Hãng bia Nhật cắt hợp tác với công ty quân đội Myanmar
Hãng bia Kirin của Nhật Bản tuyên bố chấm dứt hợp tác liên doanh với tập đoàn thuộc sở hữu của quân đội Myanmar sau cuộc đảo chính.
“Trong tình hình hiện tại, chúng tôi không còn lựa chọn nào ngoài chấm dứt quan hệ liên doanh với MEHL, công ty cung cấp dịch vụ quản lý quỹ phúc lợi cho quân đội Myanmar”, hãng bia Nhật Bản Kirin hôm nay thông báo.
Kirin là cổ đông lớn trong hai công ty Bia Myanmar và Bia Mandalay liên doanh với MEHL, tập đoàn có nhiều hoạt động kinh doanh trải rộng khắp Myanmar. Kirin nắm cổ phần kiểm soát Bia Mandalay năm 2017 sau khi bỏ ra 4,3 triệu USD. Công ty cũng đầu tư hơn 500 triệu USD vào Bia Myanmar năm 2015.
Bia Myanmar là thương hiệu nổi tiếng Myanmar, chiếm thị phần gần 80%, theo số liệu do Kirin công bố năm 2018.
Kirin gây chú ý trong thời gian dài vì quan hệ với các nhà máy bia thuộc sở hữu của quân đội Myanmar. Hồi tháng 1, hãng thông báo kết thúc cuộc điều tra “không có kết quả” về việc liệu doanh thu từ hoạt động liên doanh của họ có tài trợ cho các hành vi bị cáo buộc là “vi phạm nhân quyền” ở Myanmar hay không .
Người dân Myanmar phản đối quân đội đảo chính trước cổng Đại học Y Mandalay, thành phố Mandalay, Malaysia, hôm 4/2. Ảnh: Reuter
Kirin khởi động cuộc điều tra sau áp lực từ nhiều nhóm nhân quyền và thanh tra Liên Hợp Quốc về cách Myanmar đối xử với người dân tộc thiểu số Rohingya. Myanmar bị cáo buộc tội “diệt chủng” ở tòa án Liên Hợp Quốc sau khi quân đội nước này bị tố cáo đàn áp người Hồi giáo Rohingya năm 2017, buộc hàng trăm nghìn người phải chạy sang Bangladesh tị nạn. Myanmar phủ nhận cáo buộc diệt chủng.
“Hiện chúng tôi chưa có kế hoạch rời khỏi Myanmar”, phát ngôn viên của Kirin cho biết. “Chúng tôi hy vọng tìm được hướng đi cho phép tiếp tục đóng góp cho Myanmar”.
Công ty muốn tìm đối tác khác hoặc mua lại cổ phần của MEHL. Hoạt động kinh doanh tại Myanmar của Kirin đem lại doanh thu 309 triệu USD năm tài chính 2019-2020, chiếm chưa tới 2% tổng doanh thu hàng năm của công ty.
Quân đội Myanmar tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng sáng 1/2, vài giờ trước cuộc họp đầu tiên của quốc hội mới được bầu từ cuộc tổng tuyển cử tháng 11/2020, trong đó đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD) của bà Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cáo buộc đã xảy ra gian lận bầu cử, buộc họ phải quyết định “hành động theo luật pháp”.
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và EU đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. Trung Quốc trong khi đó kêu gọi cộng đồng quốc tế không “làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar”.
Trong khi đó, một số quốc gia thành viên ASEAN như Thái Lan, Campuchia và Philippines khẳng định việc quân đội bắt bà Suu Kyi và giành quyền lực là “vấn đề nội bộ của Myanmar”.
Dân Myanmar xuống đường biểu tình phản đối đảo chính
Một nhóm cư dân ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, xuống đường hô khẩu hiệu và giơ biểu ngữ phản đối đảo chính quân sự.
Theo video và hình ảnh trên mạng xã hội, hàng chục người Myanmar hôm nay tập trung bên ngoài Đại học Y Mandalay, giơ cao biểu ngữ "nhân dân biểu tình chống đảo chính quân sự". Đám đông biểu tình cũng hô vang: "Các lãnh đạo của chúng tôi đã bị bắt, hãy trả tự do cho họ, ngay lập tức".
Quân đội Myanmar hôm 1/2 đã đột kích bắt giữ các lãnh đạo của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), gồm Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint. Loạt xe bọc thép và binh lính Myanmar sau đó nhanh chóng được triển khai tới các thành thành phố lớn và lực lượng quân đội không gặp phải cuộc biểu tình đường phố nào.
Một nhóm cư dân ở Mandalay, Myanmar, xuống đường hô khẩu hiệu và giơ biểu ngữ phản đối đảo chính quân sự hôm nay. Video: YouTube/ Myanmar Now News.
Trước sức mạnh của quân đội, người dân Myanmar chọn các cách phản đối cuộc đảo chính như đăng ảnh lên mạng xã hội, đình công, hát vang các bài ca dân chủ và liên tục gõ xoong chảo, bấm còi xe.
Hành động của người dân ở thành phố Mandalay hôm nay đã đánh dấu cuộc biểu tình đường phố đầu tiên của Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính quân sự. Các chính quyền Myanmar trước đây từng dẹp mạnh tay các cuộc biểu tình tương tự.
Một nhóm cư dân ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai Myanmar, xuống đường hô khẩu hiệu và giơ biểu ngữ phản đối đảo chính quân sự hôm nay. Video: Facebook/ Democracy Vision.
Một cuộc nổi dậy quần chúng chống lại chế độ của tướng Ne Win năm 1988 đã bị quân đội đẩy lui. Một cuộc đảo chính khác vào tháng 9/1988 đã dẫn tới việc thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật Nhà nước (SLORC). Trong thời gian SLORC cầm quyền, hàng nghìn lãnh đạo dân sự, nhà hoạt động, nhà báo đã bị bỏ tù suốt nhiều thập kỷ.
Cuộc đảo chính hôm 1/2 diễn ra vài giờ trước cuộc họp đầu tiên của quốc hội mới Myanmar kể từ sau cuộc bầu cử tháng 11/2020, trong đó đảng NLD của bà Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo. Tuy nhiên, quân đội Myanmar cáo buộc đã xảy ra gian lận bầu cử, buộc họ phải quyết định "hành động theo luật pháp".
Mỹ, Anh, Liên Hợp Quốc và EU đã lên án cuộc đảo chính, kêu gọi quân đội Myanmar sớm trao trả quyền lực cho chính phủ dân sự. Trung Quốc trong khi đó kêu gọi cộng đồng quốc tế không "làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình Myanmar". Hãng thông tấn Xinhua của nước này lại gọi cuộc binh biến ở Myanmar là "cuộc cải tổ nội các lớn".
Thân tín của Aung San Suu Kyi bị bắt Win Htein, lãnh đạo cấp cao đảng NLD, trợ lý chủ chốt của Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, bị bắt rạng sáng nay. Kyi Toe, nhân viên báo chí của đảng cầm quyền Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Myanmar (NLD), hôm nay đăng trên Facebook thông báo lãnh đạo đảng Win Htein đã "bị bắt lúc nửa...