Hàng Bồ
Hàng Bồ là một đường phố độ dài trung bình: 272 mét, đi từ phố Hàng Ngang đến phố Hàng Thiếc.
Phố này thuộc đất thôn Xuân Hoa (đoạn phía đông) và thôn Nhân Nội (đoạn phía tây), tổng Tiền Túc huyện Thọ Xương cũ.
Phố Hàng Bồ có hai đoạn: một đoạn ngắn ở phía đông; từ ngã tư Hàng Đào – Hàng Ngang đến ngã tư Hàng Cân – Lương Văn Can; một đoạn dài ở phía tây, đây mới là đoạn chính của phố Hàng Bồ. Đoạn ngắn giáp Hàng Đào – Hàng Ngang trước kia có tên là phố Hàng Dép.
Mặt phố bên trái, số lẻ, là những căn nhà hẹp và bé, xây áp vào tường nhà của phố Hàng Đào, lòng nhà chỉ đủ chỗ cho mấy bà bán hàng ngồi, trên tường chung quanh chỗ ngồi treo la liệt guốc dép: guốc gỗ mộc, guốc gỗ sơn, guốc Sài Gòn, dép quai ngang, déo cong, dép hạ. Chỗ này chỉ bày hàng bán, tối đóng cửa, người bán hàng về nhà riêng, phần đông ở Nội Miếu hay phía sau Hàng Bạc cạnh hồ Sao Sa. Những năm về sau guốc dép ít người mua, mấy cửa hàng nhỏ hẹp bán giày dép này có lẫn cả cửa hàng chữa đồng hồ, cắt tóc, dù là cửa hàng gì thì cũng chỉ đủ chỗ cho bày một chiếc tủ kính nhỏ của thợ đồng hồ hay chiếc ghế bành gỗ và cái gương treo tường trên một giá con bày dao kéo lược.
Mặt phố bên phải, số chẵn, có nhiều cửa hàng diện tích rộng hơn phía bên số lẻ, những căn nhà tựa lưng vào ngôi nhà phố Hàng Ngang, không đủ đất làm sân sau. Đoạn phố này có những cửa hàng bán giày, những chủ cửa hiệu làm đồ da kiểu mới phục vụ khách hàng ăn mặc theo mốt mới. Cửa hàng kê tủ kính ra trước cửa, bày bán các loại giày phụ nữ.
Video đang HOT
Ở chỗ này có cửa hàng đóng và bán giày tây da đủ loại. Xen lẫn với những cửa hàng giày dép, ở cả hai mặt phố giáp ngã tư Hàng Cân có những cửa hàng không lớn lắm, những nhà sản xuất và bán các loại hương nén, hương vòng.
Cứ đến những ngày giáp Tết, chỗ đầu Hàng Bồ này, dọc mấy bức tường cạnh của ngôi nhà Hàng Ngang, trông sang dãy cửa hàng của người Tàu sản xuất, tranh và pháo nhập của Hương Cảng. Người Việt Nam ta không chuộng tranh Tàu nên tranh chỉ bán cho người Tàu là chính, còn ta chỉ đứng xem. Do tính chất nhỏ hẹp của cửa hàng buôn bán, đoạn phố Hàng Bồ có tên Hàng Dép thời ấy không có nhiều sự thay đổi. Những cửa hàng nhỏ tồn tại mãi sau này mới có một số nhà làm lại, có gác to rộng hơn trước (đoạn gần ngã tư Hàng Cân).
Đoạn phố Hàng Bồ phần phía Tây có đặc điểm là có nhiều hiệu lớn. ở đoạn này thay đổi nhanh chóng, chỉ trong vòng vài chục năm đầu thế kỷ 20, từ một phố mang tên Hàng Bồ, tức là có nhiều nhà làm nghề đan bồ, nứa bán, một phố có nghề thủ công nhỏ như những phố cạnh đó, sau dần trở thành một phố có nhiều cửa hiệu buôn lớn. Khác với phố Hàng Cân, Thuốc Bắc, ở phố Hàng Bồ có nhiều lô đất trên là nhà cũ được người có tiền mua lại, gộp mấy mảnh với nhau để xây dựng những ngôi nhà lớn.
Khi người Pháp mới đánh chiếm Hà Nội, phố Hàng Bồ vốn có đông gia đình người Việt Nam ngụ đã lâu đời. Họ là những gia đình giàu có. Sau này có nhiều người Việt Nam ở nơi khác và thêm người Tàu gốc Thiều Châu tỉnh Phúc Kiến mua nhà mở cửa hiệu lớn và buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau. Một nét đặc biệt mà những người thường tham gia thơ trên mục Cười của 24H hẳn rất thích, đó là trước năm 1945, cứ vào dịp gần tết là các ông đồ lại bày mực tàu giấy đỏ viết chữ cho dân treo ngày tết.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hàng Bạc
Phố dài 280 mét, kéo dài từ Hàng Mắm đến đoạn nối với Hàng Ngang, Hàng Đào.
Phố được hình thành từ thế kỷ 18. Đời Hậu Lê chỗ này là đất thuộc giáp Nỗ Hạ phường Đông Các; đến nửa đầu thế kỷ 19 là đất các thôn Đông Thọ và Dũng Hãn, thuộc tổng Hữu Túc; sang giữa thế kỷ 19 thì hai thôn sát nhập với nhau làm một gọi thôn Dũng Thọ, thuộc tổng Đông Thọ.
