Hàng chục bè cá bị cuốn trôi vì thông báo xả lũ muộn
Hồ thủy lợi Phú Ninh (Quảng Nam) xả lũ lúc 7h nhưng 2 tiếng sau chính quyền mới nhận được thông báo khiến nhiều người nuôi cá lồng bè trở tay không kịp, mất hàng trăm triệu đồng.
Cách đây 5 tháng, ông Lực, chủ nuôi cá lồng trên sông Tam Kỳ, TP Tam Kỳ (Quảng Nam) đầu tư thả 400.000 con cá vào 20 lồng. Nay chưa đến kỳ thu hoạch nhưng ông cùng người thân vẫn đội mưa bán tháo nhằm vớt vát ít vốn bỏ ra.
“Nếu không thu hoạch sáng ngày mai, cá trong lồng không còn một con sống sót. Kiếm được đồng nào hay đồng nấy, còn để thì trắng tay”, ông Lực nói và thông tin mấy ngày nay có mưa lớn lưu lượng nước chảy vừa phải, sáng nay bỗng dưng nước chảy mạnh do hồ Phú Ninh xả lũ khiến môi trường thay đổi, nhớt trên mình cá không còn nên cá bị chết.
Theo ông Lực, những năm trước mỗi khi xả lũ phía thủy điện sẽ thông báo trên loa đài để người dân dân di chuyển lồng bè, nhưng đợt này họ không báo khiến dân thiệt hại lớn. Số cá của ông phải bán tống bán tháo nên bị thương lái ép còn nửa giá so với thông thường. Tính ra thiệt hại khoảng vài trăm triệu đồng.
Người dân thu hoạch cá bán với giá rẻ. Ảnh: Sơn Thủy
Anh Vương Thành Trung, ở phường An Sơn, TP Tam Kỳ nuôi 30 lồng cá thì bị nước cuốn trôi 29 lồng ra giữa sông. Có hơn 100.000 con cá các loại như diêu hồng, ba sa đã bị nước cuốn, mất hàng trăm triệu đồng.
Theo anh Trung, hai ngày qua có mưa, nước sông lên nhưng không đột ngột. “Họ xả lũ mà không thông báo cho dân để chuẩn bị di chuyển các lồng bè cá vào gần bờ giảm thiệt hại. Hàng chục tấn cá đang trong thời kỳ thu hoạch để bán cho thương lái thì bỗng chốc bị cuốn phăng, ước thiệt hại hàng trăm triệu đồng”, anh Trung nói và cho hay không chỉ riêng gia đình anh mà nhiều gia đình khác nuôi cá lồng đều thiệt hại rất lớn.
Ông Đỗ Văn Minh, Trưởng phòng Kinh tế TP Tam Kỳ cho biết, khoảng 9h sáng 1/12, ông mới nhận được thông báo xả lũ từ đơn vị quản lý, vận hành hồ Phú Ninh. Trong đó văn bản được ký lúc 19h ngày 30/11 thông báo xả lũ lúc 7h ngày 1/12 với lưu lượng 180-600 m3/s. “Đơn vị thông báo vào trang nội bộ mà không hề điện thoại cho các địa phương nên không biết để thông báo đến người dân”, ông Minh nói.
Video đang HOT
Lồng cá của anh Trung bị nước cuốn ra giữa sông. Ảnh: Sơn Thủy
Giám đốc công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Quảng Nam Võ Đình Niên (đơn vị quản lý hồ thủy lợi Phú Ninh) cho hay đã xả lũ cách đây 3 ngày. Trước mùa mưa lũ, đơn vị đã họp với những hộ nuôi cá lồng trên sông Tam Kỳ và hai bên đã cam kết khi nào có lũ thì bà con tự động dọn và bảo vệ. “Việc xả lũ do Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh quyết định, còn đơn vị đã thông báo cho bà con”, ông Niên nói.
Trong diễn biến khác, ông Lê Trí Thanh, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão hồ Phú Ninh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, việc xả lũ hồ Phú Ninh có quy trình. Khi xả lũ phải thông báo trước 4 giờ. “Tôi đang đi công tác nên chưa nắm được nội dung”, ông Thanh thông tin.
Sơn Thủy
Theo VNE
7 giờ xả lũ, 9 giờ mới nhận thông báo, dân khốn đốn
Nhiều hộ nuôi cá lồng bè trên sông Tam Kỳ của tỉnh Quảng Nam bị thiệt hại nặng do không nhận được thông báo xả lũ.
Ngày 1-12, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè dọc sông Tam Kỳ qua TP Tam Kỳ và huyện Núi Thành của tỉnh Quảng Nam bức xúc phản ánh việc hồ Phú Ninh xả lũ không thông báo khiến họ bị thiệt hại nặng.
Có mặt tại bè nuôi cá của gia đình ông Ung Tấn Lịch (60 tuổi, thôn Phú Bình, xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành), phóng viên ghi nhận gia đình ông Lịch phải đội mưa gấp rút vớt vát số cá trong lồng bè để bán cho thương lái.
