Hãng chip lớn nhất Trung Quốc sắp rút khỏi sàn chứng khoán Mỹ
Công ty sản xuất chip điện tử hàng đầu Trung Quốc chuẩn bị chuẩn bị hủy niêm yết trên sàn chứng khoán NASDAQ của Mỹ.
Ảnh minh họa.
Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) là hãng chip bán dẫn lớn nhất của Trung Quốc, chuyên sản xuất mạch tích hợp cho các đối tác như Qualcomm, Broadcom, Texas Instruments. Công ty đã thu về 746,7 triệu USD lợi nhuận trong năm 2018, với doanh thu 3,36 tỷ USD. Tuy nhiên trong quý đầu năm nay, doanh thu của hãng giảm 19% so với cùng kỳ năm trước.
Theo thông tin từ Tech Crunch, ngày 24/5 công ty này cho biết đã chuẩn bị các thủ tục để hủy niêm yết trên NASDAQ vào ngày 3/6, chính thức rút khỏi sàn giao dịch New York sau 15 năm tham gia.
SMIC được hỗ trợ bởi chính phủ Trung Quốc cùng nhiều cổ đông nhà nước, tương lai sẽ tập trung vào sàn giao dịch tại Hong Kong. Tuy nhiên, vẫn sẽ có lựa chọn giao dịch cho những nhà đầu tư giữ cổ phiếu ADR (chứng chỉ tín thác Mỹ).
Video đang HOT
Trong hồ sơ gửi lên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, nơi SMIC có cổ phiếu niêm yết, doanh nghiệp Trung Quốc cho hay khối lượng giao dịch tại Mỹ thấp, chi phí duy trì niêm yết cao, nhiều báo cáo và luật liên quan là lý do dẫn đến quyết định hủy niêm yết.
Một phát ngôn viên của công ty nói với CNBC, SMIC từ lâu đã muốn hủy niêm yết trên NASDAQ, và điều này hoàn toàn không hề liên quan đến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra rầm rộ. Ngoài ra, việc rút khỏi thị trường chứng khoán Mỹ cũng đòi hỏi sự chuẩn bị lâu dài.
Việc hủy niêm yết dự kiến diễn ra sau ngày 13/6. Giao dịch chứng khoán ở Mỹ của nhà sản xuất chip sẽ chuyển sang thị trường giao dịch ngoài quầy (over the counter). Hội đồng quản trị doanh nghiệp đã phê duyệt đề xuất, dù SMIC vẫn cần sự cho phép từ Ủy ban Chứng khoán và Sàn Giao dịch Mỹ (SEC).
Các nhà đầu tư khá bất ngờ trước thông tin này. Cổ phiếu hãng hạ 4,3% xuống còn 8,42 đô la Hồng Kông kết ngày giao dịch 24/5. Việc Huawei lọt vào danh sách đen của nhà cầm quyền Mỹ đã khiến công ty này chịu sự ngoảnh mặt của cả ARM, Qualcomm, Intel và Google. Do đó, dù muốn hay không, hành động của SMIC càng xát muối thêm vào mối quan hệ giữa Mỹ và ngành công nghệ Trung Quốc.
Động thái của SMIC đến ngay lúc Washington vừa đẩy mạnh nỗ lực cắt đứt Trung Quốc khỏi công nghệ Mỹ trong khi đàm phán thương mại Mỹ – Trung vẫn bế tắc.
Bá Di (Tổng hợp)
Theo nguoiduatin.vn
Chỉ số S&P 500 ghi dấu ấn bảy phiên tăng liên tiếp
Diễn biến xung quanh đàm phán thương mại Mỹ-Trung và các số liệu mới về tình hình kinh tế thế giới là những nhân tố chính chi phối thị trường thị trường chứng khoán Mỹ tuần này.
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: THX/ TTXVN
Chỉ số S&P 500 đã trở thành "ngôi sao" trên Phố Wall, nhờ số liệu khả quan về thị trường lao động Mỹ.
Khép lại phiên cuối tuần, chỉ số này ghi dấu bảy phiên tăng liên tiếp, chuỗi tăng dài nhất kể từ tháng 10/2017.
Trong phiên giao dịch đầu tuần (1/4), chứng khoán Mỹ nối dài đà tăng mạnh từ cuối tuần trước, khi giới đầu tư lạc quan về số liệu kinh tế vượt mong đợi của Trung Quốc và Mỹ.
Thống kê cho thấy lĩnh vực chế tạo của Trung Quốc và Mỹ tăng trưởng tích cực hơn so với dự đoán. Bên cạnh đó, tâm lý lạc quan xung quanh các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc cũng là yếu tố tích cực đối với các thị trường.
Sau khi biến động trái chiều trong phiên giao dịch 2/4, Phố Wall đồng loạt tăng điểm trong phiên 3/4 với những nhận định khá lạc quan về cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Các nhà phân tích đã viện dẫn thông tin được đăng tải trên tờ The Financial Times cho biết Mỹ và Trung Quốc đã giải quyết được hầu hết các vấn đề.
Giới quan sát cũng đưa ra những nhận định khá lạc quan về cuộc đàm phán giữa Washington và Bắc Kinh, cho rằng hai bên đang tiến gần hơn tới một thỏa thuận thương mại có thể giúp tránh được các mức thuế quan cao hơn.
Tới phiên giao dịch ngày 4/4, chứng khoán Mỹ trở lại diễn biến trái chiều giữa lúc các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Washington diễn ra khá suôn sẻ, song vẫn chưa đạt được kết quả cụ thể như kỳ vọng của giới đầu tư.
Mặc dù tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ lạc quan khi cho rằng các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ khép lại trong vòng bốn tuần hay thậm chí là hai tuần tới khi khẳng định hai bên đang tiến "rất gần đến một thỏa thuận" và "tiến bộ đang đạt được với tốc độ rất nhanh chóng", song giới đầu tư đã kỳ vọng vào việc thông báo ngày cụ thể về cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm khép lại cuộc chiến thương mại hiện đã kéo dài chín tháng này.
Ngoài ra, vụ ly hôn giữa nhà sáng lập Amazon Jeff Bezos và vợ MacKenzie, người nắm giữ 25% cổ phần của tập đoàn công nghệ này với trị giá 36 tỷ USD, cũng tác động tới thị trường.
Trong phiên cuối tuần (5/4), Phố Wall bừng sắc xanh, giữa bối cảnh số liệu khả quan về thị trường lao động Mỹ giúp xoa dịu những lo ngại về sự giảm tốc của nền kinh tế. Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 40,36 điểm (0,15%) lên 26.424,99 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 13,35 điểm (0,46%) lên 2.892,74 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 46,91 điểm (0,59%) lên 7.938,69 điểm.
Bộ Lao động Mỹ cho biết trong tháng Ba số việc làm trong lĩnh vực phi nông nghiệp Mỹ tăng 196.000, vượt mức dự báo tăng 18.000 của các nhà phân tích trước đó.
Số liệu trong tháng Hai cũng được điều chỉnh tăng 33.000 việc làm, so với con số đưa ra trước đó là 20.000 việc làm, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 9/2017./.
Trà My (Tổng hợp)
Theo bnews.vn
Ba chỉ số chính sụt giảm kéo chứng khoán Mỹ vào tuần ảm đạm Thị trường chứng khoán Mỹ đã chứng kiến một tuần ảm đạm, với việc cả ba chỉ số chính đều sụt giảm, giữa bối cảnh chính sách lãi suất tại Mỹ và sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu tác động đến tâm lý. Các giao dịch viên tại sàn giao dịch chứng khoán ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN Thị trường...