đại biểu Trần Du Lịch: "Bấm nút cho Long Thành là một quyết định khó khăn". Ảnh: Minh Thanh
Ở đây, Tân Sơn Nhất "tắc" cả về hướng không lưu cũng như khả năng cải tạo trên mặt đất. Vậy nên vấn đề xây dựng sân bay thứ 2 không phải là chuyện trả lời câu hỏi cần hay không cần nữa mà đã là việc bất khả kháng, không làm không "gỡ" được bài toán cho phát triển.
Cũng không bi quan về hướng giải quyết vốn cho dự án, ông Lịch lại đề nghị tính toán thêm về quy mô của Long Thành. Đại biểu góp ý, sân bay trung chuyển quốc tế là mơ ước, là phương án tối ưu nhưng không nên để dư luận băn khoăn về việc làm sân bay trung chuyển kiểu "đếm cua trong lỗ".
Đại biểu Nguyễn Văn Bình (Hải Phòng) cũng gạt bỏ lo lắng về vốn đầu tư. Dẫn chứng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dù chưa đầu tư xong, chưa đưa vào hoạt động đã bán được 70% cho nhà đầu tư nước ngoài, sân bay Phú Quốc vừa "chào hàng" cũng đã bán được 49%, ông Bình quả quyết, không thiếu phương án "gỡ" bài toán vốn đầu tư cho Long Thành.
Trung tướng Bế Xuân Trường - Phó Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam (đại biểu Bắc Kạn) phân tích thêm về khả năng khai thác thêm sân bay quân sự Biên Hòa. Theo ông Trường, vì nằm trong vành đai các căn cứ quân sự nên Biên Hòa không thể mở rộng. Sân bay này cũng tương tự Tân Sơn Nhất, nằm lọt trong lòng thành phố. Đây lại là một vị trí an ninh trọng yếu, là nơi cất cánh gần nhất để chi viện cho biển đảo, đặc biệt là Trường Sa nên yêu cầu sử dụng cho mục đích quân sự phải là ưu tiên số một.
Trong khi đó, Long Thành là vị trí thuận tiện nhất, từ đây đi Trung Đông, Đông Nam Á, Bắc Á, Châu Mỹ, Châu Úc đều tiện. Cũng giống như vị thế là hòn ngọc viễn đông của Sài Gòn trước đây khi làm Tân Sơn Nhất nhưng thành phố này đã bỏ lỡ thời cơ để có một sân bay tầm cỡ, tướng Trường đánh giá, Long Thành trở thành địa điểm thay thế đáp ứng đầy đủ yêu cầu để làm một sân bay quốc tế hiện đại.
Cũng so sánh với những dự án lớn từng đặt Quốc hội trước quyết định khó khăn nhưng Phó Tổng tham mưu trưởng nhắc tới đường dây 500KV Bắc - Nam, thủy điện Sơn La - những quyết định đột phá trong lịch sử để nhắc nhở về cơ hội của Long Thành. Theo ông Trường, quyết định xây dựng sân bay này nếu được đưa ra 5-10 năm trước thì đến nay đã có thể dùng ngay được, sẽ tránh được việc đầu tư 7 sân bay quốc tế nhưng đều chỉ ở quy mô "tin hin" hiện nay.
"Quyết làm Long Thành thời điểm này đã là muộn mà nếu tiếp tục để lùi lại 5-10 năm nữa thì thời cơ sẽ mất hẳn, không còn nữa" - tướng Trường cảnh báo.
P.Thảo
Theo Dantri
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị "quyết" ngay việc làm sân bay Long Thành Báo cáo tập hợp ý kiến thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phiên họp tổ đại biểu Quốc hội 10 ngày trước của đoàn thư ký kỳ họp cho thấy, Long Thành nhận được nhiều "phiếu thuận" hơn "phiếu trống". Trước phiên thảo luận toàn thể tại hội trường vào chiều nay,...