Đoạn đầu từ ngã ba phố Mã Mây và ngã ba Hàng Bè đến ngã tư Tạ Hiện - Định Liệt. Khúc này đa số những nhà là nhà cổ, nhà nào có gác thì là gác "chồng diêm", tức là nhà thấp, gác xép, cửa sổ nhỏ trông xuống đường; nhiều nhà kiến trúc theo lối ta xưa còn tồn tại; lác đác xen lẫn những nhà được cải tạo lại theo kiểu mới hơn; có nhà được xây hẳn lại mới, cao ráo, có gác.
Dân ở đoạn đầu phía đông Hàng Bạc một phần là người bản địa, một số làm nghề bán hàng cơm chứa trọ (họ ở lan cả sang đầu phố Mã Mây và ngõ Phất Lộc), vì chỗ đó ngày xưa giáp bến sông, thuyền mành cập bến dỡ hoặc ăn hàng, chủ mành ở lại lâu phải có chỗ trọ; và một phần dân phố là người làng Trâu Khê (huyện Bình Giang - Hải Dương) ra Thăng long làm nghề đúc bạc và đổi tiền.
Nghề vàng bạc ở đây do Lưu Xuân Tín, người làng Trâu Khê, làm thượng thư bộ Lại triều Lê Thánh Tông (1460-1497) được nhà vua cho phép mở lò đúc bạc thành nén cho triều đình; ông đem người trong họ hàng và nguời làng ra Thăng Long mở phường đúc bạc. Trường đúc ở số nhà 58 Hàng Bạc.
Có hai nơi là chỗ tiếp các quan trên đến giao bạc để đúc và nhận bạc nén, đó là Trương Đình (đình trên) nay là số nhà 50 Hàng Bạc, và Kim Ngân đình (đình dưới) ở số nhà 42; đình thờ thần Hiên Viên là "ông tổ bách nghệ".
Người làng Châu Khê ra Thăng Long khá đông, họ cần có nơi sinh hoạt chung, nên đã mua đất thờ vọng thành hoàng làng, đất ấy ở thôn Hài tượng. Trong ngõ Hài tượng hiện còn một ngôi đền mang chữ "Trâu khê vọng từ", còn gọi là Nội Miếu. Người Trâu Khê giữ tập quán tổ chức phe giáp phỏng theo phe giáp làng gốc (tên giáp là: Nhất - Nhị - Đông - Tây Xuyên - Trung), hàng năm mở hội hè đình đám.
Người Châu Khê làm nghề đúc bạc và kiêm cả nghề đổi tiền. Đoạn phố này ở gần bến sông, tiện cho thuyền bè xuôi ngược buôn bán; họ đổi tiền kẽm lấy bạc nén bạc vụn tiện mang đi xa, nhất là những lái buôn đem vốn đi cất hàng, hoặc đổi bạc nén lấy đồng tiền kẽm cho những người đi mua vặt. Đầu đời Nguyễn, trường đúc bạc bị giải thể, việc đúc bạc nén triều đình giao cho trường đúc Huế; Hàng Bạc vẫn còn giữ nghề đổi bạc. Đến khi người Pháp chiếm Hà Nội, theo nghề nghiệp từng phường, đã gọi phố này là Rue des Changeurs (Phố những người đổi bạc).
Đoạn cuối phố ở phía tây, từ ngã tư Tạ Hiện - Đinh Liệt đến ngã tư Hàng Đào - Hàng Bồ là nơi tập trung của người làng Định Công di cư ra Thăng Long cũng làm nghề vàng bạc. Họ là những người thợ kim hoàn, tức là nhận đặt làm những đồ nữ trang như khuyên vàng, xã tích bạc, vòng xuyến, hoa, hột bằng vàng, khánh, vòng bạc cho trẻ con. Những người nhiều vốn vừa làm hàng, vừa mua vừa bán ra các đồ vàng bạc; người không có vốn nhận làm thuê lấy tiền công.
Ngày nay chúng ta có thể thấy nhiều thú lạ, cây cỏ độc đáo có thật hoặc... dùng Photoshop chế ra, nhưng nếu biên tập viên mục Tranh vui của 24H có mặt tại Hàng Bạc vào thời ấy cũng săn được rất nhiều ảnh độc đáo để bình luận vui vui. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc: Trong thời Pháp thuộc, Hàng Bạc có nhà số 74 là nhà của cô Bé Tí, chuyên làm mối cho Tây tìm vợ ta. Nhưng Bé Tí (mất năm 1941) lại nổi tiếng hơn với một vườn thú mini với các loài thú lạ: Gà 4 chân, lợn 2 mõm... do vợ chồng nhà một chú lùn xinh xắn gác cửa. Nhà Bé Tí đối diện với rạp Chuông Vàng bây giờ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Hà Nội "khoác áo" ngày 8/3 Trong cơn "bão giá" nhưng ngày 8/3, Hà Nội vẫn tràn ngập hoa, quà trên các phố phường. Tại các cửa hàng hoa, lưu niệm nhiều người phải chen chân mới mua được món quà ưng ý tặng chị em phụ nữ. Ngay từ chiều qua, ngày 7/3, những cửa hàng hoa "di động" đã mọc khắp hai bên vỉa hè tuyến đường...