Gia đình ông Lịch đội mưa vớt cá bán cho thương lái
Ông Lịch cho biết thông thường khi hồ Phú Ninh xả lũ gia đình ông sẽ được thông báo từ sớm để chủ động ứng phó nhưng đợt mưa lũ này gia đình ông hoàn toàn không hề biết thông tin gì, mãi cho đến khi thấy nước sông dâng nhanh và chảy xiết thì ông đoán là do xả lũ.
Do nước lớn nên toàn bộ cá trong bè của gia đình ông bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong sáng 1-12, gia đình đã vớt được hơn 1 tấn cá để bán cho thương lái. "Gia đình tôi có 20 bè nuôi cá diêu hồng với khoảng 15 tấn cá. Nước chảy xiết như thế này nếu không bán thì ngày mai cá sẽ chết hết. Giờ mình phải bán tống bán tháo nên bị thương lái ép còn nửa giá so với thông thường. Tính ra thiệt hại khoảng vài trăm triệu đồng" - ông Lịch buồn bã nói.
Gia đình ông Lịch bức xúc vì không hề nhận được thông báo xả lũ
Trưa 1-12, nhiều hộ dân nuôi cá lồng bè trên sông Tam Kỳ đoạn qua phường An Sơn (TP Tam Kỳ) cũng tập trung lại giúp đỡ anh Vương Thành Trung (32 tuổi, ngụ phường An Sơn) dùng dây thường níu giữ lồng bè bị trôi ra giữa sông. Anh Trung cho biết sáng 1-12, nước từ sông Tam Kỳ chảy về rất lớn khiến toàn bộ 30 lồng bè của gia đình anh bị trôi. Hơn 100.000 con cá các loại như diêu hồng, ba sa đã bị trôi theo dòng nước, ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng.
Anh Trung cho rằng nước lớn như thế này chắc chắn do hồ Phú Ninh xả lũ. Tuy nhiên, anh và các hộ nuôi cá ở gần đó không hề nhận được thông báo xả lũ nên mới bị thiệt hại nặng như vậy.
Bè cá của anh Trung bị trôi ra giữa sông
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động qua điện thoại, ông Nguyễn Anh Quân, Chủ tịch UBND xã Tam Xuân 1, cho biết hồ Phú Ninh xả lũ từ 7 giờ sáng 1-12 nhưng đến 9 giờ sáng cùng ngày thì địa phương mới nhận được thông báo, sau đó xã mới đi thông báo lại cho người dân.
Ông Đỗ Văn Minh, Trưởng phòng Kinh tế TP Tam Kỳ, cũng cho biết đến 9 giờ sáng 1-12, ông mới nhận được thông báo xả lũ từ Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Quảng Nam(gọi tắt là Công ty Thủy lợi Quảng Nam), đơn vị quản lý hồ Phú Ninh. Tuy nhiên, theo văn bản mà ông Minh cung cấp cho chúng tôi thì thông báo của Công ty Thủy lợi Quảng Nam ký lúc 19 giờ ngày 30-11.
Người dân dùng dây thừng để níu giữ bè cá
Nội dung thông báo cho biết tại lưu vực hồ Phú Ninh có lượng mưa khá lớn, khoảng 171 mm khiến mực nước hồ tăng nhanh. Chính vì thế, công ty tiến hành điều tiết tăng lưu lượng xả lũ hồ Phú Ninh qua tràn sâu. Thời gian xả lũ từ 7 giờ ngày 1-12 cho đến khi có thông báo mới, lưu lượng xả khoảng từ 180 m3/s đến 600 m3/s.
Giải thích về vấn đề này, ông Minh cho biết Công ty Thủy lợi Quảng Nam gửi thông báo vào trang nội bộ mà không hề điện thoại báo cho các địa phương nên địa phương không hề hay biết. "Chúng tôi mới ký quy chế phối hợp xả lũ vào ngày hôm qua. Đáng ra khi thông báo xả lũ thì phải gọi điện chứ đưa lên trang nội bộ thì ai mà biết được. Nói chung là giữa các bên đã phối hợp không tốt với nhau, tôi đã báo cáo lên trên để chấn chỉnh tình trạng này" - ông Minh nói và cho biết TP chưa ghi nhận thiệt hại từ các hộ dân và sẽ cho kiểm tra thông tin về việc các lồng bè bị trôi.
Chiều 1-12, chúng tôi đã liên hệ với ông Huỳnh Hoàng, Phó giám đốc Công ty Thủy lợi Quảng Nam để nắm thêm thông tin nhưng ông Hoàng cho biết đang bận họp và nói phóng viên nhắn tin. Tuy nhiên, khi chúng tôi nhắn tin thì không thấy ông Hoàng phản hồi.
Theo Tr.Trường (Người lao động)
Thủy điện xả lũ, hàng nghìn hecta rau ở Lâm Đồng bị nhấn chìm Thủy điện Đa Nhim trên hệ thống sông Đồng Nai bắt đầu xả lũ khiến hàng nghìn hecta rau ở huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) chìm trong biển nước. "Thủ phủ" rau Đơn Dương chìm trong biển nước do thủy điện Đa Nhim xả lũ. Ảnh: Thái Hà Chiều 4/11, do thủy điện Đa Nhim tiếp tục xa lu xuống hạ lưu đã...